Tuần 11. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Hải Yến | Ngày 09/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

HỌ VÀ TÊN:
-NGUYỄN HẢI YẾN
-DƯƠNG THANH HiỀN
-NGUYỄN HẢI PHONG
-VŨ MAI CHI
-ĐỖ CAO CƯỜNG
-ĐÀO ANH DŨNG
-LÊ KIM HIẾU
-NGUYỄN TRUNG KIÊN
-TRẦN DIỆU LINH
B À I L À M C Ủ A T Ổ 2:
PHẦN a:
Ca dao than thân:
-Là lời của người phụ nữ trong xã hội cũ, thân phận của họ bị phụ thuộc, bị xem thường bởi những thế lực trong xã hội.
-Vì:Họ bị phụ thuộc, không tự quyết định được hạnh phúc, những giá trị của họ không được biết đến hoặc bị lãng quên.
-Ca dao thường sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ để nói về thân phận, số kiếp như:” ví như”, mô tuýp “thân em”,...


PHẦN a:
Ca dao yêu thương tình nghĩa:
-Đề cập tới tình yêu, sự thủy chung, nỗi nhớ, ước mong gặp nhau của đôi lứa…
-Họ hay nhắc đến những biểu tượng đó vì:
+ Chiếc khăn ẩn dụ cho việc gửi gắm nỗi lòng, tình cảm của cô gái tới chàng trai, chiếc khăn còn là hiện thân của cô gái.
+ Chiếc cầu- dải yếm là hình tượng độc đáo, kì lạ trong ca dao, thể hiện khát vọng tình cảm mặn nồng của nam nữ
+ Chiếc cầu phản ánh ước mơ chính đáng của các cặp đôi yêu nhau, đó cũng là ý tưởng táo bạo của cô gái.
+Gừng cay- muối mặn nói lên sự thủy chung, nghĩa tình hướng tới tình cảm vợ chồng mặn nồng, son sắt




PHẦN a:
So sánh:
-Tiếng c­ười phê phán, châm biếm là tiếng cư­ời hư­ớng vào những thói xấu trong một bộ phận quần chúng nhân dân nhằm đả kích, cải biến nó hoặc tiêu diệt nó (những hạng ngư­ời lư­ời nhác, ham ăn, những thầy bói dởm, những quan lại bất tài, những người phụ nữ đỏng đảnh, trăng hoa...) 
-Tiếng cư­ời tự trào (tự cư­ời mình) là tiếng cư­ời lạc quan yêu đời của ngư­ời lao động. Họ đã lấy chính cái nghèo của mình để tự trào một cách hồn nhiên, hóm hỉnh. Dù cuộc sống nghèo hèn như­ng họ đã vư­ợt lên để sống một cách lạc quan bằng cách "thi vị hóa" cuộc sống của mình. 
=>> Người lao động luôn có tâm hồn trong sáng,yêu đời ,vui tươi hóm hình, lạc quan trong công việc và cuộc sống
 đáng được chân trọng.
PHẦN b:
Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng:
- So sánh:là cách đối chiếu hai hay nhiều hiện tượng khác loại có cùng một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng.
+So sánh trực tiếp:là kiểu so sánh trực tiếp với sự hiện diện của các từ liên từ “như”, “như thế”, “cũng thế”.
Ví dụ: Đôi ta như thể con tằm  
Cùng ăn một lá cùng nằm một nong
+So sánh song hành: là một kiểu so sánh chìm, giữa hai vế không có từ liên từ “ như”, “ là”, “ như thế”,...
Ví dụ: Cây xanh thì lá cũng xanh
     Cha mẹ hiền lành để đức cho con
So sánh giúp ta nhận thức sâu sắc hơn phương tiện nào đó của sự vật, hiện tượng. Nhờ so sánh mà các khái niệm, đặc điểm, thuộc tính trừu tượng trở nên rõ ràng, dễ hiểu.
PHẦN b:
- Ẩn dụ:là phương thức tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái khác mà bản thân cái được nói đến thì được ẩn đi một cách kín đáo.
+Ý nghĩa nhận thức: ẩn dụ đưa đến cho ta một nhận thức mới, một lối tư duy mới về sự vật.
+Ý nghĩa thâm mĩ:ẩn dụ giúp cho tác giả dân gian diễn tả được những điều thầm kín, thậm chí những điều khó nói nhất, khó diễn đạt nhất bằng những hình tượng nghệ thuật vừa khái quát vừa giàu chất thơ.
+Ý nghĩa biểu cảm: ẩn dụ đọng lại trong lòng người tiếp nhận không chỉ ở chỗ sự vật ấy được phản ánh ra sao mà quan trọng là tình cảm, trạng thái tâm hồn của con người thể hiện như thế nào qua cách phản ánh ấy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hải Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)