Tuần 11. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Hồng Châu | Ngày 19/03/2024 | 71

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
II. Bài tập vận dụng
Đọc hai đoạn văn miêu tả cảnh Đăm Săn múa khiên và đoạn cuối tả hình ảnh và sức khỏe của chàng trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. Từ 3 đoạn văn đó hãy cho biết :
- Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng trong sử thi là gì? (Dẫn chứng)
- Nhờ những thủ pháp đặc trưng đó, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi đã được lí tưởng hóa như thế nào?
Trả lời:

Đoạn 1: “ Đăm Săn rung khiên múa,… trúng một cái chão cột trâu”
Đoạn 2: “ Thế là Đăm Săn lại múa…. cũng không thủng”
Đoạn 3: “ Vì vậy, danh vang đến thần… từ trong bụng mẹ”
Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng sử thi đó là các thủ pháp:
So sánh:
Với các câu văn :
+ “Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”
+ “Bắp chân chàng to như cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang với sức voi đực”

Phóng đại:
+ “Một lần xốc tới, chàng vượt 1 đồi tranh”
+ “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt,ba đồi tranh bật rễ bay tung”
Trùng điệp:
Nằm ở nội dung các câu văn và ở cả cách thức thể hiện. Các hành động cũng như đặc điểm của Đăm Săn đều được luyến láy nhiều lần nhằm tạo nên sự kì vĩ, lớn lao: “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”, “bắp chân chàng to bằng cây xà ngang… Đăm Săn vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ”
* Nhờ những thủ pháp đặc trưng đó, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi đã được lí tưởng hóa như: một vẻ đẹp kì vĩ lớn lao trong một khung cảnh cũng rất hoành tráng và dữ dội
2. Căn cứ vào tấn bi kịch của Mị Châu- Trọng Thủy trong Truyện An Dương và Mị Châu- Trọng Thủy, hãy lập bảng và ghi nội dung trả lời
3. “Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình”
Hãy phân tích truyện Tấm Cám để làm sáng tỏ điều đó
Phân tích truyện Tấm Cám
- Ở giai đoạn đầu:khi gặp những sự đè nén hay những khó khăn,Tấm rất thụ động, yếu đuối, thường chỉ khóc không biết làm gì(lúc mất giỏ cá, lúc mất cá bống, lúc bị bắt ngồi nhặt thóc..). Ở giai đoạn này, Tấm chỉ trông đợi vào sự giúp đỡ của bên ngoài(ông Bụt)
- Đến giai đoạn sau, Tấm đã kiên quyết đấu tranh để giành lại cuộc sống, hạnh phúc (chim vàng anh, khung cửi đều lên tiếng dọa Cám phải nhận một kết cục xứng đáng với tội ác của mình). Ở giai đoạn này, tuy Tấm nhiều lần hóa thân nhưng nhân vật Bụt đã không còn xuất hiện. Thay vào đó, Tấm đã chủ động hơn trong những hành động của mình
=> Có thể nói, sở dĩ có sự phát triển tính cách như vậy là vì ban đầu, tấm chưa có ấy thức được thân phận của mình, những mâu thuẫn chưa tới mức căng thẳng và quyết liệt. Hơn nữa, Tấm lại có sự giúp đỡ của nhân vật thần kỳ nên Tấm còn thụ động.Ở giai đoạn sau, mâu thuẫn bắt đầu quyết liệt đẩy Tấm vào thế phải đấu tranh để giành lại cuộc sống và hạnh phúc của mình. Sự phát triển tính cách của nhân vật Tấm cho thấy sức sống bất diệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch. Nó là sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác trong cuộc sống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Hồng Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)