TUẤN 11- SỬ 6 - TIẾT 11 (2013 - 2014)

Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa | Ngày 10/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: TUẤN 11- SỬ 6 - TIẾT 11 (2013 - 2014) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

`



I. Mục tiêu
1. Kiến thức : giúp HS nhận biết :
- Những chuyển biến về mặt xã hội.
- Hiểu và ghi nhớ các sự kiện : Bộ lạc, chế độ phụ hệ, thị tộc.
2. Tư tưởng : bồi dưỡng cho HS ý thức về cội nguồn dân tộc.
3. Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá, so sánh.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : Giáo án, công cụ lao động, bảng phụ.
2. Học sinh : SGK, học bài và đọc SKG theo yêu cầu của GV
III. Tiến trình dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ :
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước ?
2. Giới thiệu bài mới :
Những chuyển biến trong đời sống kinh tế kéo theo những chuyền biến về xã hội . Vậy xã hội có sự chuyền biến như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
3. Nội dung bài mới :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào ?
GV : em có nhận xét gì về việc đúc một đồ dùng bằng đồng hay làm một bình đất nung, so với làm một công cụ đá ?
GV : có phải bất cứ ai Nam hay Nữ cũng có thể đúc Đồng?
HS : chỉ có một số người
GV: khi sản xuất phát triển, tất cả những người lao động vừa lo sản xuất ngoài đồng, vừa lo rèn đúc công cụ lao động có được không ?
HS : không
GV : Kết luận.

GV : khi sản xuất phát triển, người nông dân vừa lo việc ngoài đồng, vừa gánh việc nhà có được không ?
HS : suy nghĩ trả lời.
GV : vậy ai sẽ lo việc trong nhà và ai sẽ lo việc ngoài đồng ?
HS : suy nghĩ trả lời, GV KL :
Hoạt động 2 : Xã hội có gì đổi mới
GV : làng bảng xuất hiện như thế nào ?

? Thế nào gọi là thị tộc, bộ lạc ?
HS : dựa vào SGK trả lời.
? : Người đàn ông có vị trí như thế nào trong xã hội ?

GV : ai là người đứng đầu trong chiềng, chạ và Bộ lạc
HS : suy nghĩ trả lời.
GV: những ngôi mộ… Em có nhận xét gì về sự khác biệt giữa những ngôi mộ này ?
HS : dựa vào SGK trả lời
Hoạt động 3 : Bước phát triển mới về xã hội được nẩy sinh như thế nước ?
GV : thời kì văn hóa Đông Sơn, công cụ chủ yếu được làm từ nguyên liệu gì?
HS : đồng
GV : Em có nhận xét gì về công cụ bằng đồng ?
Công cụ nào góp phần bước chuyển biến trong xã hội ?
HS : so sánh và trả lời
1. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?


- Có sự phân công lao động nhất định giữa đàn ông và đàn bà.






- Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.







2. Xã hội có gì đổi mới ?
- Hình thành hàng loạt làng bản, bấy giờ được gọi là Chiềng, Chạ.
- Các cụm chiềng, chạ có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Vị trí của người đàn ông trong sản xuất và gia đình, làng bản ngày càng cao hơn. Chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ

- Xh có sự phân biệt giàu nghèo

3. Bước phát triển mới về xã hội được nẩy sinh như thế nào ?

- Hình thành nhiều nền văn hoá, phát triển hơn cả là văn hoá Đông Sơn.
- Đồ đồng sử dụng phổ biến, cho năng suất lao động cao hơn.
- Đây là thời kì chuẩn bị hình thành quốc gia



4. Củng cố :
- GV cho HS cũng cố lại nội dung bài học :
+ Sự phân công lao động được hình thành như thế nào ?
+ XH thời kì này có gì đổi mới ?
+ Nhiều Chiềng, Chạ ( Bộ lạc, nhiều Bộ lạc ( liên minh Bộ lạc, nhiều liên minh Bộ lạc ( ?
5.Hướng dẫn học tập ở nhà :
- Học và trả lời theo câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài mới: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ?

IV. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………




* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)