Tuần 11. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Khánh Linh | Ngày 09/05/2019 | 84

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

[email protected]
Nội Dung
Bài Tập
Định nghĩa
Các đặc trưng cơ bản
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng,sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể .Ra đời, tồn tại, phát triển,gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng.
_Văn học dân gian là những tác phẩm
nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
(Tính truyền miệng)
_ Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.(Tính tập thể)
Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản ,chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng
Hệ Thống Thể Loại
Thần thoại
truyện ngụ ngôn
sử thi
truyền thuyết
tục ngữ
truyện cổ tích
truyện cười
ca dao
truyện thơ
câu đố
chèo
vè
Hãy nối các cột A,B,C cho phù hợp
I. Chiến thắng Mtao Mxây

II. Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng thủy

III. Tấm Cám

IV. Tam đại con gà

V. Nhưng nó phải bằng hai mày

VI. Ca dao than thân,yêu thương nghĩa tình

VII. Lời tiến dặn
A
C
B

Truyện dân gian

Câu nói dân gian

Thơ ca dân gian

Sân khấu dân gian
Truyện cổ tích

Sử thi

Truyện cười

Truyện thơ

Truyền thuyết

Ca dao
Tổng Hợp – So Sánh Một Số Thể Loại
Chiến thắng Mtao Mxây
̀(Sử thi anh hùng)
Bảng Tổng Hợp – So Sánh
Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại, trùng điệp.
Người anh hùng sử thi cao đẹp, kì vĩ.
Xã hội Tây Nguyên cổ đại đang ở thời kì công xã thị tộc.
Hát - kể
Ghi lại cuộc sống và ước mơ phát triển cộng đồng của người dân Tây Nguyên xưa.
Sử thi anh hùng.
Một đôi kẻ Việt người Tần 
Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương .
Vuốt rùa chàng đổi máy 
Lông ngỗng thiếp đưa đường. 
Thề nguyền phu phụ 
Lòng nhi nữ. 
Việc quân vương 
Duyên nọ tình kia dở dở dang! 
Nệm gấm vó câu 
Trăm năm giọt lệ. 
Ngọc trai nước giếng 
Nghìn thu khói nhang.
~Tản Đà~
Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy
(Truyền thuyết)
Bảng Tổng Hợp – So Sánh
Từ cái lõi là sự thật lịch sử đã được hư cấu thành câu chuyện mang những yếu tố hoang đường, kì ảo
Nhân vật lịch sử đã được truyền thuyết hoá(An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thuỷ)
Kể về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử có thật nhưng đã được khúc xạ qua một cốt truyện hư cấu
Kể diễn
xướng
(lễ hội)
Thể hiện
thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử
Truyền
thuyết
Truyện Tấm Cám
(Turyện cổ tích)
- Hoàn toàn hư cấu không có thật
- Kết cấu theo đường thẳng
- Nhân vật chính trải qua 3 chặng.
Người con út, người con riêng, người lao động nghèo khổ, bất hạnh.
Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà.
Kể
Thể hiện nguyện vọng ước mơ của nhân dân trong xã hội có giai cấp: chính nghĩa thắng gian tà.
Truyện cổ tích.
Bảng Tổng Hợp – So Sánh
Làng kia có một tên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.

Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ

kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười

đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói:

- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.

Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm:

- Xin xét lại, lẽ phải về con mà!

Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói:

- Tao biết mày phải... nhưng nó lại phải... bằng hai mày!
Nhưng nó phải bằng hai mày!
(Truyện cười)
Truyện ngắn gọn tạo tình huống bất ngờ mâu thuẫn nhanh, kết thúc đột ngột, gây cười
Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu(anh học trò giấu dốt, thày địa lí tham tiền…)
Những điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu đáng cười trong xã hội.
Kể
Mua vui, giải trí, châm biếm, phê phán xã hội.
Truyện cười
Bảng Tổng Hợp – So Sánh
Ca dao than thân
Ca dao than thân là lời than thân của người bình dân nói chung và phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến

Thân phận của họ hiện lên là rất đáng thương:như một món hàng, không tự chủ, … được thể hiện bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ quen thuộc, gần gũi.
Ca dao yêu thương tình nghĩa thường đề cập đến tình yêu nam nữ, tình yêu quê hương đất nước, tình nghĩa gia đình: cha con, mẹ con, anh em,vợ chồng…
Để thể hiện những tình cảm họ thường sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong đời sống, như: chiếc khăn, cái cầu, cây đa, bến nước, con thuyền…
Ca dao yêu thương nghĩa tình
So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán

Các biện pháp tu từ: So sánh,ẩn dụ,hoán dụ,nhân hóa,chơi chữ ,phóng đại, tương phản…
Diễn đạt theo ba lối: phú (trình bày,diễn tả rõ,sự vật, sự việc,tâm tư,tình cảm con người) , tỉ (so sánh) và hứng (biểu lộ cảm xúc đối với ngoại cảnh, mở đầu cho sự biểu hiện tâm tình).
Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao
Khái niệm
Nghệ thuật
Nội dung
Thể loại
Đặc điểm
Giá trị cơ bản
Văn học dân gian
Giá trị nhận thức
Giá trị giáo dục
Giá trị thẩm mĩ
Thần thoại, Sử thi, Truyền thuyết, Truyện cổ tích, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười, Tục ngữ, Câu đố, Ca dao, Vè, Truyện thơ, Chèo .
Sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động
Tính truyền miệng
Tính tập thể
Sự gắn bó với các sinh hoạt cộng đồng
Là phương pháp phản ánh hiện thực
Tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển của văn học viết
Bài tập1 :
“ Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.”
“ Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”

“ Bắp chân chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sang, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ.”

Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi:
+ Tưởng tượng phong phú, phóng khoáng và bay bổng.
+ So sánh, phóng đại, trùng điệp.

Hiệu quả nghệ thuật: tôn vinh, tô đậm vẻ đẹp hùng tráng, kì vĩ của người anh hùng sử thi trong khung cảnh thiên nhiên cũng hùng tráng kì vĩ.
Bài tập 2 :
Luôn cảnh giác trước kẻ thù xâm lược, không chủ quan như An Dương Vương, không nhẹ dạ cả tin như Mị Châu.
Mất tất cả: tình yêu, gia đình, đất nước.
- Thần Kim Quy.
- Lẫy lỏ thần, ngọc trai - giếng nước.
- Rùa vàng…
Bi kịch tình yêu lồng vào bi kịch gia đình, quốc gia
Công cuộc giữ nước của An Dương Vương chống lại sự xâm
lược của Triệu Đà thời kì Âu Lạc.
Bài học rút ra
Kết cục của bi kịch
Những chi tiết hoang đường, kì ảo
Bi kịch được hư cấu
Cái lõi của sự thật lịch sử
TRUYỆN CỔ TÍCH
S? CHUY?N BI?N C?A HÌNH TU?NG T?M
Giai đoạn đầu
Yếu đuối, thụ động.

Giai đoạn sau
Kiên quyết đấu tranh giành lại hạnh phúc.
Thể hiện quan điểm, nguyện vọng của nhân dân ta
- Giai đoạn đầu: Tấm yếu đuối, thụ động; gặp khó khăn Tấm chỉ khóc, không biết làm gì, chỉ nhờ vào sự giúp đỡ của Bụt.
Bài tập 3 :
- Giai đoạn sau: kiên quyết đấu tranh giành lại cuộc sống và hạnh phúc; không còn sự giúp đỡ của Bụt, Tấm đã hóa kiếp nhiều lần để sống và cuối cùng trở về kiếp người để giành lại hạnh phúc cho mình.
► Ban đầu Tấm chưa ý thức rõ về thân phận của mình, mâu thuẫn giai cấp cũng chưa căng thẳng, lại được Bụt giúp đỡ nên Tấm thụ động. Về sau mâu thuẫn giai cấp càng quyết liệt buộc Tấm phải kiên quyết đấu tranh để giành lạo cuộc sống hạnh phúc cho mình.Đó là sức sống mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch, là sức mạnh của thiện thắng ác, là cuộc đấu tranh đến cùng cho cái thiện.
Bài tập 4 :
Bài tập 5 :a
Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.


Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai.
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân


Thân em như trái bưởi bòng
Đắng the ngoài vỏ trong lòng ngọt thanh

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng
Thân em như Quế giữa rừng
Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai

Thân em như trái chuối tiêu
Ngọt bùi dành để thương yêu vì người


Bài tập 5 :a
Chiều chiều bóng ngả về tây
Hỡi cô bán củi bên đầy bên vơi
Cô còn hái nữa hay thôi
Cho tôi hái đỡ làm đôi vợ chồng.
Chiều chiều vịt lội ao sen,
Tình cờ mới gặp người quen tôi chào.
Chào cô trước mũi tiên phuông,
Chào cô sau lái mặt vuông chữ điền
Chào rồi tôi lại hỏi liền,
Hỏi thăm phụ mẫu bình yên thế nào?
Hiu hiu gió thổi vườn đào
Cô nào có nghĩa tôi chào làm quen.
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
Chiều chiều vãng cảnh vườn đào
Hỏi thăm hoa lý rơi vào tay ai.
Chiều chiều bước xuống ghe buôn,
Sóng bao nhiêu gợn, dạ em buồn bấy nhiêu.
Chiều chiều cắt mướp nấu canh
Bỏ tiêu cho ngọt bỏ hành cho thơm.
Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao đã học: tấm lụa đào…củ ấu gai…tấm khăn, ngọn đèn trăng, sao,mặt trời

Người bình dân thường lấy các hình ảnh đó trong cuộc sống đời thường, trong thiên nhiên vũ trụ nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ nên dễ cảm nhận, đem đến hiệu quả nghệ thuật cao đối với người nghe, người đọc.
Bài tập 5 :b
Bài tập 5 :c
- Xắn quần bắt kiến cưỡi chơi
Trèo cây rau má đánh rơi mất quần.

- Anh hùng là anh hùng rơm
Ta cho mồi lửa hết cơn anh hung.

- Làm trai cho đáng sức trai
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.
Bài tập 5 :d Ca dao hài hước
[email protected]
[email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Khánh Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)