Tuần 11. Chữ người tử tù
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mỹ Dung |
Ngày 10/05/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Chữ người tử tù thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT – HUNG
KHOA ĐẠI CƯƠNG
BÀI THI GIẢNG
GIÁO VIÊN
NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
(NGUYỄN TUÂN)
1.Tình huống truyện độc đáo
2. Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao
Khi xây dựng nhân vật Huấn Cao nhà văn đã chú ý tô đậm những nét phẩm chất nào?
* Một nho sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp: TÀI
* Trang anh hùng dũng kiệt, ngạo ngễ trước cường quyền:Đức
* Người có thiên lương trong sáng, tha thiết với cái thiện của con người: Tâm
Huấn Cao là một nhân cách toàn vẹn
Tài viết chữ đẹp: “Cả vùng tỉnh Sơn vẫn khen tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, lan truyền như một huyền thoại.
Quản ngục biết rằng: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là một vật báu”. Nếu ông “không kịp xin mấy chữ thì ân hân suốt đời mất”
a.Một nho sĩ tài hoa
Tài: “Đội trời đạp đất” xoay chuyển chế độ (lãnh tụ khởi nghĩa). Khi sa cơ ông có tài “bẻ khóa vượt ngục”
b.Trang anh hùng dũng kiệt
Huấn Cao – Người anh hùng dũng khí hiên ngang, bất khuất.
- Lạnh lùng dỗ gông, không thèm để tâm đến lời bọn lính.
“Thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó là hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”.
- Khinh bạc đuổi quản ngục “đến cái cảnh chết chém ông cũng còn chẳng sợ ”.
Biết sở nguyện quản ngục, nhận tin về kinh chịu Huấn Cao thản nhiên “lặng nghỉ một lát, mỉm cười”.
-Huấn Cao cổ đeo gông chân vướng xiềng, ông bước vào ngục tử tù chờ chết mà vẫn hiên ngang, đàng hoàng, với một tinh thần hoàn toàn tự do.
-Ông nổi dậy chống lại triều đình bất công bị khép tội “đại nghịch” và lãnh án chém. Huấn Cao với phong thái ung dung của một người anh hùng xem cái chết nhẹ tựa lông hồng; không vì uy quyền mà run sợ.
Trọng nghĩa khing lợi.
Không vì quyền thế, vàng ngọc viết câu đối.
Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ.
Hiểu tấm lòng Quản ngục, Huấn Cao cảm động trong lời nói như xin lỗi: “Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”
c. Người có “thiên lương trong sáng”
Huấn Cao trân trọng những người biết thưởng thức cái đẹp.
Huấn Cao đã đem một tấm lòng tri âm để đáp lại một bậc tri kỉ.
Huấn Cao đã phát hiện một nhân cách cao quý giữa chỗn tối tăm, Huấn Cao không nỡ cho nhân cách ấy hoen ố đi, ông chân thành, ân cần dặn dò viên quản ngục những lời tâm huyết: “ Ở đây, khó giữ thiên lương lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.
Nêu những nhận định khái
quát về nhân vật Huấn Cao
* Huấn Cao là một nhân vật lãng mạn, có vẻ đẹp lý tưởng, rực rỡ, uy nghi, lẫm liệt.
* Sự hài hoà của:Tâm-Tài-Đức.Và khác với các nhân vật trong tập“Vang bóng một thời”.Huấn Cao là người có trách nhiệm với thời cuộc.
3. Nhân vật viên quản ngục
3.Nhân vật viên quản ngục
Em hãy cho biết viên quản ngục là người như thế nào?có sở thích gì?
- Trước khi là quản ngục:ông là người đèn sách, biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền.
-Ông được coi là người tử tế, có chữ thánh hiền bồi đắp cho thiên lương được nảy nở tốt đẹp, “ông có sở nguyện …là một ngày kia được treo ở nhà riêng của mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”.
Quản ngục có thái độ như thế nào
khi gặp Huấn Cao?
* Quản ngục luôn sống trong tình trạng vô cùng căng thẳng, hồi hộp.
* Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào để xin được chữ.
* Không xin được chữ thì sẽ ân hận suốt đời.
* Viên quản ngục luôn phải dò xét, đề phòng cả bọn thuộc hạ, ông sợ bát phẩm thơ lại đem chuyện cáo giác với quan trên.
* Có lúc khuôn mặt quản ngục tỏ rõ sự đăm chiêu; “ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”. Trong nhận xét tinh tế của người dẫn truyện thì ông “có tính cách dịu dàng và lòng biết giá người”.
*Quan coi ngục được coi là:
“một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”
“ cái thuần khiết bị đầy ải vào giữa một đống cặn bã”.
“là người thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với một lũ quăy quắt”.
Quản ngục nói với lão bát phẩm: “ta đã chọn nhầm nghề”.
4. Cảnh cho chữ, “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
Vì sao đoạn tả Huấn Cao cho chữ viên
quản ngục được tác giả gọi là
“cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?
Cảnh cho chữ được diễn ra trong chốn
ngục thất và thời gian đêm khuya vắng lặng.
Ở cảnh cho chữ tác giả Nguyễn Tuân đã tạo ra sự tương phản
như thế nào? Em hãy tìm những chi tiết đối lập đó?
* Một bên là: “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
* Một bên là: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lẫn hồ.
Đó chính là sự tương phản giữa: ánh sáng và bóng tối; giữa xấu và đẹp.
* Huấn Cao hiện lên thật uy nghi, rực rỡ: “Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang tô đậm nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”.
*Thầy thơ lại co ro bưng chậu mực, khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.
* Ngục quan vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: Kẻ mê muội này xin được bái lĩnh”.
Đó chính là sự tương phản giữa: thiện và ác, cao thượng và thấp hèn.
TỔNG KẾT BÀI
1. Nội dung:
Chữ người tử tù khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
2. Nghệ thuật:
- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc.
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản. Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao- con người hội tụ nhiều vẻ đẹp. Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình vừa cổ kính, vừa hiện đại.
2. Nghệ thuật:
- Bút pháp điêu luyện khi dựng người, dựng cảnh, những nét như khắc như chạm, giàu tính chất tạo hình. Nhân vật nào cũng rõ nét, cảnh nào cũng có thể hình dung rõ mồn một.
- Ngôn ngữ nghệ thuật vừa giàu có, góc cạnh đồng thời là thứ văn xuôi có nhịp điệu riêng giàu sức truyền cảm. Một không khí cổ kính, trang nghiêm có phần bi tráng bao trùm cả thiên truyện và toả sáng.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Câu hỏi: 1.Theo em sau hành động xin bái lĩnh, viên quản ngục sẽ cáo quan về ở ẩn hay vẫn ở lại làm công việc cai ngục? Với lựa chọn của mình, em hãy lý giải vì sao?
2. Phân tích viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù”?
KíNH CHúC THầY CÔ Và CáC EM MạNH KHOẻ-HạNH PHúC!
KHOA ĐẠI CƯƠNG
BÀI THI GIẢNG
GIÁO VIÊN
NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
(NGUYỄN TUÂN)
1.Tình huống truyện độc đáo
2. Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao
Khi xây dựng nhân vật Huấn Cao nhà văn đã chú ý tô đậm những nét phẩm chất nào?
* Một nho sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp: TÀI
* Trang anh hùng dũng kiệt, ngạo ngễ trước cường quyền:Đức
* Người có thiên lương trong sáng, tha thiết với cái thiện của con người: Tâm
Huấn Cao là một nhân cách toàn vẹn
Tài viết chữ đẹp: “Cả vùng tỉnh Sơn vẫn khen tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, lan truyền như một huyền thoại.
Quản ngục biết rằng: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là một vật báu”. Nếu ông “không kịp xin mấy chữ thì ân hân suốt đời mất”
a.Một nho sĩ tài hoa
Tài: “Đội trời đạp đất” xoay chuyển chế độ (lãnh tụ khởi nghĩa). Khi sa cơ ông có tài “bẻ khóa vượt ngục”
b.Trang anh hùng dũng kiệt
Huấn Cao – Người anh hùng dũng khí hiên ngang, bất khuất.
- Lạnh lùng dỗ gông, không thèm để tâm đến lời bọn lính.
“Thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó là hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”.
- Khinh bạc đuổi quản ngục “đến cái cảnh chết chém ông cũng còn chẳng sợ ”.
Biết sở nguyện quản ngục, nhận tin về kinh chịu Huấn Cao thản nhiên “lặng nghỉ một lát, mỉm cười”.
-Huấn Cao cổ đeo gông chân vướng xiềng, ông bước vào ngục tử tù chờ chết mà vẫn hiên ngang, đàng hoàng, với một tinh thần hoàn toàn tự do.
-Ông nổi dậy chống lại triều đình bất công bị khép tội “đại nghịch” và lãnh án chém. Huấn Cao với phong thái ung dung của một người anh hùng xem cái chết nhẹ tựa lông hồng; không vì uy quyền mà run sợ.
Trọng nghĩa khing lợi.
Không vì quyền thế, vàng ngọc viết câu đối.
Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ.
Hiểu tấm lòng Quản ngục, Huấn Cao cảm động trong lời nói như xin lỗi: “Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”
c. Người có “thiên lương trong sáng”
Huấn Cao trân trọng những người biết thưởng thức cái đẹp.
Huấn Cao đã đem một tấm lòng tri âm để đáp lại một bậc tri kỉ.
Huấn Cao đã phát hiện một nhân cách cao quý giữa chỗn tối tăm, Huấn Cao không nỡ cho nhân cách ấy hoen ố đi, ông chân thành, ân cần dặn dò viên quản ngục những lời tâm huyết: “ Ở đây, khó giữ thiên lương lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.
Nêu những nhận định khái
quát về nhân vật Huấn Cao
* Huấn Cao là một nhân vật lãng mạn, có vẻ đẹp lý tưởng, rực rỡ, uy nghi, lẫm liệt.
* Sự hài hoà của:Tâm-Tài-Đức.Và khác với các nhân vật trong tập“Vang bóng một thời”.Huấn Cao là người có trách nhiệm với thời cuộc.
3. Nhân vật viên quản ngục
3.Nhân vật viên quản ngục
Em hãy cho biết viên quản ngục là người như thế nào?có sở thích gì?
- Trước khi là quản ngục:ông là người đèn sách, biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền.
-Ông được coi là người tử tế, có chữ thánh hiền bồi đắp cho thiên lương được nảy nở tốt đẹp, “ông có sở nguyện …là một ngày kia được treo ở nhà riêng của mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”.
Quản ngục có thái độ như thế nào
khi gặp Huấn Cao?
* Quản ngục luôn sống trong tình trạng vô cùng căng thẳng, hồi hộp.
* Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào để xin được chữ.
* Không xin được chữ thì sẽ ân hận suốt đời.
* Viên quản ngục luôn phải dò xét, đề phòng cả bọn thuộc hạ, ông sợ bát phẩm thơ lại đem chuyện cáo giác với quan trên.
* Có lúc khuôn mặt quản ngục tỏ rõ sự đăm chiêu; “ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”. Trong nhận xét tinh tế của người dẫn truyện thì ông “có tính cách dịu dàng và lòng biết giá người”.
*Quan coi ngục được coi là:
“một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”
“ cái thuần khiết bị đầy ải vào giữa một đống cặn bã”.
“là người thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với một lũ quăy quắt”.
Quản ngục nói với lão bát phẩm: “ta đã chọn nhầm nghề”.
4. Cảnh cho chữ, “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
Vì sao đoạn tả Huấn Cao cho chữ viên
quản ngục được tác giả gọi là
“cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?
Cảnh cho chữ được diễn ra trong chốn
ngục thất và thời gian đêm khuya vắng lặng.
Ở cảnh cho chữ tác giả Nguyễn Tuân đã tạo ra sự tương phản
như thế nào? Em hãy tìm những chi tiết đối lập đó?
* Một bên là: “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
* Một bên là: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lẫn hồ.
Đó chính là sự tương phản giữa: ánh sáng và bóng tối; giữa xấu và đẹp.
* Huấn Cao hiện lên thật uy nghi, rực rỡ: “Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang tô đậm nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”.
*Thầy thơ lại co ro bưng chậu mực, khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.
* Ngục quan vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: Kẻ mê muội này xin được bái lĩnh”.
Đó chính là sự tương phản giữa: thiện và ác, cao thượng và thấp hèn.
TỔNG KẾT BÀI
1. Nội dung:
Chữ người tử tù khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
2. Nghệ thuật:
- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc.
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản. Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao- con người hội tụ nhiều vẻ đẹp. Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình vừa cổ kính, vừa hiện đại.
2. Nghệ thuật:
- Bút pháp điêu luyện khi dựng người, dựng cảnh, những nét như khắc như chạm, giàu tính chất tạo hình. Nhân vật nào cũng rõ nét, cảnh nào cũng có thể hình dung rõ mồn một.
- Ngôn ngữ nghệ thuật vừa giàu có, góc cạnh đồng thời là thứ văn xuôi có nhịp điệu riêng giàu sức truyền cảm. Một không khí cổ kính, trang nghiêm có phần bi tráng bao trùm cả thiên truyện và toả sáng.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Câu hỏi: 1.Theo em sau hành động xin bái lĩnh, viên quản ngục sẽ cáo quan về ở ẩn hay vẫn ở lại làm công việc cai ngục? Với lựa chọn của mình, em hãy lý giải vì sao?
2. Phân tích viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù”?
KíNH CHúC THầY CÔ Và CáC EM MạNH KHOẻ-HạNH PHúC!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mỹ Dung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)