Tuần 12. Đọc thêm: Dọn về làng

Chia sẻ bởi nguyễn nam nữ | Ngày 09/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Tuần 12. Đọc thêm: Dọn về làng thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ
CÙNG CÁC BẠN
ĐẾN VỚI BÀI
THUYẾT TRÌNH
CỦA NHÓM 3
DỌN VỀ LÀNG
Nông Quốc Chấn
Tìm hiểu chung
Tác giả.
Tác phẩm.
NÔNG QUỐC CHẤN
Nông Quốc Chấn (1923 – 2002), tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh. Ông là người dân tộc Tày quê ở tỉnh Bắc Cạn.
Ông tham gia cách mạng từ trước Cách mạng Tháng 8 và từ đó sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu.
Ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên mang “hơi thở núi rừng Việt Bắc” vào thơ ca. Ông được xem là cánh chim đầu đàn của những người cầm bút của dân tộc thiểu số.
Năm 2000, ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.
Một số tác phẩm tiêu biểu
Thơ tiếng ca người Việt Bắc (1959)
Đèo gió (1968)
Suối và biển (1984)
Việt Bắc đánh giặc
Tiếng lượn cần Việt Bắc
Dọn về làng (Tọn mà bảng) (1950)


-
DỌN VỀ LÀNG
Kháng chiến biên giới chống TD Pháp kết thúc thắng lợi, hòa vào niềm vui hân hoan của bà con miền núi và đồng bào cả nước, Nông Quốc Chấn đã sáng tác bài thơ “Dọn về làng” (1950)
Viết về quê hương tác giả trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đau thương mà anh dũng.
Bài thơ được trao giải nhì tại Đại hội liên hoan Thanh niên sinh viên thế giới tại Béc-lin
Bố Cục : 2 phần
Phần 1 (khổ 1, 5, 6): niềm vui của nhân dân Cao – Bắc – Lạng trong thời bình.
Phần 2 (khổ 2, 3, 4): Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc.
Đọc hiểu văn bản
Bức tranh đau thương của nhân dân Cao Bắc Lạng – Tội ác của TD Pháp.
Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng
Nghệ Thuật đặc sắc của bài thơ
Nội dung của bài thơ
Bức tranh đau thương của nhân dân Cao Bắc Lạng – Tội ác của TD Pháp.
- Quá khứ đau thương và gian khổ của nhân dân được tác giả miêu tả như một tiếng kêu không màu của sự gian khổ ( Thiên tai và Địch họa)
“Mấy năm”: Thời gian kéo dài.
Quên tết…quên rằm…
Chạy hết núi khe, cay đắng…
Lán sụp; nát cửa;vắt bám.
Mẹ địu em chạy; con sau lưng ,tay vắt bù; vai đầy vai nải…

Tội ác của giặc Pháp:
- Lán đốt trơ trụi; súng nổ; Tây lùng.
- Áo quần bị vơ vét.
- Cha bị bắt, bị đánh chết.
- Chôn cất cha bằng khăncủa mẹ, liệm bằng áo của con.
- Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt.
=> Gây ra biết bao tai họa cho dân ta, bóc lột dân ta tàn bạo.
- Từ những sự đau thương đến tột cùng: mất nhà cửa, mất người thân, mất đi sự tự do, tác giả đã lập nên lời thề khắc sâu lòng căm thù giặc:

“Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn
Băm xương thịt mày, tao mới hả!”

=> một sức mạnh tinh thần to lớn
Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng
Niềm vui chiến thắng được tác giả thể hiện như một thước phim đầy màu sắc. Nghe được tiếng cười vang, tiếng ô tô, tiếng của con trẻ ríu rít tới trường => Cảnh sống bình yên.
Từ ngữ: Cười vang, xuống lán, người nói cỏ lay, ô tô kêu ngoài đường cái, ríu rít tiếng cười con trẻ…→ Diễn tả cảm xúc vui mừng hân hoan khi cuộc sống trở lại thanh bình.
Câu thơ:” Mẹ Cao Lạng hoàn toàn giải phóng -đuổi hết nó con sẽ về trông mẹ” điều đó nói lên sự hứa hẹn với người mẹ khi đất nước hòa bình và hi vọng về một tương lai.
Nghệ thuật
* Cấu trúc được chia thành 2 phần đối lập, hiện tại - quá khứ - hiện tại.
phần 1: nói về QUÁ KHỨ đau thương.
Phần 2: nói về hòa bình HIỆN TẠI.
=> một cấu trúc quen thuộc đối với dòng thơ ca cách mạng, đối lập mà liên quan đến nhau. Tạo sự chặt chẽ trong lời thơ của ông.
* Ngôn ngữ
sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc và gần gũi.
Từ ngữ giản dị, mang đậm tính dân tộc, thiên về ví von; cụ thể mà khái quát.
Nội dung
- Đây là bài thơ hay về nhân dân miền núi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Khắc họa hình ảnh những con người phải chịu những nổi đau mất mát trong chiến tranh và niềm vui hân hoan khi quê được giải phóng.
CÁM ƠN CÔ
VÀ CÁC BẠN
ĐÃ THEO DÕI
Danh sách tổ
Cao Thành Đô
Nguyễn Hoài Hưng
Dương Minh Trường
Lê Yến Nhi
Thái Tr. Châu Niê
Nguyễn T. Ngọc Tuyền
Dương Thảo My
Cao T. Mai Trâm
Nguyễn H. Linh Đan
Nguyễn Phước Bình
Nguyễn Q. Thuận Phát
Trần Thanh Tuấn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn nam nữ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)