Tuần 11. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Chia sẻ bởi Trần Thị Kiều Hoa | Ngày 09/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:


Tiết 32:
ÔN TẬP
VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Giáo viên: Trần Thị Kiều Hoa


Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam là:
A.Tính tập thể.
B.Tính truyền miệng.
C.Tính bình dân.
D.Cả A và B.

Văn học dân gian Việt Nam bao gồm những thể loại gì?
???
???
I. Ôn tập kiến thức khái quát:
Van học dân gian Việt Nam
ĐÆc tr­ng
Hệ thống thể loại
Tính
tập thể
Tính
truyền
miệng
Truyện cổ dân gian
Thần
thoại
Sử
thi
Truyền
thuyết
Truyện
cổ
tích
Truyện
ngụ
ngôn
Truyện
cười
Truyện
thơ
Câu
nói
DG
Tục
ng?
Câu
đố
thơ ca dân gian
ca dao
Than
thân
Yêu
thương
tỡnh
nghĩa
Hài
hước

SK
DG
Chèo
Tuồng
...
I. Ôn tập kiến thức khái quát:
II. Ôn tập về hệ thống thể loại và các tác phẩm( đoạn trích) đã học
II. Ôn tập về hệ thống thể loại và các tác phẩm( đoạn trích) đã học
II. Ôn tập về hệ thống thể loại và các tác phẩm( đoạn trích) đã học
II. Ôn tập về hệ thống thể loại và các tác phẩm( đoạn trích) đã học
II. Ôn tập về hệ thống thể loại và các tác phẩm( đoạn trích) đã học
II. Ôn tập về hệ thống thể loại và các tác phẩm( đoạn trích) đã học
Bài 1/SGK – 101.
Cả miền Ê-đê Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy.
Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ỗng bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc…
(Trích “Chiến thắng Mtao Mxây” - Sử thi Đăm Săn)
III.Bài tập vận dụng:
Đặc trưng nghệ thuật của sử thi trong miêu tả nhân vật anh hùng: Sử dụng thủ pháp so sánh, phóng đại, trùng điệp,...
Tác dụng: Ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng sử thi mang tầm vóc lịch sử, hài hoà cùng vẻ đẹp của thiên nhiên rộng lớn.
III.Bài tập vận dụng
Bài 1/SGK- 101.

1.Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra đồng ngoài.

2.Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.


3.Thân em như trái bưởi bòng
Đắng the ngoài vỏ trong lòng ngọt thanh.

4.Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.


5.Thân em như quế giữa rừng
Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay.
6.Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
7.Thân em như miếng cau khô,
Kẻ thanh chuộng mỏng, kẻ thô chuộng dày.

8.Thân em như chổi đầu hè,
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân.
Chùi rồi lại vứt ra sân,
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi.




III.Bài tập vận dụng:
Bài 2 (Bài tập 5/SGK - 102)
1. Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

2. Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau.


3. Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần
4. Chiều chiều lo bảy lo ba
Lo cha mẹ già đầu bạc tuổi cao.
5. Chiều chiều ra đứng bờ ao
Nước kia không khát, khát khao duyên nàng.

6. Chiều chiều ra đứng cổng làng
Nghe trống bãi tràng em chạy đón anh.

7.Chiều chiều bìm bịp giao canh
Trống chùa đã đánh sao anh chưa về.


8. Chiều chiều lo bảy lo ba
Lo cau trổ muộn lo già hết duyên
Còn duyên anh cưới con heo
Hết duyên anh cưới con mèo cụt đuôi


III.Bài tập vận dụng:
Bài 2 (Bài 5/SGK- 102) - tiếp theo


III.Bài tập vận dụng:
Bài 2 (Bài 5/SGK- 102) - tiếp theo
1.Ước gì anh hoá ra hoa
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn.

2.Áo xông hương của chàng vắt mắc
Đêm em nằm em đắp lấy hơi
Gửi khăn, gửi túi, gửi nhời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
Vì mây cho núi lên xa
Mây cao mù mịt, núi nhoà xanh xanh.

3.Em về, anh mượn khăn tay
Gói câu tình nghĩa, lâu ngày sợ quên.

4. Khăn vuông bốn chéo cột giùm
Miệng cười người nghĩa hò giùm ít câu.

5. Qua cầu ghé nón thăm đồng
Đồng bao nhiêu lúa thương chồng bấy nhiêu
Tay nâng khăn gói sang sông
Mồ hôi ướt đẫm, thương chồng phải theo.

1.Hôm qua dệt cửi thoi vàng
Sực nhớ đến chàng, cửi lại dừng thoi
Cửi rầu, cửi tủi chàng ơi
Ngọn đèn sáng tỏ bóng người đằng xa.
2. Gặp người sao có một lần
Để em thương nhớ tần ngần suốt năm.
3.Đêm qua ra đứng chờ ai
Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.
4.Vì ai cho thiếp lỡ làng ?
Vì chàng tư lự, hoa tàn nhị rơi.

III.Bài tập vận dụng:

Bài 2 (Bài 5/SGK- 102) - tiếp theo
5. Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.

6. Nhớ ngày ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai ?

7. Mình về mình nhớ ta chăng ?
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen.
1.Em về dệt cửi trên khung
Để anh đọc sách cùng chung một đèn
Vải em em bán lấy tiền
Em mua lụa liền may áo cho anh
Trong thì lót tím lót xanh
Ngoài thêu đôi bướm lượn cành phù dung.

2.Chàng về để áo lại đây
Phòng khi em nhớ, cầm tay đỡ buồn.
III.Bài tập vận dụng:

Bài 2 (Bài 5/SGK- 102) - tiếp theo
3.Hôm qua tát nước đầu đình
bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.

2. Thuyền ơi có nhớ bến không ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

3.Thuyền không bánh lái thuyền quay
Em không cha mẹ ai bày em nên.

4.Gương không có thuỷ gương mờ
Thuyền không có lái lững lơ giữa dòng
Mong sao nghĩa thuỷ tình chung
Cho thuyền cặp bến, gương trong ngàn đời.

5.Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.

6.Thuyền chài, thuyền lái, thuyền câu
Biết thuyền nhân ngãi nơi đâu mà tìm.
III.Bài tập vận dụng:

Bài 2 (Bài 5/SGK- 102) - tiếp.
1.Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết gửi mình vào đâu.

1.Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

2.Gừng già, gừng rụi, gừng cay
Anh hùng càng cực, càng dày nghĩa nhân.

3.Khế với chanh một lòng chua xót
Mật với gừng một ngọt một cay.
III.Bài tập vận dụng:

Bài 2 (Bài 5/SGK- 102) - tiếp.
Đặc trưng nghệ thuật của ca dao:
- Hay sử dụng những môtip quen thuộc.
- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hình ảnh có tính biểu tượng.
- Hình ảnh so sánh gần gũi, thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Tác dụng:
- Dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hiểu.
- Diễn tả được một cách chân thực và sinh động đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người dân lao động.
III.Bài tập vận dụng
Bài 3 (Bài tập 6/SGK-102)
Những vần thơ trong văn học trung đại, hiện đại có sử dụng chất liệu văn học dân gian:
1.Nguyễn Du - Truyện Kiều:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
2.Hồ Xuân Hương – Bánh trôi nước
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
III.Bài tập vận dụng
Bài 3 (Bài 6/SGK - 102)
3.Xuân Quỳnh – Sóng:
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
4.Tố Hữu - Việt Bắc:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn…
III.Bài tập vận dụng
Bài 3 (Bài 6/SGK - 102)
5.Nguyễn Khoa Điềm - Đất nước
Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi…
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn.
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất nước có từ ngày đó.

Củng cố:
Kiến thức cần ghi nhớ:
1. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.
2.Đặc trưng cơ bản từng thể loại của văn học dân gian với các tác phẩm (đoạn trích) đã học.

Bài tập: Viết một bài thu hoạch về những vấn đề tâm đắc nhất của bản thân sau khi học xong phần văn học dân gian Việt Nam trong chương trình ngữ văn 10.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Kiều Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)