Tuần 11. Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
Chia sẻ bởi Bùi Ly |
Ngày 09/05/2019 |
39
Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Thực hành một số phép tu từ ngữ âm thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Tiết 31: Ti?ng Vi?t
Thực hành
một số phép tu từ ngữ âm
I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu:
1. Bài tập 1:
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay,/ một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít hơn 80 năm nay,/ dân tộc đó phải được tự do!/ Dân tộc đó phải được độc lập!/
( Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
Về nhịp điệu:
+ Hai vế đầu dài, dàn trải ( 17 âm tiết: 1 vế) -> cuộc đấu tranh
trường kì của dân tộc
+ Hai vế sau: ngắn, dồn dập ( 7 âm tiết ) -> khẳng định hùng
hồn độc lập dân tộc.
Về phối hợp thanh, âm điệu:
+ Câu 1: tiếng cuối vế 1, 2, 3: thanh bằng, âm tiết: nay, nay, do
( âm mở )
+ Câu 2: tiếng cuối: thanh trắc, âm tiết: lập (âm đóng )
-> âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát -> khẳng định độc lập.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít hơn 80 năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
( Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
1. Bài tập 1:
Phép điệp ngữ: một dân tộc đã gan góc (2 lần), dân tộc đó phải
được …( 2 lần )
Lặp cú pháp :
+ Hai vế đầu dài, kết cấu giống nhau.
+ Hai vế sau ngắn, kết cấu giống nhau.
Sự phối hợp tạo ra âm hưởng hùng hồn, đanh thép cho lời
tuyên ngôn -> Sức truyền cảm mạnh mẽ
2.Bài tập 2:
" Bất kì đàn ông,/ đàn bà,/ bất kì người già,/ người trẻ, không chia tôn giáo,/ đảng phái,/ dân tộc,/ hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc./ Ai có súng dùng súng./ Ai có gươm dùng gươm,/ không có gươm thì dùng cuốc,/ thuổng,/ gậy gộc./ Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước./"
( H? Chớ Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
- V? nh?p: Nhịp ngắn (4/2/4/2 - 3/2/3/2) lặp liên tiếp phối hợp nhịp dài => Khi khoan thai, khi dồn dập mạnh mẽ.
Âm: Phối hợp linh hoạt B -T kết hợp điệp vần ( b - gi), lặp từ ngữ ( sỳng, guom), lặp cấu trúc trong câu, phộp d?i
-> ý văn và lời văn khoẻ khoắn, rắn rỏi.
=>Tạo sắc thái hùng hồn, thiêng liêng của lời kêu gọi.
3. Bài tập 3:
Gậy tre,/ chông tre chống lại sắt thép của quân thù./ Tre xung phong vào xe tăng,/ đại bác./ Tre giữ làng,/ giữ nước,/ giữ mái nhà tranh,/ giữ đồng lúa chín./ Tre hi sinh để bảo vệ con người./ Tre,/ anh hùng lao động./ Tre,/ anh hùng chiến đấu./ (Thép Mới - Cây tre Việt Nam)
Nhịp : Phối hợp linh hoạt nhịp ngắn, dài trong câu và giữa các câu
-> li?t kờ nh?ng chi?n cụng c?a tre.
+ Hai cõu cu?i ng?t nh?p gi?a ch? ng? - v? ng? ( khụng dựng l)
-> õm hu?ng m?nh m?, d?t khoỏt
- Âm : Phối hợp giữa B - T, phối hợp giữa âm vực cao - thấp.
- Kết hợp phép nhân hoá + các động từ + lặp cú pháp...
=>Tạo nhạc di?u trầm bổng du dương , đồng thời góp phần khẳng định sự khoẻ khoắn, ý chí kiên cường của con người Việt Nam (qua ý nghĩa biểu tượng cây tre).
Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
I.Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu
*Kết luận : Nhịp điệu và âm hưởng được tạo ra do nhiều yếu tố: sự ngắt nhịp, phối thanh, s? ho ph?i ng? õm k?t h?p v?i các phép tu từ t? v?ng, cỳ phỏp, có tác dụng rất lớn trong việc biểu đạt nội dung.
II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh.
a, Du?i trang quyờn dó g?i hố
D?u tu?ng l?a l?u l?p loố dom bụng
( Nguy?n Du, Truy?n Ki?u)
- Phụ âm đầu " l" l?p 4 l?n trong các tiếng lửa lựu lập loè + từ lỏy gợi hình ( l?p loố)
=> gợi trạng thái ẩn hiện trên một diện rộng của hoa lựu (d? nhu l?a, l?p lú trờn cnh nhu nh?ng d?m l?a,lỳc ?n, lỳc hi?n, lỳc loộ lờn lỳc ?n sau tỏn lỏ )
1. Bài tập 1:
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
( Nguyễn Khuyến, Uống rượu mùa thu)
Phụ âm “l” ( 4 lần) -> diễn tả trạng thái của ánh trăng
phản chiếu trên mặt nước ao: ánh trăng như phát tán
rộng hơn, loang ra và choán lấy khắp bề mặt không
gian trên mặt ao
2. Bài tập 2:
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
Mùa đông còn hết em ơi
Mà con én đã gọi người sang xuân.
( Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)
- Điệp vần “ang” ( 7 lần) -> âm hưởng rộng mở kéo dài
-> mênh mang cảm xúc .
-> diễn tả mùa đông đang còn tiếp diễn với nhiều dấu hiệu
đặc trưng, vậy mà đã có lời mời gọi sang xuân.
3. Bài tập 3:
Dốc lên khúc khuỷu,/ dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây/ súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông/ mưa xa khơi
( Quang Dũng, Tây Tiến)
Nhịp điệu: 4/3
Về thanh điệu:
+ 3 câu đầu: nhiều thanh trắc -> không gian hiểm trở mang sắc thái
hùng tráng
+ câu cuối toàn thanh bằng (điệp thanh) -> Không khí thoáng đãng, rộng
lớn khi vượt qua con đường gian lao.
Từ láy gợi hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.
Phép đối từ, điệp từ, nhân hoá, lặp cú pháp
Khung cảnh hiểm trở của rừng núi và sự gian lao, vất vả của
cuộc hành quân.
Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
I.Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu
II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh
*Kết luận: Âm, vần, thanh điệu là các bộ phận của âm tiết được lặp lại một cách chủ ý và phối hợp với nhau cựng cỏc phộp tu t? t? v?ng, ng? phỏp nhằm phục vụ cho việc biểu đạt nội dung.
Củng cố: Tìm từ phù hợp và điền nhanh vào chỗ trống:
1.Nhịp điệu và âm hưởng được tạo nên do nhiều yếu tố:...
2.Điệp âm, điệp vần, điệp thanh là các phép tu từ thường được dùng trong ........, còn trong ............... thì ít dùng.
1. Câu thơ "Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan - Đường bạch dương sương trắng nắng tràn" (Tố Hữu) sử dụng biện pháp tu từ ngữ âm gì?
Điệp vần "ương" (đường - dương - sương) và điệp vần "ăng" (trắng - nắng).
Gieo vần "an", điệp vần "ương" (dương - sương), điệp vần "ăng" (trắng - nắng) và điệp âm đầu (tuyết - tan).
Gieo vần "an" và điệp vần "ương" (đường - dương - sương), điệp vần "ăng" (trắng - nắng).
Gieo vần "an", điệp phụ âm đầu "t" (tuyết - tan), điệp vần "ương" (dương - sương).
2. Các biện pháp tu từ ngữ âm trong câu thơ "Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan - Đường bạch dương sương trắng nắng tràn" (Tố Hữu) có tác dụng gì?
Giúp tái hiện không gian mờ ảo, huyền bí của xứ sở Ba Lan trong "mùa tuyết tan".
Giúp tái hiện sự ngạc nhiên, niềm vui say của thi nhân khi mùa xuân về.
Giúp tái hiện sự khắc nghiệt, lạnh giá của khí hậu Ba Lan "mùa tuyết tan" và khéo léo bộc lộ "cái lạnh" trong hồn người con xa xứ.
Giúp tái hiện bức tranh thiên nhiên tràn ngập ánh sáng, không gian mà nắng ấm đang dần xua đi màn sương và lớp tuyết dày mùa đông.
3. Nhịp điệu dồn dập phối hợp với phép điệp từ ngữ và điệp cú pháp: ".Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè ."
Dùng từ tạo âm thanh, hình ảnh: gùn ghè - Gợi nét tính cách hung dữ của sông Đà như một con mãnh thú.
Sử dụng từ ngữ có tính hình tượng và biểu cảm: cuồn cuộn, đòi nợ xuýt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Ly
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)