Tuần 11. Trả bài làm văn số 2
Chia sẻ bởi Hứa Dương Triều |
Ngày 09/05/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Trả bài làm văn số 2 thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
TIẾT 32 : TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2, RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 3
Đề:
Học sinh chọn 01 trong 02 đề sau:
1. Đề 1: Tưởng tượng mình là Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám,
kể lại những lần Cám đã hại Tấm.
2. Đề 2: Nhập vai Trọng Thuỷ trong truyền thuyết Truyện An Dương
Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, kể lại cuộc sống của mình khi làm
nội gián ở Âu Lạc.
I. Xác định yêu cầu của đề:
1. Dạng đề:
Văn tự sự - kể chuyện sáng tạo.
2. Nội dung trọng tâm:
a. Đề 1: Cám kể lại những lần đã hại Tấm.
b. Đề 2: Trọng Thuỷ kể lại cuộc sống của mình khi làm
nội gián ở Âu Lạc.
3. Phương thức biểu đạt:
Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
4. Phạm vi tư liệu: truyện cổ tích Tấm Cám, truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
II. Lập dàn ý :
1. Đề 1: Tưởng tượng mình là Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám,
kể lại những lần Cám đã hại Tấm.
a. Mở bài:
Giới thiệu câu chuyện Cám nhiều lần hãm hại Tấm.
(Gợi ý: Trong hoàn cảnh, không gian, thời gian nào Cám kể lại câu chuyện ?)
b.Thân bài:
Cám đã lần lượt hại Tấm.
- Giai đoạn đầu.
- Giai đoạn sau.
c. Kết bài:
Cảm nghĩ của Cám sau khi kể xong chuyện nhiều lần hại Tấm.
II. Lập dàn ý :
1. Đề 1:
2. Đề 2: Nhập vai Trọng Thuỷ trong truyền thuyết Truyện An Dương
Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, kể lại cuộc sống của mình khi làm
nội gián ở Âu Lạc.
a. Mở bài:
Giới thiệu câu chuyện về cuộc sống của Trọng Thuỷ khi làm nội gián ở Âu Lạc.
(Gợi ý: Trong hoàn cảnh, không gian, thời gian nào Trọng Thuỷ đã kể lại câu chuyện ?)
b.Thân bài:
Cuộc sống của Trọng Thuỷ sau khi đến Âu Lạc làm nội gián.
- Trước khi yêu Mị Châu thật lòng.
- Sau khi yêu Mị Châu thật lòng.
c. Kết bài:
Cảm nghĩ của Trọng Thuỷ sau khi kể xong câu chuyện.
III. Nhận xét bài làm học sinh
1. Về nội dung:
a. Ưu điểm:
- Học sinh kể được câu chuyện đúng theo yêu cầu của đề.
- Một số bài phát huy được trí tưởng tượng nhưng vẫn bám sát
vào văn bản gốc.
b. Khuyết điểm:
- Nhiều bài viết chưa kết hợp được phương thức miêu tả và biểu
cảm trong bài văn tự sự.
- Một số ít bài viết xác định sai ngôi kể hoặc lẫn lộn ngôi kể.
- Một vài bài viết có mở bài và kết bài chưa đúng với dàn ý chung của bài văn tự sự.
III. Nhận xét bài làm học sinh
1. Về nội dung:
2. Về hình thức:
a. Ưu điểm:
- Nhiều bài viết sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả.
- Đa số bài viết có kết cấu rõ ràng, mạch lạc.
b. Khuyết điểm:
- Còn một số bài viết sai chính tả, dùng từ sai, viết câu sai.
- Một số ít bài viết chữ khó đọc.
IV. Sửa lỗi:
1. Lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu:
“(…) sáng hôm sau mẹ tôi rạt nó đi dắt trâu đồng xa ở nhà tôi và mẹ thịch con cá bóng.
Sửa lỗi : “(…) Sáng hôm sau mẹ tôi gạt Tấm. Bà bảo chị dắt trâu đi ăn đồng xa. Ở nhà, tôi và mẹ làm thịt con cá bống.”
- “(…) Tối hôm đó ta về cung năn nĩ Mị Châu giúp đỡ nói giúp
dùm ta trước mặt vua Hùng, tha thứ cho ta và lấy cớ là đi lạc.”
Sửa lỗi: “(…) Tối hôm đó ta về cung nhờ Mị Châu nói giúp giùm
trước mặt vua An Dương Vương. Nàng xin vua cha tha thứ cho ta vì lấy cớ là đi lạc.”
“(…)Tôi đã đứng hình khi thấy vua đưa con Tấm về tôi sợ chết, sợ bị con Tấm trả thù.”
Sửa lỗi: “(…)Tôi đã rất lo khi thấy vua đưa chị Tấm về cung. Lúc ấy tôi sợ chết, sợ bị chị trả thù.”
2. Viết kết bài sai:
“(…) Hãy sống bằng tình yêu và sự vị tha bao dung để sống tốt đẹp hơn đây là điều em nhận được từ nhân vật Trọng Thuỷ nếu không có sự đó kị tham lam của cha chàng thì không gây ra nhiều đau khổ như vậy. Cuộc sống tốt đẹp tồn tại bằng tình thương và hạnh phúc.”
Sửa lỗi: “(…) Hãy sống bằng tình yêu và sự vị tha bao dung để ta tốt đẹp hơn. Đây là điều tôi nhận ra được từ câu chuyện của chính cuộc đời mình. Nếu không có sự đố kị tham lam của cha tôi thì không gây ra nhiều bi kịch đến như vậy. Vì thế đừng dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích. Hãy nhớ cuộc sống tốt đẹp tồn tại bằng tình thương và hạnh phúc.”
V. Thống kê điểm:
- Điểm 8,5: 1 bài; điểm 8: 5 bài.
- Điểm 7,5: 6 bài; điểm 7: 16 bài; điểm 6,5: 4 bài
- Điểm 6: 5 bài; điểm 5,5: 2 bài.
VI. Ra đề bài viết số 3 – Nghị luận xã hội, học sinh làm bài ở nhà.
Học sinh chọn 01 trong 02 đề sau:
- Đề 1: Suy nghĩ của anh/chị về hiện trạng ngày càng có nhiều học sinh có biểu hiện suy thoái về đạo đức trong nhà trường phổ thông hiện nay.
- Đề 2: Anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về “tính ích kỉ và lòng vị tha.”
Đề:
Học sinh chọn 01 trong 02 đề sau:
1. Đề 1: Tưởng tượng mình là Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám,
kể lại những lần Cám đã hại Tấm.
2. Đề 2: Nhập vai Trọng Thuỷ trong truyền thuyết Truyện An Dương
Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, kể lại cuộc sống của mình khi làm
nội gián ở Âu Lạc.
I. Xác định yêu cầu của đề:
1. Dạng đề:
Văn tự sự - kể chuyện sáng tạo.
2. Nội dung trọng tâm:
a. Đề 1: Cám kể lại những lần đã hại Tấm.
b. Đề 2: Trọng Thuỷ kể lại cuộc sống của mình khi làm
nội gián ở Âu Lạc.
3. Phương thức biểu đạt:
Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
4. Phạm vi tư liệu: truyện cổ tích Tấm Cám, truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
II. Lập dàn ý :
1. Đề 1: Tưởng tượng mình là Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám,
kể lại những lần Cám đã hại Tấm.
a. Mở bài:
Giới thiệu câu chuyện Cám nhiều lần hãm hại Tấm.
(Gợi ý: Trong hoàn cảnh, không gian, thời gian nào Cám kể lại câu chuyện ?)
b.Thân bài:
Cám đã lần lượt hại Tấm.
- Giai đoạn đầu.
- Giai đoạn sau.
c. Kết bài:
Cảm nghĩ của Cám sau khi kể xong chuyện nhiều lần hại Tấm.
II. Lập dàn ý :
1. Đề 1:
2. Đề 2: Nhập vai Trọng Thuỷ trong truyền thuyết Truyện An Dương
Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, kể lại cuộc sống của mình khi làm
nội gián ở Âu Lạc.
a. Mở bài:
Giới thiệu câu chuyện về cuộc sống của Trọng Thuỷ khi làm nội gián ở Âu Lạc.
(Gợi ý: Trong hoàn cảnh, không gian, thời gian nào Trọng Thuỷ đã kể lại câu chuyện ?)
b.Thân bài:
Cuộc sống của Trọng Thuỷ sau khi đến Âu Lạc làm nội gián.
- Trước khi yêu Mị Châu thật lòng.
- Sau khi yêu Mị Châu thật lòng.
c. Kết bài:
Cảm nghĩ của Trọng Thuỷ sau khi kể xong câu chuyện.
III. Nhận xét bài làm học sinh
1. Về nội dung:
a. Ưu điểm:
- Học sinh kể được câu chuyện đúng theo yêu cầu của đề.
- Một số bài phát huy được trí tưởng tượng nhưng vẫn bám sát
vào văn bản gốc.
b. Khuyết điểm:
- Nhiều bài viết chưa kết hợp được phương thức miêu tả và biểu
cảm trong bài văn tự sự.
- Một số ít bài viết xác định sai ngôi kể hoặc lẫn lộn ngôi kể.
- Một vài bài viết có mở bài và kết bài chưa đúng với dàn ý chung của bài văn tự sự.
III. Nhận xét bài làm học sinh
1. Về nội dung:
2. Về hình thức:
a. Ưu điểm:
- Nhiều bài viết sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả.
- Đa số bài viết có kết cấu rõ ràng, mạch lạc.
b. Khuyết điểm:
- Còn một số bài viết sai chính tả, dùng từ sai, viết câu sai.
- Một số ít bài viết chữ khó đọc.
IV. Sửa lỗi:
1. Lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu:
“(…) sáng hôm sau mẹ tôi rạt nó đi dắt trâu đồng xa ở nhà tôi và mẹ thịch con cá bóng.
Sửa lỗi : “(…) Sáng hôm sau mẹ tôi gạt Tấm. Bà bảo chị dắt trâu đi ăn đồng xa. Ở nhà, tôi và mẹ làm thịt con cá bống.”
- “(…) Tối hôm đó ta về cung năn nĩ Mị Châu giúp đỡ nói giúp
dùm ta trước mặt vua Hùng, tha thứ cho ta và lấy cớ là đi lạc.”
Sửa lỗi: “(…) Tối hôm đó ta về cung nhờ Mị Châu nói giúp giùm
trước mặt vua An Dương Vương. Nàng xin vua cha tha thứ cho ta vì lấy cớ là đi lạc.”
“(…)Tôi đã đứng hình khi thấy vua đưa con Tấm về tôi sợ chết, sợ bị con Tấm trả thù.”
Sửa lỗi: “(…)Tôi đã rất lo khi thấy vua đưa chị Tấm về cung. Lúc ấy tôi sợ chết, sợ bị chị trả thù.”
2. Viết kết bài sai:
“(…) Hãy sống bằng tình yêu và sự vị tha bao dung để sống tốt đẹp hơn đây là điều em nhận được từ nhân vật Trọng Thuỷ nếu không có sự đó kị tham lam của cha chàng thì không gây ra nhiều đau khổ như vậy. Cuộc sống tốt đẹp tồn tại bằng tình thương và hạnh phúc.”
Sửa lỗi: “(…) Hãy sống bằng tình yêu và sự vị tha bao dung để ta tốt đẹp hơn. Đây là điều tôi nhận ra được từ câu chuyện của chính cuộc đời mình. Nếu không có sự đố kị tham lam của cha tôi thì không gây ra nhiều bi kịch đến như vậy. Vì thế đừng dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích. Hãy nhớ cuộc sống tốt đẹp tồn tại bằng tình thương và hạnh phúc.”
V. Thống kê điểm:
- Điểm 8,5: 1 bài; điểm 8: 5 bài.
- Điểm 7,5: 6 bài; điểm 7: 16 bài; điểm 6,5: 4 bài
- Điểm 6: 5 bài; điểm 5,5: 2 bài.
VI. Ra đề bài viết số 3 – Nghị luận xã hội, học sinh làm bài ở nhà.
Học sinh chọn 01 trong 02 đề sau:
- Đề 1: Suy nghĩ của anh/chị về hiện trạng ngày càng có nhiều học sinh có biểu hiện suy thoái về đạo đức trong nhà trường phổ thông hiện nay.
- Đề 2: Anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về “tính ích kỉ và lòng vị tha.”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hứa Dương Triều
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)