Tuần 12. Đọc thêm: Đò Lèn

Chia sẻ bởi Đào Minh Trung | Ngày 09/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Tuần 12. Đọc thêm: Đò Lèn thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Đò Lèn
Tiết :
(Nguyễn Duy )
I./Tiểu dẫn :
Đò Lèn ( Nguyễn Duy )
1. T¸cgi¶ :
Tên khai sinh : Nguyễn Duy Nhuệ
Sớm mồ côi mẹ, sống với bà Ngoại.
- Sinh năm : 1948.
- Nội dung :
- Nghệ thuật :
I.Tiểu dẫn :
2. Bµi th¬ “ §ß LÌn”:
a.Xuất xứ :
- Giải thích từ khó:
Đò Lèn ( Nguyễn Duy )
b. Đọc giải thích từ khó :
- Bài thơ được viết năm 1983. Trong một dịp nhà thơ trở về thăm quê hương, bài thơ được rút từ tập thơ "ánh Trăng"
- Đọc: Giọng đọc tha thiết trầm lắng.
I.Tiểu dẫn :
2. Bµi th¬ “ §ß lÌn”
Đò Lèn ( Nguyễn Duy )
c.Bố cục :
Bài thơ chia làm 2 phần:
- 5 khổ thơ đầu: Người cháu nhớ lại hình ảnh lam lũ, tần tảo giữa cuộc sống thường nhật của người bà bên cạnh sự vô tư đến vô tâm của mình.
- Khổ cuối : Sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật đơn giản nghiệt ngã của cõi đời, càng đau đớn, nối tiếc xót xa.
a.Xuất xứ :
b. Đọc giải thích từ khó :
Đò Lèn ( Nguyễn Duy )
II.Đọc hiểu chi tiết :
Thảo luận nhóm : chia 6 nhóm ,thời gian 7 phút
Câu hỏi
Câu 2: (Nhóm 3,4)
Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào?
Câu 1: (Nhóm 1,2)
Trong bài thơ cái tôi của tác giả được tái hiện như thế nào? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ.
Câu 3: ( Nhóm 5,6)
Cách thể hiện tình thương bà có gì đặc biệt? So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả. Cùng viết về một đề tài: Bếp Lửa - Bằng Việt và Nguyễn Duy - Đò Lèn.
Đò Lèn ( Nguyễn Duy )
Câu1 :

Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
Mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Đò Lèn ( Nguyễn Duy )
a. Hình ảnh cậu bé Duy thuở nhỏ :
-Câu cá Cống Na.
Níu váy bà đi chợ Bình Lâm.
Bắt chim sẻ vành tai tượng Phật.
Hái trộm nhãn chùa Trần.
Chơi đền cây Thị.
Xem lễ hội đền Sòng.
Hình ảnh cậu bé tinh nghịch vô tư, sống giữa đất trời quê ngoại dân dã với kỷ niệm vui buồn đan xen, đặc biệt gắn liền với hình ảnh bà Ngoại.
*ấn tượng về tuổi thơ :
Khói Trầm thơm
Điệu hát văn
Mùi Huệ trắng
Bóng Cô Đồng
ấn tượng về cuộc sống làng quê bình yên vừa có cái riêng tư vừa gần gũi.
Với lối kể chân thực, cụ thể như lời ăn tiếng nói hàng ngày thể hiện vẻ đẹp, tính cách ngây thơ trẻ nhỏ, ký ức không phai mờ trong tâm trí nhà thơ.
Đò Lèn ( Nguyễn Duy )
b.Nét quen thuộc và mới mẻ trong cái nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ:
*Nét quen thuộc :
Hình ảnh cậu bé Duy thuở nhỏ
như bao cậu bé khác.
*Nét độc đáo:
Nhà thơ nhìn về quá khứ khi mình đã trưởng thành, có sự trải nghiệm trước cuộc sống và đặc biệt gắn liền với hình ảnh bà Ngoại.
Đò Lèn ( Nguyễn Duy )
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Bom Mĩ giội ,nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay ,bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư- thực
giữa bà tôi và tiên,Phật ,thánh,thần
cái năm đói,củ Dong Riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm
Câu 2 :
Đò Lèn ( Nguyễn Duy )
a.Kí ức về bà :
- Mò cua xúc tép Đồng Quan
Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Giao trong đêm đông giá buốt
- Bữa ăn: dong riềng luộc sượng-> Bữa ăn đạm bạc, đói khổ.
Thập thững : từ tượng hình, từ dân dã diễn tả bước chân khó nhọc,
không chắc chắn tự chủ người đi.
- Trước sự tàn phá khốc liệt chiến tranh: bà bán trứng ở ga Lèn -> Kiên cường nghị lực phi thường trong mưa bom bão đạn.
* Với cách sử dụng từ ngữ giản dị, gợi cảm,giầu hình ảnh - bà Ngoại hiện về trong tâm trí nhà thơ vừa đảm đang tần tảo lam lũ kiếm sống, kiên cường nghị lực vươn lên trong chiến tranh, hình ảnh bà vừa giản dị vừa vĩ đại giữa đời thường.
cuộc đời lam lũ tần tảo, lần mò kiếm ăn
- Buôn bán:
Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam
Đò Lèn ( Nguyễn Duy )
b.Tình cảm nhà thơ.
- đâu biết :Vô tâm,chưa thấu hiểu được nỗi vất vả của bà.
-Trong suốt :Nhận thức thơ ngây trong trẻo của trẻ nhỏ.
- Hai bờ hư: Thế giới của tiên,Phật,thánh, thần, thế giới của huyền thoại cổ tích.
-Thực: Cuộc sống lam lũ vất vả của bà. yêu bà song không nhận ra nỗi vất vả của bà nên thành vô tâm.
*Với nghệ thuật đối lập giọng thơ trầm lắng thể hiện niềm thương cảm xót xa đồng thời thể hiện thái độ kính trọng biết ơn bà sâu sắc.
Đò Lèn ( Nguyễn Duy )
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
Câu 3 :
Đò Lèn ( Nguyễn Duy )
Tình thương bà nhà thơ khi đã trưởng thành trải qua cuộc đời
người lính.
- Cảnh vật thiên nhiên: dòng sông: bên lở, bên bồi.
không thay đổi vẫn diễn ra theo quy luật.
-Khi nhà thơ biết thương bà - bà không còn nữa.
Quy luật nghiệt ngã của đời người, nhà thơ đã thức tỉnh, tất cả đã muộn, một nỗi buồn nuối tiếc xót xa.
*Đó là sự thật đắng cay phải trả giá cho những ảo tưởng lầm lỗi một thời, nhưng đồng thời đánh dấu bước trưởng thành người cháu, cảm thương bà cũng là thương mến quê hương.
Đò Lèn ( Nguyễn Duy )
III./ Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
+ Hình ảnh : giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường: mò cua xúc tép, thập thững.
+ Chất hóm hỉnh dân gian : rủ nhau, bay tuốt
2. Nội dung :
Từ tình yêu thương bà sâu sắc thể hiện chiêm nghiệm nhà thơ trước cuộc đời: tình yêu quê hương sống có trách nhiệm (cái giá phải trả cho những ảo tưởng lầm lẫn một thời - sống trước hiện tại bằng cả ý thức về quá khứ và tương lai.)
Đò Lèn ( Nguyễn Duy )
LUYệN Tập : (Học sinh thảo luận theo bàn )
So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả: Nguyễn Duy - Đò Lèn với Bằng Việt - Bếp Lửa.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm .
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm ...
...Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa...
...Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen....
...Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm...
...ôi kì lạ và thiêng liêng -bếp lửa!
......
Đò Lèn -Nguyễn Duy
Bếp Lửa- Bằng Việt

...Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo,Đồng Giao thập thững

những đêm hàn......
Gợi ý :
* Bằng Việt khi nhớ về bà, thấu hiểu công lao vất vả của bà gắn với hình ảnh "Bếp lửa", hình ảnh xuyên suốt bài thơ, nhắc lại nhiều lần. Thể hiện qua chất mực thước trang trọng.
Nguyễn Duy khi trưởng thành nhớ về bà gắn với hình ảnh: mò cua xúc tép, gánh hàng rong...là hình ảnh quen thuộc trong công việc thường nhật. Tâm trạng nuối tiếc xót xa muộn màng của ngưòi cháu yêu thể hiện qua nét hóm hỉnh dân dã.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Minh Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)