Tuần 11. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Chia sẻ bởi tô thị phương yến | Ngày 09/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I.Nội dung ôn tập:
1.Định nghĩa văn học dân gian Việt Nam:
VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được hình thành, tồn tại và phát triển nhờ tập thể.
2.Đặc trưng văn học dân gian:
Hãy chọn đáp án đúng:
Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng của VHDG:
Mang dấu ấn cá nhân
Được ghi lại bằng chữ viết
Là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng
Bao gồm hai bộ phận: VH trung đại và VH hiện đại
 Câu C
2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể vì:
Do một người khởi xướng, tác phẩm hình thành, được tập thể tiếp nhận
Được lưu truyền từ địa phương này sang địa phương khác
Được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Tất cả các ý trên
 Câu D
3. Các tác phẩm dân gian có nội dung cơ bản giống nhau nhưng lại khác nhau ở một vài điểm được gọi là:
Mô – típ
Dị bản
Đồng bản
Tất cả đều sai
 Câu B
I.Nội dung ôn tập:
2.Đặc trưng VHDG:

-VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (Tính truyền miệng)
-VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thể)
-VHDG gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng (tính thực hành).
I.Nội dung ôn tập:

3.Các thể loại chính:
Câu 1:Quan sát hình sau và cho biết đây thuộc thể loại nào của VHDG:
 Sử thi
Câu 2:Những đặc điểm sau đây gợi liên tưởng đến thể loại VHDG nào?
Có sự tham gia của yếu tố thần kì
Thể hiện sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với nhân vật anh hùng
Thường dựa vào cốt lõi lịch sử
 Truyền thuyết
Câu 3: Những tác phẩm tự sự có dung lượng ngắn, kể về những việc trái tự nhiên nhằm mục đích giải trí, phê phán :
 Truyện cười
Câu 4: Điền vào chỗ chấm những từ thích hợp
Thân em như....
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Tấm lụa đào
Câu 5: Đây là thể loại VHDG nào?

Là tác phẩm trữ tình dân gian
Thể hiện thế giới nội tâm của người bình dân xưa
Thường được kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng
 Ca dao
Câu 6 :«Chồng gì chồng bé, bé tẹo tèo teo , cái chân còng queo, lúc đi phải cõng, lúc khóc phải bồng...»
Là lời trong bài dân ca nào?
 Bà rằng bà rí
Câu 7: thể loại tự sự dân gian vô cùng gần gũi với tuổi thơ của con người Việt Nam:
Cổ tích
I.Nội dung ôn tập:
3.Các thể loại chính:

Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao – dân ca, truyện thơ, thể loại sân khấu (chèo tuồng, múa rối...)
I.Nội dung ôn tập:
4.Đặc trưng chủ yếu của một số thể loại VHDG:

Câu 3 (trang 100) Đặc điểm thể loại:
4.Đặc trưng chủ yếu của một số thể loại VHDG:

-Thần thoại: chuyện kể về thế giới tâm linh, nhân vật chủ yếu là thần linh. Nghệ thuật cơ bản là tưởng tượng.
-Sử thi : là những tác phẩm có sự quy mô lớn, hình tượng nghệ thuật hoành tráng, câu văn trùng điệp, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh...
-Truyền thuyết: kể về sự kiện và nhân vật lich sử, là tác phẩm văn xuôi tự sự có dung lượng vừa phải, có sự tham gia của các chi tiết, sự việc thiêng liêng, kì ảo.
-Truyện cổ tích: Kể về số phận con người trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo, lạc quan của người lao động. Cốt truyện và hình tượng đều được hư cấu, có sự tham gia của yếu tố kì ảo, hoang đường, thường có kết cấu quen thuộc.
-Truyện cười: Phản ánh những điều kệch cỡm, rởm đời trong xã hội, sự việc xấu, trái tự nhiên, gây cười. Có dung lượng ngắn, kết cấu chặt chẽ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc bất ngờ và độc đáo.
-Truyện thơ: diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng bị tước đoạt; tác phẩm vừa có tính tự sự vừa giàu chất tữ tình, sử đụng hình ảnh so sánh, biện pháp tu từ... Và có dung lượng lớn.
II. Bài tập vận dụng:
1.Bài tập 1:
Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng sử thi: Thủ pháp so sánh, phóng đại, trùng điệp:
Dẫn chứng:
+ «Đăm Săn rung khiên múa.....cái chảo cột trâu»
+ «Thế là Đăm Săn lại múa ... cũng không thủng»
+ «Vì vậy danh vang đến ...ngang tàng từ trong bụng mẹ»
b) Hiệu quả NT: Tôn cao vẻ đẹp của người anh hùng sử thi, một vẻ đẹp kì vĩ trong một khung cảnh hoành tráng.
2.Bài tập 2: Tấn bi kịch của Mị Châu – Trọng Thủy
3.Bài tập 3:
Giai đoạn đầu: yếu đuối, thụ động...
Giai đoạn sau: Kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc
**Lí giải:
Ban đầu Tấm chưa ý thức về thân phận của mình lại được bụt giúp đỡ nên thụ động
Về sau, mâu thuẫn càng quyết liệt. Tấm đấu tranh giành lại hạnh phúc  Sự trôi dậy mãnh liệt của con người khi bị vùi dập.
Bài tập 6:

Ca dao
Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chất chứa sầu đông vơi đầy

Còn non còn nước còn người
Còn vầng trăng bạc còn lời thề xưa


Vầng trăng ai vẽ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng
Truyện Kiều
Sầu đông càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê


Còn non còn nước còn dài
Còn về còn nhớ đến người hôm nay



Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường
Văn học dân gian
Cách nói «Thân em»

Cổ tích, ca dao, truyền thuyết



Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Văn học viết:
-Thân em vừa trắng lại vừa tròn
-Thân em như quả mít trên cây
-Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết rồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
-Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: tô thị phương yến
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)