Tuần 11. Chữ người tử tù

Chia sẻ bởi Vũ Hữu Nhự | Ngày 10/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Chữ người tử tù thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Chữ người tử tù
( Nguyễn Tuân)
Tiết 41: Đọc văn
1. Tác giả :
Tiểu sử:
Sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
Quê: Làng Mọc, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
1945, đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến.
I. Tìm hiểu chung
1910 - 1987
Phần Tiểu dẫn đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết gì?
1. Tác giả :
Đóng góp của Nguyễn Tuân:
thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao.
làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc.
một phong cách tài hoa độc đáo, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
Những tác phẩm chính (SGK)
I. Tìm hiểu chung
1910 - 1987
2. Tác phẩm:
a) Tập truyện “Vang bóng một thời”
Một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ.
Nhân vật chính: Những nho sĩ cuối mùa, những con người tài hoa bất đắc chí, bất lực nhưng bất hòa với xã hội.
b) Chữ người tử tù:
Lúc đầu có tên “Dòng chữ cuối cùng” in năm 1938 trên tạp chí Tao đàn.
Được tuyển in trong “Vang bóng một thời”, đổi tên thành “Chữ người tử tù”.
I. Tìm hiểu chung
1940, gồm 11 truyện ngắn
II. ĐỌC HiỂU
1. Tình huống truyện:
a) Tọa độ của cuộc gặp gỡ:
- Không gian: nhà tù
- Thời gian: vài ngày cuối cùng trước khi Huấn Cao ra pháp trường.

Truyện gồm mấy nhân vật ?
Họ đã gặp nhau trong tình huống như thế nào?
II. ĐỌC HiỂU
1. Tình huống truyện:
b) Sự éo le trong thân phận hai người:
- Ở bình diện xã hội: là hai kẻ đối địch nhau.
Mối quan hệ giữa hai nhân vật này có gì đặc biệt ?
- Bình diện nghệ thuật: Họ là tri âm, tri kỷ
Huấn Cao: người tạo ra cái đẹp.
Quản ngục: người biết thưởng thức cái đẹp.
II. ĐỌC HiỂU
1. Tình huống truyện:
c) Sự đối mặt giữa hai loại nhà tù, hai kiểu tù nhân:
Mối quan hệ giữa hai nhân vật này có gì đặc biệt ?
Buộc quản ngục phải lựa chọn:
Muốn làm tròn chức phận quản ngục thì quay lưng lại với cái đẹp mà mình tôn thờ.
Muốn theo đuổi cái đẹp thì phải trả giá: đương đầu với nguy cơ quan trên biết sẽ bị khép vào tội.
Quản ngục sẽ lựa chọn như thế nào? Giữa Huấn Cao và quản ngục ai sẽ cứu ai ra khỏi nhà tù?
2.Nhân vật Huấn Cao
Ấn tượng đầu tiên của em
về nhân vật Huấn Cao là gì?
Tài năng này thường thuộc về tầng lớp nào trong xã hội?
a) Tài hoa, nghệ sĩ
Chữ mà ông Huấn Cao viết là loại chữ nào? Nó có gì đặc biệt?
Chữ Hán (Chữ Nho): là thứ chữ tượng hình, được viết bằng bút lông và mực Tàu. Mỗi chữ đều nằm trong khối vuông có nét đậm, nét nhạt, nét cứng, nét mềm. Có 4 kiểu chữ Hán:
2.Nhân vật Huấn Cao
- Chân: lối viết chân phương
2.Nhân vật Huấn Cao
- Thảo: lối viết nhanh, thoắng
2.Nhân vật Huấn Cao
- Triện: chữ được sắp xếp trong một cái triện hình vuông
2.Nhân vật Huấn Cao
- Lệ: lối chữ có nét uốn lượn ngoằn nghoèo
2.Nhân vật Huấn Cao
Tài hoa, nghệ sĩ

Thú chơi chữ: thú chơi của người Việt Nam và Trung Quốc mời người viết chữ đẹp về nhà viết chữ lên bức lụa hay chạm vào phiến gỗ để treo trong nhà. Bộ môn nghệ thuật viết chữ Nho ấy được gọi là THƯ PHÁP
Em biết gì về thú chơi chữ của người xưa?
Đây là thú chơi chữ của người có ít nhiều chữ nghĩa, có văn hóa và khiếu thẩm mỹ.
2.Nhân vật Huấn Cao
Tìm những chi tiết cho thấy tài hoa nghệ sĩ của Huấn Cao?
Qua lời của quản ngục: vùng tỉnh Sơn vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp.
Sở nguyện của viên quản ngục được treo ở nhà riêng của mình một đôi câu đối do ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Có được chữ ông Huấn là có một vật báu trên đời.
Sự nhẫn nại quan tâm và lòng dũng cảm của ngục quan: bất chấp sự an nguy của bản thân để biệt đãi Huấn Cao.
Nét chữ nết người: nét chữ vuông tươi tắn, nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người.
2.Nhân vật Huấn Cao
Ngoài tài viết chữ đẹp chúng ta còn có thể thấy điều gì trong tính cách của Huấn Cao? Điều gì khiến Huấn Cao không chỉ là một người nghệ sĩ mà còn là một người anh hùng?
b) Khí phách hiên ngang
Người đứng đầu bọn phản nghịch chống lại triều đình.
Nhận xét của thầy thơ lại: văn võ đều có tài cả.
Hành động “dỗ gông” của Huấn Cao và thái độ không thèm chấp lời dọa dẫm của tên lính áp giải.
Thản nhiên nhận rượu thịt như một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình trong lúc chưa bị giam cầm.
Khinh bạc trả lời quản ngục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa. Đến cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này.”
Thái độ “lễ phép” “xin lĩnh ý” và sự thừa nhận của ngục quan: Huấn Cao là “người chọc trời khuấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa”.
2.Nhân vật Huấn Cao
Em có nhận xét gì về khí phách của Huấn Cao?
b) Khí phách hiên ngang
dù cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng vẫn hoàn toàn tự do về tinh thần.
phong thái tự do, ung dung, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
nhân cách lí tưởng “bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”.
2.Nhân vật Huấn Cao
c) Có tâm hồn trong sáng, cao đẹp (thiên lương)
Còn điều gì làm nên sức hấp dẫn của Huấn Cao, đưa Huấn Cao trở thành một nhân vât văn học có vẻ đẹp lí tưởng?
Huấn Cao mới chỉ cho chữ những ai? Vì sao?
Mới cho chữ 3 người bạn thân.
Tính ông vốn “khoảnh”, trừ chỗ tri kỷ ông ít chịu cho chữ.
Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối.
2.Nhân vật Huấn Cao
c) Có tâm hồn trong sáng, cao đẹp (thiên lương)
Vì sao Huấn Cao lại thay đổi thái độ đối với quản ngục?
Xúc động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục
cho chữ
2.Nhân vật Huấn Cao
c) Có tâm hồn trong sáng, cao đẹp (thiên lương)
Em có kết luận gì về động cơ cho chữ của Huấn Cao?
Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và yêu quý cái đẹp.
2.Nhân vật Huấn Cao
c) Có tâm hồn trong sáng, cao đẹp (thiên lương)
Em có cảm nhận gì về câu nói “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”?
Quan niệm sống của Huấn Cao: sống là phải xứng đáng với những tấm lòng. Phụ tấm lòng cao đẹp của người khác là không thể tha thứ.
Tiểu kết
Em có kết luận gì về nhân vật Huấn Cao?
Huấn Cao không chỉ là người có tài mà còn có tâm, có thiên lương cao đẹp. Huấn Cao không chỉ có thái độ hiên ngang bất khuất, không sợ chết, coi khinh tiền bạc mà còn có tấm lòng yêu quý cái thiện, sợ phụ lòng người khác. Đây là hai mặt thống nhất trong một nhân cách lớn.
Tiểu kết
Nguyễn Tuân quan niệm như thế nào về cái đẹp và người có nhân cách đẹp?
Quan niệm của Nguyễn Tuân:
Cái đẹp và cái thiện không thể tách dời nhau.
Một nhân cách đẹp bao giờ cũng là một sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài.
Tiểu kết
Hình tượng Huấn Cao gợi ta liên tưởng đến nhân vật nào trong lịch sử?
Nguyên mẫu Cao Bá Quát:
Tiểu kết
Em thấy được đặc điểm gì trong thái độ của Nguyễn Tuân đối với Huấn Cao?
Yêu mến ca ngợi Huấn Cao, luyến tiếc một nhã thú văn hóa cổ truyền đang lụi tàn dần: nghệ thuật thư pháp.
Củng cố
Tình huống truyện độc đáo
Hình tượng nhân vật Huấn Cao
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Hữu Nhự
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)