Tuần 11. Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Hòa Bình | Ngày 09/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Thực hành một số phép tu từ ngữ âm thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 31:
Thực hành
một số phép tu từ ngữ âm


Người thực hiện: Huỳnh Thị Hoà Bình
Trường THPT Lạng Giang số 1 - BG


Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
I.Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu
*Quan sát, phân tích và trình bày kết quả hoạt động theo nhóm (4 phút chuẩn bị + 3 phút trình bày/nhóm)
Bài tập 1:
- Nhịp: Kết hợp vế câu dài (vế 1,2)=> Tạo nhịp điệu dàn trải với vế câu ngắn (vế 3)=> Tạo nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! (Hồ Chí Minh - TNĐL)

Âm: Âm cuối vế 1, 2, 3 = thanh B + âm tiết mở ; Âm cuối câu kết = thanh T+ âm tiết đóng;

=> Phối hợp linh hoạt nhịp điệu, âm thanh, kết hợp phép điệp ngữ và điệp cú pháp, đoạn văn mang âm hưởng hùng hồn, đanh thép vừa phù hợp mục đích tuyên ngôn, vừa thể hiện được sắc thái biểu cảm, tăng tính thuyết phục.
Bài tập 2:
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
( HCM - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
- Nhịp ngắn (4/2/4/2 - 3/2/3/2) lặp liên tiếp phối hợp nhịp dài => Khi khoan thai, khi dồn dập mạnh mẽ;
Âm: Phối hợp linh hoạt B -T; kết hợp điệp vần, lặp từ ngữ và lặp cấu trúc trong câu => ý văn và lời văn khoẻ khoắn, rắn rỏi.
=>Tạo sắc thái hùng hồn, thiêng liêng của lời kêu gọi.


Bài tập 3:
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu. (Thép Mới - Cây tre Việt Nam)

Nhịp : Phối hợp linh hoạt nhịp ngắn, dài trong câu và giữa các câu;
-Âm : Phối hợp giữa B - T, phối hợp giữa âm vực cao - thấp;
- Kết hợp phép nhân hoá + các động từ + lặp cú pháp...
=>Tạo tính nhạc trầm bổng du dương , đồng thời góp phần khẳng định sự khoẻ khoắn, ý chí kiên cường của con người Việt Nam (qua ý nghĩa biểu tượng cây tre).
Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
I.Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu
*Quan sát, phân tích và hoạt động nhóm...
*Kết luận : Nhịp điệu và âm hưởng được tạo ra do nhiều yếu tố: sự ngắt nhịp, phối thanh, các phép tu từ,...và có tác dụng rất lớn trong việc biểu đạt nội dung.
II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh
*Hoạt động nhóm theo bàn với BT1 và BT2 (4 phút chuẩn bị cho mỗi bài):
BT1:Phân tích tác dụng tạo hình tượng của việc điệp âm đầu trong câu thơ sau: Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
- Phân tích: sự lặp lại và phối hợp 4 phụ âm đầu " l" trong các tiếng lửa lựu lập loè + từ gợi hình => gợi trạng thái ẩn hiện trên một diện rộng của hoa lựu + gợi tính chất mềm mại của ánh lửa(màu đỏ), của cánh hoa...
BT2: Phân tích tác dụng của phép điệp vần trong các câu sau:
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải
Thằng bé lom khom nghé hát chèo
(Nguyễn Khuyến - Hội Tây)
- Phân tích: điệp phần vần trong cụm từ tênh nghếch và lom khom + nghệ thuật đối => Gợi tả bức tranh hài sinh động: bà quan say sưa chú mục đến mức hớ hênh lộ liễu, thằng bé cố ghé mắt qua kẽ hở của những kẻ đứng xem .Đó là sự nhục nhã của sự mất nước, cũng là nét trào phúng thâm thuý sâu cay...
Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
I.Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu
II.Điệp âm, điệp vần, điệp thanh
*Kết luận: Âm, vần, thanh điệu là các bộ phận của âm tiết được lặp lại một cách chủ ý và phối hợp với nhau nhằm phục vụ cho việc biểu đạt nội dung.
Củng cố: Tìm từ phù hợp và điền nhanh vào chỗ trống:
1.Nhịp điệu và âm hưởng được tạo nên do nhiều yếu tố:...
2.Điệp âm, điệp vần, điệp thanh là các phép tu từ thường được dùng trong ........, còn trong ............... thì ít dùng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Hòa Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)