Tuần 12. Đọc thêm: Đò Lèn

Chia sẻ bởi Lê Thị Tố Uyên | Ngày 09/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Tuần 12. Đọc thêm: Đò Lèn thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

- Nguyễn Duy -
Đò Lèn
I. Tiểu dẫn
II. Đọc – hiểu văn bản
2. Sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật
của cuộc đời.
III. Tổng kết.
Đò Lèn
- Nguyễn Duy -
1. Kí ức tuổi thơ.
Đò Lèn
- Tên khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ
Sinh năm: 1948.
Quê: Thanh Hóa
- Nguyễn Duy -
Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
Xuất thân:
+ Gia đình nông dân nghèo.
+ Sớm mồ côi mẹ, sống với bà ngoại
Vị trí: ông là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
Đò Lèn
- Nguyễn Duy -
Phong cách thơ:
+ Thơ ND là sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc.
+ Nhiều bài là tiếng nói khẳng khái, bộc trực, đầy ngang tàng mà trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm và mang tinh thần công dân sâu sắc.
- ND là một trong số ít các nhà thơ đã góp phần làm mới thể thơ lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại.
Ông được coi là một Nguyễn Huy Thiệp trong lãnh vực thơ ca
(theo Nguyễn Hưng Quốc)

Nhận xét của Trịnh Công Sơn : "Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, còn thơ Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó..."

Đò Lèn
- Nguyễn Duy -
Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (5 khổ thơ đầu): hồi ức về người bà lam lũ tảo tần bên cạnh sự vô tâm của người cháu.
+ Phần 2 ( khổ cuối ) : sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật nghiệt ngã của cõi đời để càng xót xa, hối tiếc.
2.Bài thơ Đò Lèn
+ Đò Lèn là một địa danh nổi tiếng ở Thanh Hóa trong chiến tranh, quê ngoại của tác giả.
+ Bài thơ được viết vào tháng 9/1983 trong một dịp nhà thơ về thăm quê hương, được in trong tập thơ Ánh Trăng(1984)

Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Đò Lèn
- Nguyễn Duy -
II. Đọc- hiểu văn bản
1.Năm khổ thơ đầu : Kí ức tuổi thơ .
“ Thuở nhỏ” : chỉ mốc thời gian và chứa đựng, đong đầy nỗi ngậm ngùi.
Những kỉ niệm ùa về:
+ “ câu cá”, “ níu váy bà đi chợ “, “ bắt chim sẻ” , “ ăn trộm nhãn “, “ xem lễ đền Sòng “
+ Những trò chơi của cậu bé được liệt kê với mức độ dày đặc.
Cho ta hình dung về một chú bé tinh nghịch, hiếu động.
Ba trong Năm địa danh được nhắc đến là chùa, đền: Chùa Trần, đền Sòng, đền Cây Thị => Là nơi nhân vật “ tôi “ mải miết với những trò nghịch ngợm của mình, khám phá những điều kì thú.
- Những kỉ niệm sâu lắng: “ mùi hương trầm”, “ điệu hát văn “
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực

Giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần

Cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng

Cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm
Tôi đâu biết : lời tự trách đầy tiếc nuối, xót xa của người cháu khi trưởng thành.
Thao tác liệt kê: mò cua, xúc tép, gánh chè ->Gợi sự vất vả, cơ cực của bà.Những cơ cực đó lẽ ra không nên có ở những người bà đã đi qua bao nhọc nhằn trong cuộc sống, không nên có ở lứa tuổi lẽ ra phải được thảnh thơi vui vầy bên con cháu.
Các địa danh: Ba Trại, đồng Quan, Quán Cháo, Đồng Giao -> nơi in dấu chân bà ngoại => Không gian mở rộng, kéo dài theo hành trình lam lũ của bà đồng thời khơi thêm nỗi xót xa trong lòng cháu.
Thập thững : bước đi không vững chãi, thậm chí còn siêu vẹo của người mắt kém đang phải mang gánh nặng trên vai.
Những đêm hàn: vừa chỉ thời gian, vừa có giá trị mô tả KG, việc sử dụng từ của tác giả đã mang được cả cái buốt giá của sương đêm.
Những cơ cực của bóng dáng lầm lũi không được miêu tả chi tiết => hy sinh âm thầm của bà.
Tôi trong suốt: trong suốt là tính từ chỉ tính chật sự vật, hiện tượng nhưng đã được đưa vào câu thơ đảm nhiệm chức vụ của động từ tình thái.
Hình ảnh bà được đặt đối sánh, ngang hàng với tiên, Phật, thánh, thần thể hiện lòng ngưỡng mộ, tôn sùng của nhân vật tôi.
Sự đối lập giữa hai không gian:
+Hư: không gian tịnh tộ ( tiên, Phật, thánh, thần )
+Thực: không gian trần tục ( bà tôi, củ dong riềng )
- Nghe thơm: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( khứu giác sang thính giác ) đã nhấn mạnh sức ám ảnh của hương thơm quá khứ.
Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất

đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn
Hậu quả của chiến tranh: sự hoang tàn, đổ nát
nhà bà tôi bay mất, đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền.
Lời kể nhẹ nhàng
Bay: thực chất là tan ra, là đổ nát, bay còn gắn với cảm thức tiên, Phật.
Hình ảnh người bà: đi bán trứng ở ga Lèn trong mưa bom bão đạn
Hình ảnh người bà tảo tần để mưu sinh, kiên cường dẫu có khó khăn.

Thời gian trôi đi, khi đã trưởng thành, nhận ra những hi sinh lớn lao của bà, đã ý thức được tỉnh cảm, trách nhiệm của mình, cũng là lúc nhân vật trức tình mất bà mãi mãi.
Những thay đổi khi trở về quê hương:
+ Thiên nhiên : dòng sông bên lở, bên bồi.
+ Bà: chỉ còn là nấm cỏ
Hai câu thơ cuối gây xúc động trong lòng người đọc, gợi về quy luật trường tồn của thời gian và quy luật nghiệt ngã của đời người.
Đò Lèn
- Nguyễn Duy -
Vô tư
Vô tâm
Lúc trưởng thành
Ân hận muộn màng
Hình ảnh phong phú
Từ ngữ gợi cảm
hồn nhiên
Tuổi thơ
III. Tổng kết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Tố Uyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)