Tuần 11. Chữ người tử tù

Chia sẻ bởi Bùi Thị Thu | Ngày 10/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Chữ người tử tù thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng
CÁC THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
GIÁO VIÊN: BÙI THỊ THU
ĐỌC VĂN
TIẾT 40
chữ người tử tù
NGUYỄN TUÂN
I. Tìm hiểu chung
Tác giả

Ký hoạ chân dung nhà văn Nguyễn Tuân của các hoạ sĩ Văn Cao, Thành Chương, Sĩ Ngọc, Quách Đại Hải, Tạ Tỵ, Phạm Minh Hải.
I. Tìm hiểu chung
Tác giả

1. Tác giả
- Nguyễn Tuân quê ở Hà Nội. Ông xuất
thân trong một gia đình nhà nho khi
Hán học đã tàn.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một
nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp;là cây bút
có phong cách nghệ thuật độc đáo,
có sở trường về thể loại tuỳ bút.
I. Tìm hiểu chung
Tác giả
2. Tập “Vang
bóng một thời”

I. Tìm hiểu chung
Tác giả
2. Tập “Vang
bóng một thời”

2. Tập “Vang bóng một thời”

- Là tập truyện bao gồm 11 truyện ngắn
viết về một thời đã qua, nay chì còn “vang bóng”.

- Nhân vật chính là những nho sĩ cuối mùa – những người tài hoa nhưng bất đắc chí. Họ mặc dù buông xuôi, bất lực trước những nhố nhăng của xã hội nhưng không a dua theo thời, không chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ “thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn”
bằng cách thực hiện “cái đạo sống của người tài tử”.
I. Tìm hiểu chung
Tác giả
2. Tập “Vang
bóng một thời”

2. Tập “Vang bóng một thời”

Mỗi truyện đường như đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã, phong lưu của nhà nho tài hoa lỡ vận : chơi chữ, thưởng thức chén trà buổi sớm, làm đèn trung thu, thú chơi hoa, thưởng nguyệt …

=> Qua tập truyện, nhà văn không chỉ thể hiện sự nuối tiếc vẻ đẹp của một thời quá vãng, mà còn bộc lộ niềm trân trọng và tự hào về truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc.
3.Truyện ngắn “Chữ người tử tù”:
a. Xuất xứ :

- Lúc đầu có tên “Dòng chữ cuối cùng”- đăng trên Tạp chí Tao đàn-> Sau in trong tập “Vang bóng một thời”-> “Chữ Người tử tù”- Xuất bản 1940.

-Tác phẩm có nguyên mẫu lịch sử từ cuộc đời Cao Bá Quát - một danh sĩ đời Nguyễn mà tài thơ văn và tính cách ngang tàng đã trở thành huyền thoại.
b. Tóm tắt tác phẩm
 Huấn Cao- khí phách hiên ngang, nổi tiếng
tài viết chữ đẹp, cầm đầu cuộc nổi loạn chống lại triều đình phong kiến nhưng thất bại, bị bắt giải đến đề lao.
 Quản ngục – người phục vụ cho triều đình phong kiến, vốn say mê chữ đẹp, từng ao ước có được chữ của ông Huấn.
 Viên quản ngục đã biệt đãi với Huấn Cao với tấm lòng đầy ngưỡng mộ nhưng thái độ lạnh nhạt, khinh bạc của Huấn Cao làm cho quản ngục rất khổ tâm, lại càng cháy bỏng đam mê được chữ.
 Vào một buổi chiều lạnh, hiểu được nỗi lòng và sở nguyện của quản ngục, Huấn Cao đồng ý cho chữ và khuyên ngục quan bỏ nghề, về quê và giữ lấy thiên lương cho lành vững.
II. Đọc – hiểu
1. Tình huống truyện

Cuộc gặp gỡ kì lạ tại nhà lao tỉnh Sơn
Huấn Cao
Viên quản ngục
Xã hội
Nghệ thuật
Ngục quan
Tử tù
Kẻ biết quý trọng
cái tài
Người có tài
Những kẻ đối địch
Những người tri kỷ
Tình huống truyện độc đáo. Góp phần khắc họa phẩm chất nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, đồng thời hể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm : (Ca ngợi cái tài, cái đẹp, cái thiện)
II. Đọc – hiểu
1. Tình huống truyện
2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
a. Tài hoa nghệ sĩ


Một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp
Chữ Cần
Nội dung: Cổ nhân ... duy cần hữu công
(Ứng Hòa Dã Phu thư)


Chữ Đạo
Nội dung: Du sơn ngoạn thủy quan thưởng
Hoa mộc thử hữu ... chi đạo dã
Chữ Lộc
Nội dung: Bình tâm lộc tự nhiên
(Ứng Hòa Dã Phu thư)
- Mỗi lần đặt bút đối với nhà thư pháp là một lần sáng tạo.
- Mỗi nét bút là tập trung cao độ, kết tụ tinh hoa và tinh huyết của người nghệ sĩ.
- Mỗi nét chữ đều là hiện hình của những khát khao thầm kín mà mãnh liệt chất chứa trong sâu thẳm tâm hồn, nhân cách người viết.
2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
a. Tài hoa nghệ sĩ
Người khắp tỉnh Sơn khen Huấn Cao “có viết chữ
rất nhanh và đẹp”
- Nét chữ vuông tươi tắn
Lời ngợi ca và lòng mong ước đến cháy bỏng của
quản ngục: “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vông lắm”,“có
được chữ ông Huấn mad treo là một báu vật trên đời”
=> Nhà văn muốn gửi gắm tấm lòng yêu quí cái đẹp và trân trọng vẻ đẹp văn hoá cổ truyền một thời đã qua của dân tộc.
2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
b. Khí phách hiên ngang bất khuất
Dám chống lại triều đình mà ông căm ghét
Thái độ “không thèm chấp” lời dọa dẫm của tên lính
áp giải
Hành động “bẻ khóa”, “rỗ gông”
“Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm
trong cái hứng bình sinh”
Dưới mắt Huấn Cao, việc những kẻ đại diện cho
quyền lực thống trị làm chỉ là “những trò tiểu nhân
thị oai”
2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
b. Khí phách hiên ngang bất khuất
Thái độ “lễ phép”, “xin lĩnh ý” và sự thừa nhận của
quản ngục: Huấn Cao là “người chọc trời khuấy
Nước đến trên đầu… còn chẳng biết ai nữa”
Thái độ ung dung coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Ứng xử đĩnh đạc, cứng cỏi, không hề mềm yếu trước
uy quyền, lúc nào cũng xưng “ta” với “các ngươi”.
Không chỉ chấp nhận cho chữ mà còn chủ động bày
cách cho chữ.
Huấn Cao là một “nam tử đại trượng phu”
coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Xin c?m on qu� th?y cơ v� c�c em h?c sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)