Tuần 11. Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Chia sẻ bởi Ngô Thị Kim Phượng | Ngày 09/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Thực hành một số phép tu từ ngữ âm thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
Tiếng Việt
Bài 1:
câu mở đầu dài; nhịp điệu dàn trải, thể hiện cuộc đấu tranh từng thời kì của dân tộc. Câu cuối : dồn dập, ngắn gọn, mạnh mẽ
Dùng : điệp từ, điệp ngữ, Phép lặp cấu trúc
sử dụng thanh B – T rất hiệu quả.
Ăm tiết mở, thanh bằng ( nay, nay, do), Âm
Tiết đóng thanh trắc ( lập) và động từ thể hiện ý chí ( Phải được ) để khẳng định quyền độc lập.

Bài 2: Phép điệp:
+ Điệp từ ngữ: ai có - thì dùng
+ Lặp cú pháp: ai có … dùng gươm.
Phép đối xứng: đàn ông >< đàn bà.
người già >< người trẻ
súng >< gươm.
Vần: bà – già.
Nhịp: ngắn gọn, mạnh mẽ.
 Âm hưởng mạnh mẽ, thúc giục, lôi cuốn.
Bài 3 :
+ Mục đích : ca ngợi cây tre Việt Nam
+ Dùng động từ mạnh:Chống,xung phong , giữ,hi sinh. 2 vế cuối ngắt nhịp ngắn,đối xứng
+ Điệp từ: giữ, tre.
+ Liệt kê: mái nhà tranh, đồng lúa chín...
+ Lặp cú pháp: tre... anh hùng.
+ Nhân hóa: tre chống lại sắt thép, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín…
Cây tre là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, gắn liền với con người Việt Nam.
Học sinh hoạt động theo nhóm
Bài tập 1: Phân tích tác dụng tạo hình tượng của việc điệp âm đầu trong các câu thơ

Bài tập 2: Trong đoạn thơ Tiếng hát sang xuân của Tố Hữu SGK, vần nào được lặp lại nhiều nhất? Nêu tác dụng biểu hiện sắc thái ý nghĩa của phép điệp vần đó?

Bài tập 3: Hãy phân tích: nhịp điệu, sự phối hợp giữa các thanh T – B ở 3 dòng đầu và cách dùng toàn thanh B ở dòng cuối, dùng các từ ngữ, phép lặp cú pháp, …



II. ĐIỆP ÂM, ĐIỆP VẦN, ĐIỆP THANH
Bài 1:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
Điệp âm “l”: Gợi tả mùa hè sinh động, hoa lựu nở đỏ rực  trạng thái lúc ẩn, lúc hiện.
b. Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Điệp âm “l”: Trăng soi mặt nước chao động lung linh theo làn nướctrạng thái phát tán
Bài 3: “ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm.
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”
3 câu đầu nhiều thanh trắc, từ láy: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.
Nhân hóa: súng ngửi trời.
Phép đối: Ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống.
Lặp từ: dốc, ngàn thước.
Âm hưởng thơ gợi tả cái hiểm trở, đáng sợ( 3 câu đầu),cảm giác nhẹ nhàng êm ả(câucuối).
* Củng cố :
Hs nắm một số phép tu từ ngữ âm thường
dùng và có kĩ năng phân tích , sử dụng chúng .
BT về nhà :
Phân tích phép điệp trong đoạn thơ sau :
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Việt Bắc – Tố Hữu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Kim Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)