Tuần 11. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
Chia sẻ bởi Trường Thpt Chế Lan Viên |
Ngày 10/05/2019 |
23
Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Luyện tập thao tác lập luận so sánh thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
LUYỆN TẬP
THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
1. Nhắc lại khái niệm về thao tác lập luận so sánh?
So sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với các đối tượng khác.
2. Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh là gì?
Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau của chúng.
ÔN TẬP
I. BÀI TẬP 1:
Tìm hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong hai bài thơ:
- “Khi đi trẻ, lúc về già,
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi”
( Hạ Tri Chương)
- “Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người”
(Chế Lan Viên)
1. Điểm giống nhau:
a. Cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao:
-“Khi đi trẻ, lúc về già”
(Hạ Tri Chương)
“Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi”
(Chế Lan Viên)
1. Điểm giống nhau:
b. Cả hai đều nhận thấy mình xa lạ ngay trên chính quê hương:
- “Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi”
(Hạ Tri Chương)
Không còn ai nhận ra mình
- “Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người”
(Chế Lan Viên)
Quê hương đã biến đổi sau chiến tranh, không còn cảnh cũ người xưa
2. Kết luận:
Hai nhà thơ, hai con người ở hai thời đại khác nhau, nhưng cảm xúc về nỗi lòng của người xa xứ ngày trở về đều có nét giống nhau. Đọc người xưa cũng là dịp để hiểu người nay sâu sắc hơn.
Yêu cầu thực hành:Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một trong hai ý thơ trên
Thảo Luận Nhóm
Gợi ý cho đoạn 1, ý 1:
Cả hai nhà thơ đều có sự cảm nhận giống nhau khi về thăm lại quê hương. Đó là sự cảm nhận về thời gian và tuổi tác. Thời gian trôi đi không bao giờ trở lại. Nó kéo theo bao sự thay đổi. Sự vật biến đổi. Con người già nua.Cả hai nhà thơ đều bắt nguồn từ quy luật ấy. Giọng thơ cũng giống nhau, có nỗi buồn man mác trước cảnh cũ người xưa. Hẳn là cả hai đều bỡ ngỡ. Có cái gì gợi nhớ đến bâng khuâng.
II. BÀI TẬP 2: Đây là cách so sánh tương đồng:
1. Học và trồng cây đều có ích như nhau:
Học: mang lại tri thức để thực hành trong đời sống.
Trồng cây: cho hoa, quả, cho môi trường trong sạch, điều hoà khí hậu
2. Học và trồng cây đều cần có thời gian:
- Học: tiếp thu từ đơn giản đến phức tạp, dễ đến khó để tiến bộ
Trồng cây: dần dần thu hoạch từ ít đến nhiều, không nôn nóng.
3. Kết luận: Cách so sánh để khuyên ta kiên nhẫn trên con đường học tập
TỰ TÌNH
(Bài 1)
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông chùa chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử giai nhân ai đó tá?
Thân này đâu để chịu già tom!
(Hồ Xuân Hương)
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
Trời chiều bảng lãng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
(Bà Huyện Thanh Quan)
Bài tập III.So sánh ngôn ngữ thơ trong hai bài thơ
So sánh trên tiêu chí ngôn ngữ:
Sự giống nhau của hai bài thơ:
Thể loại: thất ngôn bát cú
Ngôn ngữ: đều gieo vần, tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối (câu 3 + 4 và 5 + 6)
III. BÀI TẬP 3:
2. Sự khác biệt:
- Ngôn từ:
+ Thơ Hồ Xuân Hương: dùng ngôn ngữ hàng ngày (tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiếng thêm rền rĩ, khắp mọi chòm…; cớ sao om, duyên để mõm mòm, chịu già tom)
+ Thơ Bà Huyện Thanh Quan: dùng nhiều từ Hán Việt (hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, chốn Chương Đài, người lữ thứ, nỗi hàn ôn)
- Về thi liệu:
+ Thơ Bà Huyện Thanh Quan: dùng nhiều thi liệu của văn chương cổ điển (Chương Đài, ngàn mai, dặm liễu)
+ Thơ Hồ Xuân Hương: ít dùng
- Về phong cách:
+ Hồ Xuân Hương: gần gũi, bình dân, tuy có xót xa nhưng vẫn tinh nghịch, hiểm hóc
+ Bà Huyện Thanh Quan: trang nhã, đài các, tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu
3. Kết luận: Cả hai bài thơ đều hay theo hai phong cách khác nhau
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
“Một phương diện của thiên tài Nguyễn Du: Từ Hải”
Ý chính của bài: Hoài Thanh đã so sánh nhân vật Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân với nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du
Nắm được cách so sánh tương đồng và so sánh tương phản
- Biết cách viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
- Đọc bài Đọc thêm.
- Viết các đoạn văn trong các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài học tiếp theo:
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận so sánh và phân tích
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
1. Nhắc lại khái niệm về thao tác lập luận so sánh?
So sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với các đối tượng khác.
2. Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh là gì?
Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau của chúng.
ÔN TẬP
I. BÀI TẬP 1:
Tìm hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong hai bài thơ:
- “Khi đi trẻ, lúc về già,
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi”
( Hạ Tri Chương)
- “Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người”
(Chế Lan Viên)
1. Điểm giống nhau:
a. Cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao:
-“Khi đi trẻ, lúc về già”
(Hạ Tri Chương)
“Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi”
(Chế Lan Viên)
1. Điểm giống nhau:
b. Cả hai đều nhận thấy mình xa lạ ngay trên chính quê hương:
- “Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi”
(Hạ Tri Chương)
Không còn ai nhận ra mình
- “Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người”
(Chế Lan Viên)
Quê hương đã biến đổi sau chiến tranh, không còn cảnh cũ người xưa
2. Kết luận:
Hai nhà thơ, hai con người ở hai thời đại khác nhau, nhưng cảm xúc về nỗi lòng của người xa xứ ngày trở về đều có nét giống nhau. Đọc người xưa cũng là dịp để hiểu người nay sâu sắc hơn.
Yêu cầu thực hành:Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một trong hai ý thơ trên
Thảo Luận Nhóm
Gợi ý cho đoạn 1, ý 1:
Cả hai nhà thơ đều có sự cảm nhận giống nhau khi về thăm lại quê hương. Đó là sự cảm nhận về thời gian và tuổi tác. Thời gian trôi đi không bao giờ trở lại. Nó kéo theo bao sự thay đổi. Sự vật biến đổi. Con người già nua.Cả hai nhà thơ đều bắt nguồn từ quy luật ấy. Giọng thơ cũng giống nhau, có nỗi buồn man mác trước cảnh cũ người xưa. Hẳn là cả hai đều bỡ ngỡ. Có cái gì gợi nhớ đến bâng khuâng.
II. BÀI TẬP 2: Đây là cách so sánh tương đồng:
1. Học và trồng cây đều có ích như nhau:
Học: mang lại tri thức để thực hành trong đời sống.
Trồng cây: cho hoa, quả, cho môi trường trong sạch, điều hoà khí hậu
2. Học và trồng cây đều cần có thời gian:
- Học: tiếp thu từ đơn giản đến phức tạp, dễ đến khó để tiến bộ
Trồng cây: dần dần thu hoạch từ ít đến nhiều, không nôn nóng.
3. Kết luận: Cách so sánh để khuyên ta kiên nhẫn trên con đường học tập
TỰ TÌNH
(Bài 1)
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông chùa chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử giai nhân ai đó tá?
Thân này đâu để chịu già tom!
(Hồ Xuân Hương)
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
Trời chiều bảng lãng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
(Bà Huyện Thanh Quan)
Bài tập III.So sánh ngôn ngữ thơ trong hai bài thơ
So sánh trên tiêu chí ngôn ngữ:
Sự giống nhau của hai bài thơ:
Thể loại: thất ngôn bát cú
Ngôn ngữ: đều gieo vần, tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối (câu 3 + 4 và 5 + 6)
III. BÀI TẬP 3:
2. Sự khác biệt:
- Ngôn từ:
+ Thơ Hồ Xuân Hương: dùng ngôn ngữ hàng ngày (tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiếng thêm rền rĩ, khắp mọi chòm…; cớ sao om, duyên để mõm mòm, chịu già tom)
+ Thơ Bà Huyện Thanh Quan: dùng nhiều từ Hán Việt (hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, chốn Chương Đài, người lữ thứ, nỗi hàn ôn)
- Về thi liệu:
+ Thơ Bà Huyện Thanh Quan: dùng nhiều thi liệu của văn chương cổ điển (Chương Đài, ngàn mai, dặm liễu)
+ Thơ Hồ Xuân Hương: ít dùng
- Về phong cách:
+ Hồ Xuân Hương: gần gũi, bình dân, tuy có xót xa nhưng vẫn tinh nghịch, hiểm hóc
+ Bà Huyện Thanh Quan: trang nhã, đài các, tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu
3. Kết luận: Cả hai bài thơ đều hay theo hai phong cách khác nhau
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
“Một phương diện của thiên tài Nguyễn Du: Từ Hải”
Ý chính của bài: Hoài Thanh đã so sánh nhân vật Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân với nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du
Nắm được cách so sánh tương đồng và so sánh tương phản
- Biết cách viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
- Đọc bài Đọc thêm.
- Viết các đoạn văn trong các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài học tiếp theo:
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận so sánh và phân tích
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trường Thpt Chế Lan Viên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)