Tuần 11. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Chia sẻ bởi Vũ Văn Khiêm | Ngày 09/05/2019 | 166

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

THPT BUÔN MA THUỘT
Chào mừng các bạn và các thầy cô
tham dự buổi trình giảng
Ngữ Văn ngày hôm nay
Bài. ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN
VIỆT NAM
Thực hiện :
Tổ 2 -Lớp 10B5
I. Định nghĩa
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, được hình thành, tồn tại và phát triển nhờ tập thể. Tác phẩm văn học dân gian gắn bó và phục vụ cho các hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng.
1. Định nghĩa
2. Đặc trưng
ễN T?P VAN H?C D�N GIAN VI?T NAM
a. Tính truyền miệng
Các tác phẩm văn học dân gian đều gắn với quá trình diễn xư­ớng. Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong ca dao (gắn với lời hát), sử thi, cổ tích (gắn với hình thức kể),... Ví dụ bài ca dao về "lời dẫn cưới và thách cưới" thực chất là lời hát đối đáp của tập thể trai gái trong ngày hội hoặc trong một buổi sinh hoạt tập thể nào đó.
Nghĩa là nói đến tính vô danh (tác phẩm là sản phẩm của cả cộng đồng) và tính dị bản của văn học dân gian. Chính việc tác phẩm văn học dân gian không bị "hạn chế" về việc sửa chữa trong quá trình truyền miệng nên mới sinh ra các văn bản khác nhau của cùng một tác phẩm
b. Tính tập thể
c. Tính thực hành
Đặc trưng này thể hiện rất rõ trong các bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp dao duyên, các bài hò lao động,…
Là những câu chuyện kể về số phận của những con người bình thường hay bất hạnh trong xã hội (chàng trai nghèo, người thông minh, người em, người đi ở, chàng ngốc,…) và thể hiện tinh thần nhân đạo và sự lạc quan của người lao động.
Đặc điểm nghệ thuật:
+Là những tác phẩm văn xuôi tự sự.
+Cốt truyện và hình tượng đều được hư cấu rất nhiều.
+Có sự tham gia của nhiều yếu tố kì ảo hoang đường (nhân vật thần: bụt, tiên, phù thuỷ,… các vật thần kì ảo như cây đũa thần, cái thảm bay,… hoặc những sự biến hoá kì ảo,…).
+Thường có một kết cấu quen thuộc: Nhân vật chính gặp khó khăn hoạn nạn cuối cùng vượt qua và được hưởng hạnh phúc.
Diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt.
Đặc điểm nghệ thuật:
+Truyện thơ là những tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ nên nó vừa có tính chất tự sự (có cốt truyện) vừa giầu tính chất trữ tình.
+Thường sử dụng những hình ảnh so sánh, ví von, các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp (điệp câu) để nhấn mạnh ý.
+Là những tác phẩm có dung lượng lớn (Tiễn dặn người yêu có hơn 1800 câu thơ).
Kể bề những sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo quan điểm đánh giá của dân gian.
Đặc điểm nghệ thuật:
+Là những tác phẩm văn xuôi tự sự có dung lượng vừa phải.
+Có sự tham gia của những chi tiết, của các sự việc có tính chất thiêng liêng kì ảo (các nhân vật thần, các đồ vật kì ảo có phép lạ hay những sự biến thân).
Văn học dân gian Việt Nam gồm 12 thể loại : thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao – dân ca, vè, truyện thơ, các thể loại sân khấu (chèo, tuồng, múa rối, các trò diễn mang tích truyện).
Nội dung: Phản ánh những điều kệch cỡm, rởm đời trong xã hội, những sự việc xấu hay trái với lẽ tự nhiên trong cuộc sống mà có tiềm ẩn những yếu tố gây cười.
 Đặc điểm nghệ thuật: Dung lượng ngắn, kết cấu chặt chẽ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc bất ngờ và độc đáo.
Kể về những sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo quan điểm đánh giá của dân gian.
Đặc điểm nghệ thuật:
+Là những tác phẩm tự sự có quy mô lớn.
+Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng về sức mạnh và trí tuệ.
+Câu văn trùng điệp, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với những biện pháp so sánh, ẩn dụ và phóng đại đặc trưng.
II. Thể loại
1. Sử thi
2. Truyền thuyết
3. Truyện cổ tích
4. Truyện cười
5. Truyện thơ
ễN T?P VAN H?C D�N GIAN VI?T NAM
Bảng tổng hợp các thể loại văn học dân gian
ễN T?P VAN H?C D�N GIAN VI?T NAM


ễN T?P VAN H?C D�N GIAN VI?T NAM
Bảng tổng hợp , so sánh các thể loại văn học dân gian
Diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt.
Đặc điểm nghệ thuật:
+Truyện thơ là những tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ nên nó vừa có tính chất tự sự (có cốt truyện) vừa giầu tính chất trữ tình.
+Thường sử dụng những hình ảnh so sánh, ví von, các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp (điệp câu) để nhấn mạnh ý.
+Là những tác phẩm có dung lượng lớn (Tiễn dặn người yêu có hơn 1800 câu thơ).
Ca dao yêu thương, tình nghĩa đề cập đến niềm thương nỗi nhớ, tình cảm mặn mà, thủy chung son sắt...
Ca dao thường nhắc đến "cái khăn", "cái cầu" để bộc lộ tình yêu vì đó là những hình ảnh có thể biểu trưng cho tình cảm, cho khát vọng tình yêu của nhân dân lao động.
Ca dao cũng thường đùng các biểu tượng "cây đa", "bến nước", "con thuyền", "gừng cay", "muối mặn"... để nói lên tình nghĩa của mình vì những sự vật ấy có nét tương đồng, gần gũi với tình cảm của con người nông thôn Việt Nam.
So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán xã hội trong ca dao hài hước: đây đều là những tiếng cười hóm hỉnh, thông minh, hài hước. Điều này cho thấy tâm hồn người bình dân luôn lạc quan trước cuộc đời còn nhiều nỗi lo toan, vất vả.
II. Thể loại
1. Sử thi
2. Truyền thuyết
3. Truyện cổ tích
4. Truyện cười
5. Truyện thơ
6. Ca dao :
a. Than thân
b. Yêu thương tình nghĩa
Ca dao than thân là lời của những người phụ nữ bình dân; vì những người phụ nữ bình dân trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều bất hạnh, họ phải chịu nhiều tầng áp bức.
Thân phận người phụ nữ bình dân được hiện lên trong những bài ca dao than thân như là những số phận không thể tự chủ, không quyết định được vận mệnh của mình. Họ thường ví mình như "tấm lụa đào" giữa chợ, như "hạt mưa sa" giữa trời, như giếng nước giữa đàng"... không biết vận may rủi sẽ rơi vào tay ai?
ễN T?P VAN H?C D�N GIAN VI?T NAM
ễN T?P VAN H?C D�N GIAN VI?T NAM
Những biện pháp nghệ thuật thường dùng trong ca dao
ễN T?P VAN H?C D�N GIAN VI?T NAM
Về bi kịch Mị Châu – Trọng Thủy
BACK
Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hủng của sự thi:
- So sánh: "Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc..." (Đoạn giữa).
"Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang với sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy..." (Đoạn cuối).
- Phóng đai:
" Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rản nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung" (Đoạn giữa)
"Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán" (Đoạn cuối)...
- Yếu tố kì ảo: trong đoạn trích, sỡ dĩ Đăm Săn Chiến thắng Mtao Mxây còn có vai trò quan trọng của Ông Trời. Đây là nhân vật thần linh theo quan niệm của người Ê-đê thời xưa, cũng là yếu tố kì ảo trong truyện dân gian nói chung.
Các biện pháp này góp phần tạo nên âm hưởng hùng tráng, vẻ đẹp rực rỡ trong nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật anh hùng, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi được lí tưởng hóa.
Trong truyện Tấm Cám, nhân vật Tấm có sự chuyển hóa liên tục, từ chỗ yếu đuối, thụ động, đến chỗ kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình
- Tấm yếu đuối, thủ động cho tới khi bị giết chết. Trong đoạn đời này, nhân vật Tấm chủ yếu xuất hiện với tư cách nạn nhân, là con người nhỏ bé, yếu đuối, bị áp bức...
- Chết và bắt đầu một cuộc hóa thân, Tấm đã chủ động, kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc. Trong đoạn đời sau này, Tấm trở nên chủ động, kiên quyết và mạnh mẽ hơn. Biểu hiện của những phẩm chất đó là những phản ứng, những hành động quyết liệt. Tiếng chim Vàng Anh - Giặc áo chồng tao..., tiếng khung cửu - Kẽo cà kẽo kẹt / Lấy tranh chồng chị / Chị khoét mắt ra... Cuối cùng Tấm giành lại sự sống, trở lại kiếp người, tiêu diệt kẻ ác, cái ác. Sống danh giá, sung sướng, hạnh phúc. Trước đó, Tấm yếu đuối, nhu nhược, thủ động, chỉ biết để cho mẹ con Cám hành hạ, đài ải và chỉ biết khóc.
Đây là một trong số ít truyện cổ tích có không gian nghệ thuật rộng rãi. Qua nhiều kiếp như vậy, tính cách, số phận của nhân vật cứ phát triển.
Đọc hai đoạn văn miêu tả cảnh Đăm Săn múa khiên và đoạn cuối tả hình ảnh và sức khỏe của chàng trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. Từ 3 đoạn văn đó hãy cho biết :
- Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng trong sử thi là gì? (Dẫn chứng)
- Nhờ những thủ pháp đặc trưng đó, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi đã được lí tưởng hóa như thế nào?
Bảng sau…
III. Phần thực hành
ễN T?P VAN H?C D�N GIAN VI?T NAM
Câu hỏi 1:
Câu hỏi 2:
Câu hỏi 3:

“ Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm : từ yếu đuối,thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình” (Phần Ghi nhớ truyện Tấm Cám).Anh (chị)hãy phân tích truyện Tấm Cámđể làm sáng tỏ điều đó.
ễN T?P VAN H?C D�N GIAN VI?T NAM
Về Truyện cười
BACK
c. Tìm thêm một số câu ca dao nói về chiếc khăn, chiếc áo, nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu, biểu tưởng cây đa, bến nước, con thuyền, gừng cay, muối mặn...
d) Tìm thêm một số câu ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống
III. Phần thực hành
Câu hỏi 1:
Câu hỏi 2:
Câu hỏi 3:
ễN T?P VAN H?C D�N GIAN VI?T NAM
Câu hỏi 4:
Bảng sau…
Câu hỏi 5:
a) Điền tiếp vào sau các từ mở đầu
Thân em như ... và Chiều chiều ... để thành những bài cao dao trọn vẹn (ngoài các bài ca dao đã học)
Mở đầu câu bài ca
dao theo cách lặp lại như vậy có tác dụng gì đối với người nghe (đọc)
Thân em như hạt mưa mưa rào
Hạt rơi xuống giếng , hạt vào vườn hoa.
Thân em như thể trái chanh
Lắt lẻo trên cành lắm kẻ ước ao.
Thân em như miếng cau khô
Người khôn tham mỏng, người thô tham dày.
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về với mẹ mà không có đò.
Chiều chiều đi hái vườn trầu
Hỏi thâm đu đủ, mãng cầu chía chưa.
Chiều chiều ra đứng đầu truông
Gió thổi từng luồng đứt ruột em ơi.
Mở đầu câu bài ca dao theo cách lặp lại như vậy có tác dụng tạo ra thói quen để người nghe dễ nhớ, dễ hòa vào không gian chung, tình cảm chung.
b) Thống kê hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong những bài ca dao đã học và cho biết người bình dân thường lấy các hình ảnh đó từ đâu (giải thích lí do và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng).
Người bình dân thường lấy các hình ảnh so sánh ẩn dụ này trong thực tế lao động sản xuất quen thuộc, phù hợp với thói quen tư duy cụ thể, lối nói ví von có hình ảnh của họ.
- Hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong ca dao: tình cảm được diễn tả một cách kín đáo, sâu sắc, tinh tế.
Ai làm cho nước chảy xuôi
Cho thuyền xuôi ngược cho người nhớ thương
Cây đa trốc gối trôi rồi
Đò đưa em bến khác em ngồi đợi ai
Chén tình là chén say sưa
Nón tình em đội nắng mưa trên đầu
Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước gửi mình vào đâu
Mình về mình có nhớ chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Năm qua mua lấy miệng cười
Mười uan chẳng tiếc tiếc người răng đen
Tay cầm nắm muối quả mơ
Mơ chua muối mặn ta chờ đợi nhau
Tre non anh đốn nửa rừng
Cau khô nửa bẹ người khôn nửa chừng
Đắng cay như bát nước gừng
Chẳng thà không biết khi đừng quen nhau

Bà già đã tám mươi tư,
Ngồi trông cửa sổ gửi thư kén chồng.
Bà già đi chợ Cầu Đông,
Hỏi thăm thầy bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
Cau già dao bén thì ngon,
Người già trang điểm phấn son cũng già.
Cậu kia cắp sách đi đâu?
Cậu học chữ Tàu hay học chữ Tây?
Học chữ Tây không tiền không việc,
Học chữ Tàu ai biết ai nghe,
Chi bằng về chốn thôn quê,
Cấy cày còn được no nê có ngày.
III. Phần thực hành
Câu hỏi 1:
Câu hỏi 2:
Câu hỏi 3:
ễN T?P VAN H?C D�N GIAN VI?T NAM
Câu hỏi 4:
Câu hỏi 5:
Câu hỏi 6:
Tìm một vài bài thơ (hoặc câu thơ) của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử dụng chất liệu văn học giân dan để chứng minh vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết
Nàng rằng: đã quyết một bề
Nhện này vương lấy tơ kia là gì
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chời mối ai?
(Ca dao)
Hoan hô anh giải phóng quân
Kính chào anh con người đẹp nhất!
Lịch sự hôn anh, chàng trai chân đất
Sống hiên ngang, bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi ...
(Tố Hữu)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Văn Khiêm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)