Tuần 11. Chữ người tử tù
Chia sẻ bởi Đoàn Hương |
Ngày 10/05/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Chữ người tử tù thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Nguyễn Tuân(1910 - 1987) sinh ra trong gia đình nhà nho, quê quán làng Mọc - phường Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
- Năm 1945 ông đến với cách mạng dùng ngòi bút của mình phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân
- Ông là một nhà văn lớn có phong các độc đáo, một nghệ sĩ tài hoa suốt đời đi tìm cái đẹp, có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc cả về thể loại cũng như ngôn ngữ
2. Những tác phẩm chính
- Trước các mạng: Một chuyến đi(1938); Vang bóng một thời(1940); Thiếu quê hương(1940)
- Sau cách mạng: Đường vui(1949); Sông Đà(1960); Hà Nôi ta đánh Mĩ giỏi(1972)
3.Truyện "Chữ người tử tù"
- Xuất xứ: Rút từ tập truyện "Vang bóng một thời"
+ Đây là một tập truyện gồm 11 tác phẩm xuất sắc " gần đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ " viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng.
+ Thế giới nhân vật chủ yếu là những nho sĩ cuối mùa tài hoa bất đắc chí tìm đến những thú vui tao nhã cốt giữ thiên lương cho lành vững
-Nhan đề: Ban đầu có tên" Những dòng chữ cuối cùng"
- Tóm tắt cốt truyện:
Câu chuyện xoay quanh cuộc gặp gỡ, xin chữ và cho chữ giữa nhân vật Huấn Cao và Viên Quản ngục, thầy thơ lại ở nhà giam vào những ngày trước khi HC bị án chém
4. Giới thiệu về nghệ thuật thư pháp
Nghệ thuật chơi chữ Hán còn gọi là thư pháp. Đây là thú chơi thanh cao, tao nhã của người xưa
- Với người nghệ sĩ thư pháp mỗi lần cầm bút là một lần sáng tạo thể hiện tài, tâm, khí phách, nhân cách của mình
- Một số hình ảnh minh hoạ
Tâm Đức Cần Lộc
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tình huống truyện
Cuộc tương ngộ khác thường của hai con người khác thường
- Hoàn cảnh diễn ra: nơi tù ngục trong những ngày trước khi Huấn Cao bị án chém
- Tình thế éo le, đối nghịch
+ Viên quản ngục: đại diện cho bạo lực, tăm tối lại khát khao chữ nghĩa
+ Huấn cao: người tử tù cầm đầu cuộc nổi loạn có tài chữ đẹp là người cho chữ
Xã hội
Nghệ thuât
Họ là đối nghịch
Họ là tri âm tri kỉ đều
yêu cái đẹp
Tình huống nhiều ý nghĩa:
+ Làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao
+ Bộc lộ rõ nhân cách, tấm lòng viên quản ngục
+ Làm sáng rõ chủ đề tác phẩm
2. Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao
Nhân vật trung tâm của truyện được khắc hoạ với nhiều vẻ đẹp
a. Huấn Cao một người nghệ sĩ tài hoa
- Tài viết chữ rất nhanh và đẹp
- Qua lời đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lai -->tài nghệ HC nổi tiếng ai cũng biết ngay cả những kẻ cai ngục cũng biết tới và ao ước có chữ để treo
- Nét độc đáo: tài viết chữ gắn với tâm hồn, văn hoá lại được đặt vào một tên tử tù(vốn có tài vượt ngục và bẻ khoá), đây là điều hiếm thấy bởi thư hoạ thường gắn với nhũng người làm văn hoá nghệ thuật
b. Huấn Cao, một nhân cách trong sáng cao thượng
- Ông ý thức được giá trị của cái đẹp và đối lập nó với cái tầm thường phàm tục ? chưa bao giờ vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối
- Nâng niu, trân trọng cái đẹp trong tâm hồn con người.
+ Với chúa ngục tỏ thái độ khinh bạc
+ Với một người yêu chữ ông lại rất mực trân trọng, ông rất sợ một tấm lòng trong thiên hạ
HC có một thiên lương trong sáng
c. Huấn Cao, người anh hùng có khí phác hiên ngang
HC là con người nổi loạn chống lại triều đình, bị bắt kết án tử hình chờ ngày ra pháp trường. Trong con mắt của người đời ông là giặc cỏ nhưng người tù ấy vẫn ung dung điềm tĩnh không chút sợ hãi
Vẻ đẹp HC mang tính lí tưởng hài hoà giữa tài tâm, khí phách
Trong những ngày tháng sống xà lim: thản nhiên nhận rượu thịt, thể hiện thái độ khinh bạc không sợ thủ đoạn tàn bạo của lũ quan coi ngục, trước cái chết vẫn không một chút kinh sợ
Cảnh nhập lao: lạnh lùng dỗ gông thản nhiên bước vào nhà ngục trước sự coi thường doạ nạt
3 Vẻ đẹp nhân vật viên quản ngục
- Một con người có bản chất lương thiện thiên lương trong sáng lành vững
- QN có một tâm hồn nghệ sĩ, say mê và biết quý trọng cái đẹp có sở thích cao quý chơi chữ ( chú ý phân tích hành động khúm nún và thái độ nghẹn ngào trong cảnh cho chữ)
- Là người trọng khí phách,biết thương tiếc kẻ có tài
QN nhân vật lí tưởng của Nguyễn Tuân, giữa nghề nghiệp và bản chất trái ngược nhau
Quan điểm thẩm mĩ của NT: trong mỗi con người luôn ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, trọng cái tài; cái đẹp có thể tồn tại trong môi trường cái xấu cái ác
4. Cảnh cho chữ
- Cảnh tượng xưa nay chưa từng có
+ Tư thế người cho chữ và nhận chữ: người nắm quyền sinh quyền sát khúm núm sợ sệt, kẻ tử tù ung dung đường bệ, kẻ có chức năng giáo dục tội phạm lại đang bị tội phạm " giáo dục
+ Hoàn cảnh diễn ra: nhà tù tăm tối - nơi ngự trị của cái ác
- Thủ pháp nghệ thuật khắc hoạ cảnh cho chữ
+ Tương phản: bóng tối>< ánh sáng, nhà tù ẩm thấp nhơ bẩn >< tấm lụa trắng, tư thế khúm nún của quản ngục >< uy nghi của HC
+ Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh
- Lời khuyên của HC
+ Từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn
+ Tìm về chốn thanh tao
+ Giữ thiên lương cho lành vững
Lời của người tri kỉ ( xưng thầy quản) với quản ngục, di huấn với người đời
- Hành động bái lĩnh của ngục quan
+ Cái cúi đầu cao cả làm nên nhân cách con người, cảm phục trước cái tài và tâm đồng thời là sự ngưỡng mộ trước cái đẹp
+ Thể hiện niềm tin của nhà văn về bản chất con người, trong bất kì hoàn cảnh nào luôn hướng tới cái chân - thiện - mĩ
Tóm lại, với ngòi bút tài hoa NT đã sáng tạo cảnh cho chữ vô cùng độc đáo qua đó khẳng định sức mạnh kì diệu của cái đẹp chân chính có thể cảm hoá con người, chiến thắng cái xấu và cái ác
III. Tổng kết
Chữ người tử tù là một truyện ngắn xuất sắc của NT, qua tác phẩm nhà văn đã khắc hoạ thành công hình tượng Huấn Cao - một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. qua đó thể hiện quan niệm về cái đẹp và lòng yêu nước thầm kín của nhà văn
1. Tác giả
Nguyễn Tuân(1910 - 1987) sinh ra trong gia đình nhà nho, quê quán làng Mọc - phường Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
- Năm 1945 ông đến với cách mạng dùng ngòi bút của mình phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân
- Ông là một nhà văn lớn có phong các độc đáo, một nghệ sĩ tài hoa suốt đời đi tìm cái đẹp, có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc cả về thể loại cũng như ngôn ngữ
2. Những tác phẩm chính
- Trước các mạng: Một chuyến đi(1938); Vang bóng một thời(1940); Thiếu quê hương(1940)
- Sau cách mạng: Đường vui(1949); Sông Đà(1960); Hà Nôi ta đánh Mĩ giỏi(1972)
3.Truyện "Chữ người tử tù"
- Xuất xứ: Rút từ tập truyện "Vang bóng một thời"
+ Đây là một tập truyện gồm 11 tác phẩm xuất sắc " gần đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ " viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng.
+ Thế giới nhân vật chủ yếu là những nho sĩ cuối mùa tài hoa bất đắc chí tìm đến những thú vui tao nhã cốt giữ thiên lương cho lành vững
-Nhan đề: Ban đầu có tên" Những dòng chữ cuối cùng"
- Tóm tắt cốt truyện:
Câu chuyện xoay quanh cuộc gặp gỡ, xin chữ và cho chữ giữa nhân vật Huấn Cao và Viên Quản ngục, thầy thơ lại ở nhà giam vào những ngày trước khi HC bị án chém
4. Giới thiệu về nghệ thuật thư pháp
Nghệ thuật chơi chữ Hán còn gọi là thư pháp. Đây là thú chơi thanh cao, tao nhã của người xưa
- Với người nghệ sĩ thư pháp mỗi lần cầm bút là một lần sáng tạo thể hiện tài, tâm, khí phách, nhân cách của mình
- Một số hình ảnh minh hoạ
Tâm Đức Cần Lộc
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tình huống truyện
Cuộc tương ngộ khác thường của hai con người khác thường
- Hoàn cảnh diễn ra: nơi tù ngục trong những ngày trước khi Huấn Cao bị án chém
- Tình thế éo le, đối nghịch
+ Viên quản ngục: đại diện cho bạo lực, tăm tối lại khát khao chữ nghĩa
+ Huấn cao: người tử tù cầm đầu cuộc nổi loạn có tài chữ đẹp là người cho chữ
Xã hội
Nghệ thuât
Họ là đối nghịch
Họ là tri âm tri kỉ đều
yêu cái đẹp
Tình huống nhiều ý nghĩa:
+ Làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao
+ Bộc lộ rõ nhân cách, tấm lòng viên quản ngục
+ Làm sáng rõ chủ đề tác phẩm
2. Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao
Nhân vật trung tâm của truyện được khắc hoạ với nhiều vẻ đẹp
a. Huấn Cao một người nghệ sĩ tài hoa
- Tài viết chữ rất nhanh và đẹp
- Qua lời đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lai -->tài nghệ HC nổi tiếng ai cũng biết ngay cả những kẻ cai ngục cũng biết tới và ao ước có chữ để treo
- Nét độc đáo: tài viết chữ gắn với tâm hồn, văn hoá lại được đặt vào một tên tử tù(vốn có tài vượt ngục và bẻ khoá), đây là điều hiếm thấy bởi thư hoạ thường gắn với nhũng người làm văn hoá nghệ thuật
b. Huấn Cao, một nhân cách trong sáng cao thượng
- Ông ý thức được giá trị của cái đẹp và đối lập nó với cái tầm thường phàm tục ? chưa bao giờ vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối
- Nâng niu, trân trọng cái đẹp trong tâm hồn con người.
+ Với chúa ngục tỏ thái độ khinh bạc
+ Với một người yêu chữ ông lại rất mực trân trọng, ông rất sợ một tấm lòng trong thiên hạ
HC có một thiên lương trong sáng
c. Huấn Cao, người anh hùng có khí phác hiên ngang
HC là con người nổi loạn chống lại triều đình, bị bắt kết án tử hình chờ ngày ra pháp trường. Trong con mắt của người đời ông là giặc cỏ nhưng người tù ấy vẫn ung dung điềm tĩnh không chút sợ hãi
Vẻ đẹp HC mang tính lí tưởng hài hoà giữa tài tâm, khí phách
Trong những ngày tháng sống xà lim: thản nhiên nhận rượu thịt, thể hiện thái độ khinh bạc không sợ thủ đoạn tàn bạo của lũ quan coi ngục, trước cái chết vẫn không một chút kinh sợ
Cảnh nhập lao: lạnh lùng dỗ gông thản nhiên bước vào nhà ngục trước sự coi thường doạ nạt
3 Vẻ đẹp nhân vật viên quản ngục
- Một con người có bản chất lương thiện thiên lương trong sáng lành vững
- QN có một tâm hồn nghệ sĩ, say mê và biết quý trọng cái đẹp có sở thích cao quý chơi chữ ( chú ý phân tích hành động khúm nún và thái độ nghẹn ngào trong cảnh cho chữ)
- Là người trọng khí phách,biết thương tiếc kẻ có tài
QN nhân vật lí tưởng của Nguyễn Tuân, giữa nghề nghiệp và bản chất trái ngược nhau
Quan điểm thẩm mĩ của NT: trong mỗi con người luôn ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, trọng cái tài; cái đẹp có thể tồn tại trong môi trường cái xấu cái ác
4. Cảnh cho chữ
- Cảnh tượng xưa nay chưa từng có
+ Tư thế người cho chữ và nhận chữ: người nắm quyền sinh quyền sát khúm núm sợ sệt, kẻ tử tù ung dung đường bệ, kẻ có chức năng giáo dục tội phạm lại đang bị tội phạm " giáo dục
+ Hoàn cảnh diễn ra: nhà tù tăm tối - nơi ngự trị của cái ác
- Thủ pháp nghệ thuật khắc hoạ cảnh cho chữ
+ Tương phản: bóng tối>< ánh sáng, nhà tù ẩm thấp nhơ bẩn >< tấm lụa trắng, tư thế khúm nún của quản ngục >< uy nghi của HC
+ Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh
- Lời khuyên của HC
+ Từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn
+ Tìm về chốn thanh tao
+ Giữ thiên lương cho lành vững
Lời của người tri kỉ ( xưng thầy quản) với quản ngục, di huấn với người đời
- Hành động bái lĩnh của ngục quan
+ Cái cúi đầu cao cả làm nên nhân cách con người, cảm phục trước cái tài và tâm đồng thời là sự ngưỡng mộ trước cái đẹp
+ Thể hiện niềm tin của nhà văn về bản chất con người, trong bất kì hoàn cảnh nào luôn hướng tới cái chân - thiện - mĩ
Tóm lại, với ngòi bút tài hoa NT đã sáng tạo cảnh cho chữ vô cùng độc đáo qua đó khẳng định sức mạnh kì diệu của cái đẹp chân chính có thể cảm hoá con người, chiến thắng cái xấu và cái ác
III. Tổng kết
Chữ người tử tù là một truyện ngắn xuất sắc của NT, qua tác phẩm nhà văn đã khắc hoạ thành công hình tượng Huấn Cao - một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. qua đó thể hiện quan niệm về cái đẹp và lòng yêu nước thầm kín của nhà văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Hương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)