Tuần 11. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Chia sẻ bởi tuấn kiêt | Ngày 09/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

NGỮ VĂN 10
Ôn tập
Văn học dân gian
Việt Nam
Nhóm 8: Trương Quốc Vĩnh
Nguyễn Hà Tuấn Kiệt
Lê Huỳnh Thị Ngọc Hân
Nguyễn Trọng Phúc
Nguyễn Trọng Khang
Lê Thị Thúy Ngân
a.Định nghĩa:
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được hình thành, tồn tại và phát triển nhờ tập thể và gắn bó, phục vụ trực tiếp cho các họat động khác nhau trong đời sống cộng đồng.
b. Đặc trưng:
-Tính truyền miệng.
-Tính tập thể.
1. Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian :
I. NỘI DUNG ÔN TẬP:
2. Những thể loại văn học dân gian:
-Thần thoại,
-Sử thi
-Truyền thuyết
-Truyện cổ tích
-Truyện ngụ ngôn
-Truyện cười
-Truyện thơ
-Tục ngữ
-Câu đố
-Ca dao
-Vè
-Chèo
-Tuồng dân gian
3.Bảng tổng hợp,so sánh các thể loại truyện dân gian:
Người anh hùng sử thi cao đẹp, kì vĩ
Xã hội Tây Nguyên cổ đại
Hát-kể
Ghi lại cuộc sống và ước mơ phát triển cộng đồng của người Tây Nguyên xưa.
-So sánh, phóng đại, trùng điệp
-Hình tượng hòanh tráng,
hào hùng.
Sử thi
3.Bảng tổng hợp, so sánh các thể loại truyện dân gian:
Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hóa
Kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử qua một cốt truyện hư cấu.
Kể - diễn xướng
Thể hiện thái độ , cách đánh giá đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Từ "cái lõi là sự thật lịch sử" hư cấu thành chuyện mang yếu tố hoang đường , kì ảo.
Truyền thuyết
3.Bảng tổng hợp, so sánh các thể loại truyện dân gian:
Người con riêng, người con út, người lao động nghèo khổ, bất hạnh, .
Cuộc đấu tranh giữa Thiện và A�c, chính nghĩa và gian tà.
Kể
Thể hiện nguyện vọng, ước mơ : chính nghĩa thắng gian tà.
-Truyện hư cấu.
-Kết cấu theo đường thẳng, kết thúc có hậu
Truyện cổ tích
3.Bảng tổng hợp, so sánh các thể loại truyện dân gian:
Kiểu nhân vật có thói hư tật
Những điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu trong xã hội
Kể
Mua vui, giải trí; châm biếm, phê phán xã hội
Truyện ngắn gọn, tạo tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc đột ngột
Truyện cười
4.Nội dung và nghệ thuật của ca dao:
Tiếng than người phụ nữ bất hạnh, thân phận bị phụ thuộc, giá trị không ai biết đến
Lời ca về tình cảm trong sáng, cao đẹp: ân tình thuỷ chung, yêu mãnh liệt thiết tha, ước mơ hạnh phúc
Tâm hồn lạc quan yêu đời trong cuộc sống nhiều lo toan vất vả của người lao động trong xã hội cũ
Biểu tượng, ẩn dụ: chiếc khăn, cái cầu, ngọn đèn, con thuyền, bến nước, cây đa, gừng cay, muối mặn…
Cường điệu, phóng đại, so sánh, đối lập, chi tiết, h/ảnh hài hước, tự trào, phê phán, châm biếm, đả kích
So sánh, ẩn dụ, môtip biểu tượng: thân em, em như - tấm lụa đào, củ ấu gai, giếng nước…
II.BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (sử thi Đăm Săn)
Nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi :
So sánh phóng đại
Trùng điệp
b. Hiệu quả: tôn vinh vẻ đẹp của người anh hùng sử thi: kì vĩ, lớn lao trong khung cảnh hoành tráng
2. Tấn bi kịch của Mị Châu – Trọng Thủy trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Câu 3: Phân tích Truyện cổ tích Tấm Cám

- Ở giai đoạn đầu, khi gặp những sự đè nén hay những khó khăn, Tấm rất thụ động, yếu đuối, thường chỉ khóc không biết làm gì (lúc mất giỏ cá, lúc mất con bống, lúc bị bắt ngồi nhặt thóc...). Ở giai đoạn này, Tấm chỉ biết trông đợi vào sự giúp đỡ của bên ngoài (ông Bụt).
- Nhưng đến giai đoạn sau, Tấm đã kiên quyết đấu tranh để giành lại cuộc sống, giành lại hạnh phúc (chim vàng anh, chiếc khung cửi đều lên tiếng dọa Cám và kết thúc truyện, Tấm đã buộc mẹ con Cám phải nhận một kết cục xứng đáng với tội ác của mình). Ở giai đoạn này, tuy Tấm nhiều lần hóa thân nhưng nhân vật Bụt đã không còn xuất hiện. Thay vào đó, Tấm đã chủ động hơn trong những hành động của mình.
- Có thể nói, sở dĩ có sự phát triển về tính cách như vậy là vì ban đầu, Tấm chưa ý thức được thân phận của mình, những mâu thuẫn thì chưa tới mức căng thẳng và quyết liệt. Hơn nữa, Tấm lại có sự giúp đỡ của nhân vật thần kì nên Tấm còn thụ động. Ở giai đoạn sau, mâu thuẫn bắt đầu quyết liệt đẩy Tấm vào thế phải đấu tranh để giành lại cuộc sống và hạnh phúc của mình. Sự phát triển tính cách của nhân vật Tấm cũng cho thấy sức sống bất diệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch. Nó là sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác trong cuộc sống.
4. Truyện Cười
5. Điền tiếp vào những chỗ trống để tạo thành bài ca dao
Thân em như quả bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
- Thân em như quả xoài trên cây
Gió đông gió tây gió nam gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rụng xuống biết vào tay ai
Chiều chiều ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người yếm trắng, dải điều thắt lưng
Gợi thân phận
người phụ nữ
Gợi thời gian
nghệ thuật
" nhạy cảm"
  - Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu – cau là chất liệu của ca dao
- Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ lấy từ chất liệu ca dao (ví dụ như: Truyện Kiều: "Thiếp như hoa đã lìa cành / Chàng như con bướm lượn vành mà chơi". Ca dao: "Ai làm cho bướm lìa hoa / Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng").
6. Tìm một vài bài thơ của các nhà thơ trung đại để chứng minh vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết
The end
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: tuấn kiêt
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)