Tuần 11. Ông Trạng thả diều

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Dung | Ngày 08/05/2019 | 92

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Ông Trạng thả diều thuộc Tập đọc 4

Nội dung tài liệu:

MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4

GV: Nguyễn Thị Dung
CHÀO MỪNG THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ
Tranh minh họa chủ điểm vẽ những gì?
Tranh minh hoạ chủ điểm vẽ:
Một chú bé chăn trâu ngồi ngoài lớp nghe lỏm thầy giảng bài.
Những bạn nhỏ đội mưa gió đi học.
Những bạn nhỏ chăm chỉ, miệt mài học tập, nghiên cứu.
Tên chủ điểm nói lên những con người có nghị lực, ý chí sẽ đạt được thành công.
Chủ điểm “Có chí thì nên” sẽ giới thiệu với các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Quan sát tranh minh họa cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
Chia đoạn:
Đoạn 1: Vào đời vua …. làm diều để chơi.
Đoạn 2: Lên sáu tuổi… chơi diều
Đoạn 3: Sau vì … học trò của thầy
Ông Trạng thả diều
Đoạn 4: Phần còn lại.
Theo Trinh Đường
Tập đọc
1. Luyện đọc:
trang sách
mảnh gạch vỡ
đom đóm


Tìm hiểu nghĩa của từ:
- Kinh ngạc:

- Trạng:
2. Tìm hiểu bài:
- Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào?
=> Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Nhân Tông.
-Cậu bé ham thích trò chơi gì?
=>Cậu bé rất ham thích chơi diều.
Câu 1. Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
=>Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường , có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
- Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì?
=>Ý 1: Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền
Câu 2. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?
=> Nhà nghèo , Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
- Nội dung đoạn 3 là gì?
=>Ý 2: Đức tính ham học và và chịu khó của Nguyễn Hiền
Câu 3: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều” ?
=> Vì Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên năm lên 13 tuổi, lúc ấy chú vẫn thích chơi diều .
Câu 4: Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên ?
Tuổi trẻ tài cao.
Có chí thì nên.
Công thành danh toại.
Tuổi trẻ tài cao: ý nói Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi. Ông còn nhỏ mà có tài.
Có chí thì nên: ý nói Nguyễn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hướng, ông quyết tâm học tập, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng đã thành công.

Công thành danh toại: ý nói Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên, vinh quang đã đạt được.

Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên:

a. Tuổi trẻ tài cao
b. Có chí thì nên
c. Công thành danh toại

=> Điều mà câu chuyện muốn khuyên ta là “có chí thì nên”. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” nói đúng nhất ý nghĩa của truyện.
Nội dung :
Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
Theo em nội dung của bài là gì?
Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Luyện đọc diễn cảm:

Qua câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì ?
CHÀO TẠM BIỆT
CHÚC CÁC EM HỌC SINH CHĂM NGOAN HỌC TẬP TỐT

1. Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công.

2. Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn.

Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.

4. Nguyễn Hiền rất có chí. Ông không được đi học, thiếu cả giấy , bút nhưng nhờ quyết tâm vượt khó đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta.
Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)