Tuần 11. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Chia sẻ bởi Thuy Pham | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ DIỆU
I. Nội dung ôn tập
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
Văn học dân gian được tập thể sáng tạo nên.
Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.


Câu hỏi: Văn học dân gian có những đặc trưng gì?
1. Đặc trưng của văn học dân gian

2. Hệ thống thể loại của VHDG
- Gồm 12 thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ, vè, truyện thơ, câu đố, chèo,
- 6 thể loại được học: sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ.
Câu hỏi : VHDG có bao nhiêu thể loại? Trong chương trình lớp 10 các em đã được học những thể loại nào?
3. Đặc trưng của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười
a. Nội dung
b. Nghệ thuật
4. Ca dao
Em hãy cho biết Ca dao gồm có những loại (nội dung) nào?

Hãy đọc một số bài Ca dao tiêu biểu về các nội dung vừa nêu?
h
II. Bài tập vận dụng
1. Bài tập 1.
Câu hỏi 1:
Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi qua đoạn trích chiến thắng Mtao Mxây là gì?

+ Phóng đại.
+ So sánh.
+ Trùng điệp.
+ Ngôn ngữ trang trọng.
+ Hình tượng nhân vật hoành tráng.

Câu hỏi: Hãy tìm những câu văn có sử dụng các thủ pháp so sánh trong các đoạn trích dưới đây?
So sánh tương đồng, có sử dụng từ so sánh:…….
So sánh tăng cấp: (đoạn tả tài múa khiên của Đăm Săn, đoạn tả đoàn người đông đảo, đoạn mô tả thân hình lực lưỡng của Đăm Săn)….
So sánh tương phản:( tả cảnh múa khiên của Đăm Săn và MtaoMây)….
So sánh đòn bẩy(tả tài của địch thủ trước, tài của người anh hùng sau)….
“…khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tơn như một vị thần. Hắn đóng một cái khố sọc gấp bỏ múi, mặc một cái áo dày nút, đi từ nhà trong ra nhà ngoài, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo, giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm.”
“…khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tơn như một vị thần. Hắn đóng một cái khố sọc gấp bỏ múi, mặc một cái áo dày nút, đi từ nhà trong ra nhà ngoài, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo, giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm.”
Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh, một lần xốc tới nữa chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây…. Chàng múa trên cao như gió bão. Chàng múa dưới thấp như gió lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc, cây cối chết rụi”
“Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh, một lần xốc tới nữa chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây…. Chàng múa trên cao như gió bão. Chàng múa dưới thấp như gió lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc, cây cối chết rụi”
“… danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng nghe danh tiếng Đăm Săn…. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ấm bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa như sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc”
“… danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng nghe danh tiếng Đăm Săn…. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ấm bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa như sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc”
Câu hỏi : Hãy gạch chân dưới những câu văn sử dụng biện pháp trùng điệp?
“… chàng Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vùng nhão ra như nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai cùng chui lên nămd trên cao sửoi nắng. ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú…. Làm sao có được một tù trưởng, đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa, đánh đâu đập tan đó, vây đâu phá nát đó…”
“… chàng Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vùng nhão ra như nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai cùng chui lên nằm trên cao sưởi nắng. ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú…. Làm sao có được một tù trưởng, đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa, đánh đâu đập tan đó, vây đâu phá nát đó…”
Câu hỏi 2: Hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp nghệ thuật đó là gì?
A- Tạo sự kì vĩ, hoành tráng trong tác phẩm.
B- Làm cho câu chuyện thêm sinh động.
C- Nhằm mục đích gây cười.
D- Tăng thêm màu sắc gợi cảm cho người đọc.
2. Bài tập 2
Câu hỏi 1: Cốt lõi lịch sử của truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ là gì?

A- An Dương Vương được thần Kim Qui giúp đỡ.
B- Cuộc xung đột An Dương Vương- Triệu Đà thời kì Âu Lạc.
C- Nước Âu Lạc chế được một loại nỏ thần.
Câu hỏi 2: Bi kịch được hư cấu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ là gì?
A- Cuộc xung đột giữa An Dương Vương và Triệu Đà.
B- Mối tình của Mị Châu và Trọng Thuỷ.
C- Mị Châu chết hoá thành ngọc trai.
D- An Dương Vương rút gươm chém Mị Châu.
Câu hỏi 3: Chỉ ra những chi tiết hoang đường, kì ảo trong tác phẩm?
A- Nhân vật cụ già xuất hiện một cách kì bí.
B- Thần Kim Qui từ biển Đông lên giúp An Dương Vương xây thành, chế nỏ.
C- Rùa Vàng rẽ nước dẫn An Dương Vương
xuống biển.
D- Hình ảnh ngọc trai - giếng nước.
E- Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn theo
hình trôn ốc.

3. Bài 4
3. Bài 4
3. Bài 4
3. Bài 4
3. Bài 4
3. Bài 4
3. Bài 4
3. Bài 4
3. Bài 4
4. Bài 5
Câu hỏi 1: Điền tiếp vào sau các từ mở đầu Thân em như...để thành bài ca dao hoàn chỉnh?
Thân em như ……...mưa ……
………………………………………………
Thân em như ……. giữa đàng,
………………………………………………

Thân em như như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

4. Bài 5
Câu hỏi 1: Điền tiếp vào sau các từ mở đầu Thân em như...để thành bài ca dao hoàn chỉnh?
Thân em như ……………… khô
………………………………………………….
Thân em như lá ……………….
Ngày thì……….……đêm thì…………………

Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng người thô tham dày
Thân em như lá đài bi
Ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương

Câu hỏi 2: Điền tiếp vào sau các từ mở đầu Chiều chiều... để thành những bài ca dao trọn vẹn
- Chiều chiều ra đứng ………..,
Trông về quê mẹ ………………………...
- Chiều chiều lại nhớ …………,
Nhớ người yếm trắng…………………....
- Chiều chiều mây phủ ………,
Lòng ta ………….nước mắt và lộn cơm
Câu hỏi 2: Điền tiếp vào sau các từ mở đầu Chiều chiều... để thành những bài ca dao trọn vẹn
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
- Chiều chiều lại nhớ chiều chiều,
Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng.
- Chiều chiều mây phủ Sơn Trà,
Lòng ta nhớ bạn nước mắt và lộn cơm
Câu hỏi 3: Tìm một số bài ca dao nói về nỗi nhớ của người đang yêu, hình ảnh cây đa, bến nước, con thuyền, chiếc khăn, chiếc áo?

- Thuyền ơi ………………….,
Bến thì ……………………………………..
- Cây đa….., bến đò ………...
Bộ hành có nghĩa nắng mưa ………..…..
- Trăm năm đành lỗi …………
Cây đa ………., con đò ………….……....
Câu hỏi 3: Tìm một số bài ca dao nói về nỗi nhớ của người đang yêu, hình ảnh cây đa, bến nước, con thuyền, chiếc khăn, chiếc áo?

- Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
- Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ.
- Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác xưa.
- Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa.
- Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.
- Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
- Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai.
Câu hỏi 4: Tìm thêm một số bài ca dao hài hước mang lại tiếng cười cho con người trong cuộc sống?
- Chồng người bể Sở, sông Ngô.
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần.
- Làm trai cho đáng nên trai,
Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu.
- Làm trai cho đáng nên trai,
Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con.
Câu hỏi 4: Tìm thêm một số bài ca dao hài hước mang lại tiếng cười cho con người trong cuộc sống?
- Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sòng
Để tôi tát nước múc chồng tôi lên.
- Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.
5. Bài 6: Tìm một số câu thơ của các nhà thơ trung đại hoặc hiện đại có sử dụng chất liệu văn học dân gian.
- Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
- Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

- Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
( Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương)
- Đất là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
- Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.
(Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm)
III. Củng cố
- Các đặc trưng của VHDG
- Hệ thống thể loại của VHDG
- Đặc trưng của các thể loại đã học.
- Nắm được nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm VHDG đã được học.
IV. Dặn dò
Bài cũ: Học thuộc lòng các bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, hài hước trong sách giáo khoa và nêu ngắn gọn nội dung chính của từng bài.

Chuẩn bị bài mới: khái quát văn học Việt Nam…

BÀI HỌC KẾT THÚC

CHÚC CÁC EM ĐẠT KẾT QUẢ TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thuy Pham
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)