Tuần 11. Chữ người tử tù

Chia sẻ bởi Lưu Thị Thúy Hồng | Ngày 10/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Chữ người tử tù thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
(Nguyễn Tuân)
Tự nhận mình là người "sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa". 
“Ông là một trong mấy nhà văn lớn mở đường, đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX”. (Nguyễn Đình Thi)
“Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức” (Vũ Ngọc Phan)
"Hạt nhân phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,... và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội Tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện sinh...” (GS.Nguyễn Đăng Mạnh)
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
(Nguyễn Tuân)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Xuất thân gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
- Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo.
- Là cây bút có phong cách độc đáo, nổi bật trong lĩnh
vực truyện ngắn, đặc biệt là tùy bút.
2. Tác phẩm:
- Chữ người tử tù trích trong tập “Vang bóng một thời” (1940).
- “Một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ” – Vũ Ngọc
Phan.
Nét cơ bản về tác giả và tác phẩm
Tập “Vang bóng một thời”
- Xuất bản năm 1940, gồm 11 truyện ngắn viết về “một thời” đã qua nay chỉ còn “vang bóng”.
- Nhân vật chính:
+ Chủ yếu là những Nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực trước hoàn cảnh nhưng quyết giữ “thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn” bằng cách thực hiện “cái đạo sống của người tài tử”.
+ Mỗi truyện dường như đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã, phong lưu của những nhà nho lỡ vận: chơi chữ, thưởng thức chén trà buổi sớm, làm một chiếc đèn trung thu.
+ Trong số những con người đó, nổi bật lên là hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện “Chữ người tử tù”
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
(Nguyễn Tuân)
Nhan đề


Chữ thư pháp xưa – chữ Hán (chữ Nho) được viết bằng bút lông và mực tàu, là chữ tượng hình, nằm trong một khối vuông với những nét đậm nhạt khác nhau, uốn lượn, vờn vẽ tùy theo cảm hứng.
* Nhan đề
Hiện thân cho cốt cách, tài hoa
(Đẹp)
Hiện thân cho khí phách
(Vuông)
Hiện thân cho thiên lương
(Tâm)
CHỮ
Chữ là Người – kết tinh
(Huấn Cao)
Chữ là báu vật
(Quản ngục)
*Nhan đề
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
(Nguyễn Tuân)
Bố cục
BỐ CỤC
- Phần 1: Từ đầu...đến “rồi sẽ liệu”: cuộc trò chuyện giữa quản ngục và thầy thơ lại về tử tù và tâm trạng của viên quản ngục.

- Phần 2: Tiếp theo...đến “trong thiên hạ”: Cảnh nhận tội nhân, cách cư xử đặc biệt của quản ngục với Huấn Cao.

- Phần 3: Còn lại: cảnh cho chữ “một cảnh tương xưa nay chưa từng có”.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Chữ Người Tử Tù
(Nguyễn Tuân)
Tình huống truyện (câu 1sgk trang 114)
Viên quản ngục
Huấn Cao
Viên quan trông coi cai quản tù nhân, đại diện cho uy quyền, pháp luật của chế độ đương thời.
Người tử tù, tù nhân sắp bị hành quyết vì vi phạm pháp luật, chống phá chế độ.
Đối lập, đối địch nhau
Về phương diện chính trị xã hội
Viên quản ngục
Huấn Cao
Yêu và tìm cách lưu giữ cái đẹp
Sáng tạo và lưu truyền cái đẹp
Tri âm, tri kỉ
Về phương diện nghệ thuật
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung:
a. Nhân vật Huấn Cao:
- Người nghệ sĩ tài hoa - nghệ thuật thư pháp.
- Người có khí phách hiên ngang bất khuất.
- Một nhân cách, một thiên lương cao cả.
-> Quan điểm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi đôi với cái
tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách ra.
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
(Nguyễn Tuân)
Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao (ý 1, câu 2 sgk trang 114)
Quan điểm về cái đẹp của Nguyễn Tuân (ý 2, câu 2 sgk trang 114)
CH�C C�C TH?Y CƠ V� C�C EM M?NH KH?E
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Thị Thúy Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)