Tuần 12. Hạnh phúc của một tang gia

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thích | Ngày 10/05/2019 | 18

Chia sẻ tài liệu: Tuần 12. Hạnh phúc của một tang gia thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

ĐỌC VĂN 11



Hạnh phúc của một tang gia.
Trích: Số đỏ - Vũ Trọng Phụng
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giup HS:
1-Về kiến thức:
a. Bộ môn :
- Bộ mặt thật của xã hội tư sản thành thị lố lăng , kệch cỡm . - Thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khoác áo văn minh “Âu hóa”nhưng thực chất hết sức giả dối , đồi bại và nỗi xót xa kín đáo của TG trước sự băng hoại đạo đức con người .
- Bút pháp trào phúng đặc sắc : tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước , xây dựng chân dung biếm họa sắc sảo , giọng điệu châm biếm .

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
1.Về kiến thức:
a. Bộ môn :
b. GD môi trường :
- Bằng bút pháp trào phúng bậc thầy , TG đã tái hiện một cách sinh động môi trường xã hội thựơng lưu thành thị hết sức lố lăng , đồi bại trong những năm trước CM8/1945 .
- Phê phán xả hội ấy Tg kín đáo gởi gắm ước mơ về một môi trường xã hội lành mạnh , ở đó các giá trị văn hóa , những chuẩn mực đạo đức được tôn trọng .
2.Về kĩ năng:. Đọc hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng,
3.Về thái độ: Có ý thức về lối sống lành mạnh; biết phê phán, lên án những lối sống lai căng, đồi bại , biết căm ghét những kẻ cơ hội…
3 - Doạn trích
BỐ CỤC BÀI DẠY
I. TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Tác giả
2. Tiểu thuyết
Số Đỏ
1. Ý nghĩa nhan đề
2. Những chân dung biếm họa
3.Cảnh đám ma gương mẫu.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:bút danh Thiên Hư
- Vũ Trọng Phụng quê ở làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên. Nhưng sinh ra và sống tại Hà Nội.
Học hết tiểu học rồi đi làm kiếm sống. Sau chuyển sang viết báo, viết văn và sống chật vật bằng nghề đó
Do lao lực ông mất năm 27 tuổi
Cuộc đời ngắn ngủi, nghèo túng, bệnh tật.
Vũ Trọng Phụng
(1912 – 1939)
Trình bày những nét chính về cuộc đời nhà văn Vũ Trọng Phụng?
Truyện ngắn, kịch nói, dịch thuật, phê bình văn học, bình luận thời sự chính trị.
Đặc biệt thành công ở hai thể loại:
Phóng sự
Tiểu thuyết
Cạm bẫy người (1933)
Kĩ nghệ lấy Tây (1934)
Cơm thầy cơm cô (1936)
Số đỏ (1936)
Giông tố (1936)
Trúng số độc đắc (1938) …
Niềm căm phẫn mãnh liệt vào xã hội đen tối, thối nát đương thời (xã hội “khốn nạn”, “chó đểu”)
b, Sự nghiệp văn học:
Ông viết sớm, viết nhiều và mau chóng nổi tiếng bởi :
Ông là một nhà văn hiện thực lớn, có nhiều đóng góp đáng kể vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại
I. 1. Tác giả
2.Tiểu thuyết Số đỏ
- Tóm tắt tác phẩm “Số đỏ”.
I. TÌM HIỂU CHUNG
Xuân tóc đỏ
(mồ côi, vô học) sống bằng nhiều nghề
Me Tây dâm đãng (phó Đoan)
Làm ở tiệm may Âu hóa
Vợ chồng Văn Minh và những người trong gia đình, ….
Đốc tờ Xuân
Nhà cải cách xã hội
Giáo sư quần vợt
Anh hùng cức quốc
Chấn hưng phật giáo
Số đỏ
Xuân tóc đỏ
Vô học
Vô lại
Tinh quái
Hạ lưu vỉa hè
Phó Đoan
Giáo sư qu?n v?t
Ông Văn Minh
& Âu hoá
Nhà cải cách XH
Cố Hồng
Cố Tổ
Doctor
Thi sĩ
Cố vấn báo Gõ mõ
Anh hùng cứu quốc
I. 2. Tiểu thuyết Số đỏ
5p
- Giá trị nội dung: Nhà văn đã vạch trần, tố cáo xã hội tư sản thành thị Việt Nam đầy dẫy bất công, thối nát, lừa bịp; lật trái những phong trào vui vẻ trẻ trung, Âu hoá do thực dân Pháp khởi xướng.
- Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật trào phúng đặc sắc, mỗi chương là một màn hài kịch, mỗi nhân vật là một chân dung biếm họa xuất sắc.
I. 2. Tiểu thuyết Số đỏ
nêu ngắn gọn giá trị nội dung, nghệ thuật của tiểu thuyết số đỏ?
3. Đoạn trích
a.Xuất xứ -Vị trí:
Đăng ở Hà Nội báo từ năm 1936, in thành sách 1938. trích toàn bộ chương XV của tiểu thuyết Số đỏ.
b.Tóm tắt :

Đoạn trích có chủ đề gì?
Xác định bố cục của đoạn trích?
Cụ tổ bị ốm nặng, cả đám con cháu mong cụ chết sớm.
Chỉ vì một câu nói của Xuân tố cáo trước mặt mọi người và
cụ tổ rằng: Ông Phán - chồng cô Hoàng Hôn, cháu rể cụ
cố tổ là một người chồng mọc sừng -> cụ tổ đã uất quá -> chết.
Cả gia đình nháo nhào lên chuẩn bị cho một đám ma chu đáo
nhất -> cảnh đám ma to nhất, một đám ma gương mẫu.
c. Bố cục:
-P1: Niềm vui và hạnh phúc của mọi người khi cụ cố tổ qua đời.
P2: Cảnh đám tang gương mẫu và cảnh hạ huyệt.
II.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Ý nghĩa nhan đề :
Câu hỏi: Nhan đề đoạn trích thể hiện mâu thuẫn gì?

-Mâu thuẫn trào phúng biểu hiện ở nhan đề:
Hạnh phúc của một tang gia
Trạng thái sung sướng vì đạt được ý nguyện.
Nhà có tang.
Mang tính chất mâu thuẫn, bi hài.
 Nhan đề gợi ra một sự mâu thuẫn: trái với đạo lý dân tộc, tất cả người trong tang gia đều vui mừng, sung sướng.

- Nhan đề phản ánh rất đúng sự thật hài hước, mỉa mai: con cháu trong gia đình cụ cố tổ thật sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ chết
II. 1. Ý nghĩa nhan đề :
II.2. Hạnh phúc của những người trong tang gia:


Câu hỏi thảo luận: Tìm những chi tiết miêu tảvề các thành
viên trong gia đình cụ cố Hồng, nhận xét vẻ bề ngoài với những
tâm trạng và hành động như thế nào? Thực chất tâm trạng
bên trong là gì? Bộc lộ bản chất của hạng người như thế nào?

*Nhóm 1:
Cụ cố Hồng?
*Nhóm 4:
Cậu tú Tân?
*Nhóm 2:
Văn Minh Chồng?
*Nhóm 5:
Cô Tuyết?
*Nhóm 6:
Ông Phán
mọc sừng?
*Nhóm 3:
Văn Minh vợ?
II.2. a. Hạnh phúc của đám con cháu:
“Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”
Niềm vui tràn ngập, hạnh phúc chung của đám con cháu là
bản di chúc chia gia tài của cụ sẽ được thực thi. Tuy nhiên, tác giả lại diễn tả niềm vui, hạnh phúc ấy một cách cụ thể không ai giống ai.
Háo danh đến quái gở.
Giả dối, bất nhân.
*Văn Minh chồng
Thực chất: Vui vì gia
tài khổng lồ sắp được
chia; .Suy nghĩ tìm cách
xử trí với Xuân Tóc Đỏ.
Bề ngoài: băn
khoăn, phân vân,
vò đầu, bứt tóc,
mặt đăm đăm,
chiêu chiêu..
*Văn Minh vợ
Bề ngoài:
sốt ruột, bối rối
Thực chất: mừng rỡ

cã dÞp ®­îc l¨ng xª c¸c
trang phôc cña tiÖm may
©u ho¸, mÆc ®å x« gai
t©n thêi.
Chạy theo lối sống văn minh rởm, lố lăng.
Bỉ ổi, vô liêm sỉ.
*Cậu tú Tân
Thực chất: Sướng điên
lên vì sắp được trổ tài
chụp ảnh
Bề ngoài: Sốt ruột,
điên người lên
Hư hỏng, lố lăng, kệch cỡm.
* Cô Tuyết
Thực chất:
Mong chờ Xuân.
Bề ngoài: . Mặc y
phục Ngây thơ;
. Dau khổ, buồn.
Vô liêm sỉ, giả tạo.
*Ông Phán
mọc sừng
Thực chất: . Sung sướng,
tự hào vì cái sừng vô hình.
. Chuẩn bị tiền để cảm ơn
Xuân (trù tính với Xuân một
cuộc doanh thương).
Mọc sừng:
có vợ ngoại tình
->nhục nhã

đám con cháu
bất nhân, bất nghĩa
Tóm lại:
2 a/Những thành viên trong gia đình cụ cố Hồng
Trước cái chết của cụ Tổ
Nghệ thuật đối lập ?
để v¹ch trÇn b¶n chÊt xÊu xa, bØ æi cña
nh÷ng h¹ng ng­êi v× ®ång tiÒn, danh vọng
chµ ®¹p lªn ®¹o lý cña d©n téc.
Em có nhận xét gì về không khí gia đình này?
*Tiểu kết:
-Không khí của một gia đình có đại tang như một ngày hội lớn. Hoà trong niềm vui chung, mỗi người có một niềm vui riêng gắn với từng tính cách của họ, trong mỗi người đều hàm chứa một mâu thuẫn trào phúng riêng.
Hạnh phúc của tang gia ấy chứng tỏ
đây là những con người như thế nào?
-Vũ Trọng Phụng đã lật tẩy tính bất hiếu của một gia đình tư sản  tố cáo xã hội đương thời xấu xa, phi nhân bản, chà đạp lên giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích này?
-Nghệ thuật trào phúng:
+Tạo tình huống trào phúng
+Dựng chân dung trào phúng với các
mâu thuẫn trào phúng
b. Ngoài xã hội:
- Hai viên cảnh sát MIN ĐƠ, MIN TOA
Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn như nhà buôn vỡ nợ thì được có đám thuê nên “sung sướng cực điểm”
-Xã hội trưởng giả bè bạn cụ cố Hồng
Bạn của Tuyết, Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan, những giai thanh gái lịch
được dịp “chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau…”
Bạn của cụ cố Hồng đến đưa đám ma với ngực “đầy những huy chương…”
với bộ râu “hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen, hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn”…
Hầu hết đến để gặp nhau vui vẻ, để khoe tài, khoe đức (giả), khoe của, khoe râu…chứ không phải vì tiếc thương hay chia buồn thật.
- Sư cụ Tăng Phú
Sung sướng vênh váo, ngồi trên một chiếc xe vì đã “đánh đổ đượng Hội Phật giáo, và như thế là cuộc đắc thắng đầu tiên của báo Gõ Mõ ”
- Xuân tóc Đỏ
Đến đưa đám với sự cố ý đến chậm, bằng 2 vòng hoa đồ sộ, 6 chiếc xe có cắm lọng,… hắn đã làm cho Tuyết “liếc mắt đưa tình cho nó để tỏ ý cám ơn”, làm cho cụ bà sung sướng thốt lên: “Ông Đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp phúng viếng đến thế, và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả”.
Xuân- nhân vật có số đỏ trong suốt tác phẩm.
Lần này Xuân cũng “đỏ” vì có cơ hội ra vẻ ta đây...
3. Cảnh “đám ma gương mẫu”:
- Bề ngoài thật long trọng, “gương mẫu”(dc- tr.127) thực chất như đám rước, tổ chức theo lối “hổ lốn”.
- Đỉnh điểm của sự giả dối diễn ra lúc hạ huyệt khi cậu Tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh, con cháu tự nguyện trở thành những diễn viên đại tài và nhất là màn kịch siêu hạng của ông Phán mọc sừng .
=>Đám tang diễn ra như tấn đại hài kịch, lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ngày trước.
III.TỔNG KẾT (Ghi nhớ-SGK)
1.CHỦ ĐỀ:
Châm biếm, lên án mạnh mẽ xã hội tư sản thành thị giả dối, đồi bại qua một đám tang.
2.NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC
- Tạo tình huống trào phúng cơ bản rồi mở rộng ra những tình huống khác .
- Phát hiện những chi tiết đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong một một con người , sự vật , sự việc .
- Các biện pháp: cường điệu, nói ngược, nói mỉa…sử dụng một cách đan xen linh hoạt .
- Miêu tả biến hóa linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết ,nói trúng nét riêng của từng nhân vật .
*Củng cố:
-Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” ?
*Luyện tập :
- Nhận xét về Số đỏ có người cho rằng trong tác phẩm có “nụ cười vừa thông minh , sắc sảo vừa đầy khinh bỉ của nhà văn đối với một tầng lớp xã hội nhố nhăng , lố bịch …” Tìm trong đoạn trích những chi tiết chứng minh cho nhận định trên .
CHUẨN BỊ BÀI MỚI:
-Đọc-hiểu và soạn bài :PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
- Sưu tầm báo: bản tin, phóng sự.
- HS có thể tìm báo : Báo Tiền Phong, báo Thanh niên, báo Nhân dân….
- Tìm hiểu chức năng , thể loại ,đặc trưng của báo chí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thích
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)