Tuần 11. Chữ người tử tù
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hân |
Ngày 10/05/2019 |
23
Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Chữ người tử tù thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Tiết: 40
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (tt)
(Nguyễn Tuân)
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc gặp gỡ trong nhà lao
a. Nhân vật viên quản ngục
b. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
Nguyên mẫu nhân vật Huấn Cao: Cao Bá Quát
Trích văn bia tại Di tích Đình - Đền - Chùa Sủi, Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội
(1808 – 1855)
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc gặp gỡ trong nhà lao
a. Nhân vật viên quản ngục
b. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
- Là một nho sĩ tài hoa
+ Tài viết chữ nhanh và đẹp
+ Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm
+ Có được chữ ông treo là có một báu vật trên đời.
Chữ Hán và nghệ thuật thư pháp
- Chữ Hán (chữ Nho): là chữ tượng hình, viết bằng bút lông - mực tàu.
- Nghệ thuật thư pháp: là nghệ thuật viết chữ đẹp, mang tính hội họa. Chữ Hán có 4 kiểu viết
+ Chân: Chân phương
+ Thảo: Viết thoáng
+ Triện: Theo hình vuông
+ Lệ: Uốn lượn hoa mĩ
Qua nét chữ phần nào có thể thấy được tài năng, tâm hồn, phẩm hạnh, ước mơ, khát vọng của người viết. Chữ là NGƯỜI.
Một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp
Chữ triện
Chữ thảo
Chữ chân
Một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp
Chữ cần
Chữ đạo
Chữ lộc
Một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp
CHỮ CHÂN PHƯƠNG
CHỮ CÁCH ĐIỆU
CHỮ MÔ PHỎNG
CHỮ TẠO HÌNH
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc gặp gỡ trong nhà lao
a. Nhân vật viên quản ngục
b. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
- Là một nho sĩ tài hoa
- Là một con người có khí phách hiên ngang, bất khuất
+ Dám chống lại triều đình
+ Bị bắt, bị kết án tử hình vẫn đĩnh đạc, ung dung, bình thản.
+ Miệt thị viên quản ngục mà không sợ bị trả thù.
- Là người có thiên lương trong sáng:
+ Tính ông vốn khoảnh trừ chỗ tri kỉ ông
ít chịu cho chữ tự trọng
+ Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà
ép mình viết câu đối bao giờ ý thức sâu
sắc về tài năng, không khuất phục trước
quyền thế, tiền bạc.
+ Đồng ý cho chữ khi biết rõ sở nguyện
của viên quản ngục Là người có cái tâm
trong sáng, đặt chữ tâm lên trên tất cả.
+ Khuyên viên quản ngục những lời chí
tình biết khơi dậy cái tâm của người
khác.
Huấn Cao tiêu biểu cho vẻ đẹp toàn
diện, con người rất mực tài hoa, khí phách
hiên ngang, nhân cách lại vời vợi sáng trong
BỨC TRUNG ĐƯỜNG
BỘ TỨ BÌNH
CẢNH CHO CHỮ THỜI PHONG KIẾN
2. Điểm hội tụ của cuộc gặp gỡ
- Phương diện xã hội: Huấn Cao (tử tù) >< Viên quản ngục (quan coi tù) Hai trận tuyến đối nghịch là kẻ thù của nhau.
- Phương diện nghệ thuật: Huấn Cao (sáng tạo ra cái đẹp) >< Viên quản ngục (biết trân trọng, thưởng thức cái đẹp) gặp gỡ Cái đẹp là phương tiện, là cầu nối giúp con người gấn nhau hơn, hiểu nhau hơn Cái đẹp là mục đích cuối cùng con người hướng đến.
CÂU HỎI
1. Chi tiết nào trong các chi tiết sau mang nghĩa khái quát nhất về sự tài hoa hơn người của ông Huấn Cao?
A. Ông Huấn Cao có tài viết chữ “rất nhanh và đẹp”
B. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”
C. Có được chữ của ông Huấn treo như có một báu vật ở trên đời
D. “Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành”.
CÂU HỎI
2. Vì sao khi nghe thầy thơ lại kể rõ nỗi lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã mỉm cười?
A. Vì tỏ ra vẻ khinh bỉ viên quản ngục
B. Vì đã có sự thông cảm đối với người mến mộ tài năng của mình
C. Vì có được niềm hạnh phúc khi gặp được tri âm
D. Vì thể hiện sự đồng ý cho chữ
CÂU HỎI
3. Để làm nội bật vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân, đã đặt nhân vật trong các quan hệ đối lập?
A. Giữa cái đẹp và sự nhơ bẩn
B. Giữa ánh sáng và bóng tối
C. Giữa thái độ kính trọng con người của người quân tử và sự độc ác, thô bỉ của kẻ tiểu nhân
D. Tất cả các ý trên
4. Lời giải thích nào gọn và đúng nhất về tử khoảnh trong câu “Tính ông vốn khoảnh”?
A. Cao ngạo, phách lối, khó chịu
B. Kiêu căng, ngạo mạn, khó tính
C. Khó tính, kiêu kì trong giao tiếp
D. Kiêu ngạo, khó tính, hay làm bộ làm tịch
CỦNG CỐ
Thông qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn thể hiện tình cảm yêu nước thầm kín của mình: Yêu mến, ca ngợi Huấn Cao, tiếc nuối những người như ông qua đó nhà văn kín đáo thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng với những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Qua sự hội tụ của cuộc gặp gỡ, Nguyễn Tuân muốn nói cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Một nhân cách cao đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài. Đây là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ.
Tiết: 41
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (tt)
(Nguyễn Tuân)
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc gặp gỡ trong nhà lao
2. Điểm hội tụ của cuộc gặp gỡ
3. Cảnh cho chữ
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc gặp gỡ trong nhà lao
2. Điểm hội tụ của cuộc gặp gỡ
3. Cảnh cho chữ
- Thời gian: đêm khuya
- Không gian: buồng tối chật hẹp, ấm ướt...
- Người cho chữ: Cổ đeo gông, chân vướng xiềng, dậm tô nét chữ.
- Người xin chữ: Khúm núm, run run
Vị thế thay đổi, người đại diện cho pháp luật trở nên nhỏ bé, kẻ tử tù lại lồng lộng uy nghi.
- Khuyên viên quản ngục những lời chí tình
- Ngục quan cảm động, vái người tù một cái… cúi đầu trước cái đẹp sẽ làm cho con người đẹp hơn nên.
Cái đẹp có thể sản sinh trên đất chết nhưng không thể tồn tại song song với cái xấu, cái ác. Muốn chăm lo cái đẹp trước tiên phải giữ gìn cái thiện.
Chữ người tử tù với cách viết vừa cổ điển, vừa hiện đại kết hợp với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo…Tác giả nhằm ca ngợi hình tượng Huấn Cao như là một biểu tượng của cái tài hoa bất tử trong cuộc đời.
CẢNH CHO CHỮ THỜI PHONG KIẾN
CẢNH CHO CHỮ THỜI NAY
III. Nghệ thuật
- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập (bóng tối - ánh sáng, thiện - ác, cao cả - thấp hèn, cái đẹp - sự tầm thường đê tiện…), hệ thống ngôn từ sáng tạo giàu chất tạo hình, có nhịp điệu, vừa cổ kính vừa hiện đại.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao - con người nhiều vẻ đẹp
CÂU HỎI
1. Thiên lương trong đoạn trích được hiểu như thế nào?
A. Bản tính tốt đẹp của con người do cha mẹ sinh ra
B. Bản tính tốt đẹp của con người do trời phú cho
C. Bản tính tốt đẹp của con người do rèn luyện, giáo dục mà có
D. Bản tính tốt đẹp của con người do xã hội tạo nên
2. Cảnh cho chữ trong tác phẩm được xây dựng bằng thủ pháp nghệ thuật nào?
A. Tương phản
B. Đối
C. Phóng đại
D. Chơi chữ
CÂU HỎI
3. Qua lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục, Nguyễn Tuân muốn gửi gắm điều gì?
A. Cái đẹp không thể sống chung với cái ác
B. Con người chỉ có thể thưởng thức cái đẹp nếu giữ được bản chất trong sáng
C. Cái đẹp có thề sản sinh ra trên vùng ngự trị của cái ác nhưng không thể cùng tồn tại với cái ác
D. Cái đẹp không thể sống chung với môi trường nảy sinh cái xấu xa, thấp hèn và cái đẹp phải thống nhất với cái thiên lương trong môi trường hoàn toàn tốt lành, trong sáng.
CÂU HỎI
4. Trong những lí do sau, li do nào là căn bản nhất khiến cho cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” trở thành một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?
A. Vì việc cho chữ diễn ra trong một không gian đặc biệt, “chưa từng có”
B. Vì người cho chữ và người xin chữ đều được đặt vào một tình huống oái oăm “chưa từng có”
C. Vì tư thế người cho chữ uy nghi, lẫm liệt chưa từng có
D. Vì thời điểm cho chữ (trước giờ xử trảm) khác thường khiến việc cho chữ thành một việc hệ trọng: kí thác
CÂU HỎI
5. Khái quát giá trị nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù?
Vẻ đẹp khí phách, tài hoa, thiên lương của hình tượng Huấn Cao, qua đó là quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân: Ngợi ca tài và tâm, cái đẹp và cái thiện thống nhất.
6. Với việc khắc họa nhân vật Huấn Cao và tập trung bút lực đặc tả cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân muốn thể hiện tư tưởng gì trong truyện Chữ người tử tù?
Niềm tin và sự khẳng định của nhà văn về sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác. Dù thực tại có tối tăm tàn bạo đến đâu cũng không thể tiêu diệt được cái đẹp. Cái đẹp bất khả chiến bại. Niềm tin mãnh liệt thuộc về chủ nghĩa nhân văn sáng giá của nghệ thuật Nguyễn Tuân, đó là một lối sống, một nhân cách, một mẫu người.
CÂU HỎI
7. Theo em giá trị nhân văn, nhân bản của truyện ngắn này thể hiện ở điểm nào?
- Tấm lòng yêu quý truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Hướng thiện, trọng chân, tìm mĩ là bản tính tự nhiên của con người.
- Chữ người tử tù là bài ca bi tráng về sự bất diệt của thiên lương, của tài năng và nhân cách cao cả ở con người.
- Tài phải gắn với tâm. Chữ nghĩa đâu phải chỉ là chuyện chữ nghĩa. Đó là chuyện của nhân cách, của thiên lương, của lối sống văn hóa.
CỦNG CỐ
Di huấn của Huấn Cao cũng chính là di huấn của Nguyễn Tuân muốn nhắn tới người đọc: Trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó có thể tồn tại vững bền. Chữ nghĩa và thiên lương không thể chung sống với lũ người quay quắt nơi chốn tù ngục đen tối, tàn bạo. Bên cạnh đó còn là chuyện khuyên con người về cách sống, chuyện văn hóa. Cái đẹp, cái thiện có sức mạnh cảm hóa con người. Bằng con đường của trái tim, sức mạnh ấy càng được nhân lên gấp bội. "Chữ người tử tù" khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng đối với cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
DẶN DÒ
Học toàn bài, chuẩn bị bài “Luyện tập thao tác lập luận so sánh” cho tiết sau.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tới dự
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (tt)
(Nguyễn Tuân)
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc gặp gỡ trong nhà lao
a. Nhân vật viên quản ngục
b. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
Nguyên mẫu nhân vật Huấn Cao: Cao Bá Quát
Trích văn bia tại Di tích Đình - Đền - Chùa Sủi, Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội
(1808 – 1855)
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc gặp gỡ trong nhà lao
a. Nhân vật viên quản ngục
b. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
- Là một nho sĩ tài hoa
+ Tài viết chữ nhanh và đẹp
+ Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm
+ Có được chữ ông treo là có một báu vật trên đời.
Chữ Hán và nghệ thuật thư pháp
- Chữ Hán (chữ Nho): là chữ tượng hình, viết bằng bút lông - mực tàu.
- Nghệ thuật thư pháp: là nghệ thuật viết chữ đẹp, mang tính hội họa. Chữ Hán có 4 kiểu viết
+ Chân: Chân phương
+ Thảo: Viết thoáng
+ Triện: Theo hình vuông
+ Lệ: Uốn lượn hoa mĩ
Qua nét chữ phần nào có thể thấy được tài năng, tâm hồn, phẩm hạnh, ước mơ, khát vọng của người viết. Chữ là NGƯỜI.
Một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp
Chữ triện
Chữ thảo
Chữ chân
Một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp
Chữ cần
Chữ đạo
Chữ lộc
Một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp
CHỮ CHÂN PHƯƠNG
CHỮ CÁCH ĐIỆU
CHỮ MÔ PHỎNG
CHỮ TẠO HÌNH
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc gặp gỡ trong nhà lao
a. Nhân vật viên quản ngục
b. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
- Là một nho sĩ tài hoa
- Là một con người có khí phách hiên ngang, bất khuất
+ Dám chống lại triều đình
+ Bị bắt, bị kết án tử hình vẫn đĩnh đạc, ung dung, bình thản.
+ Miệt thị viên quản ngục mà không sợ bị trả thù.
- Là người có thiên lương trong sáng:
+ Tính ông vốn khoảnh trừ chỗ tri kỉ ông
ít chịu cho chữ tự trọng
+ Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà
ép mình viết câu đối bao giờ ý thức sâu
sắc về tài năng, không khuất phục trước
quyền thế, tiền bạc.
+ Đồng ý cho chữ khi biết rõ sở nguyện
của viên quản ngục Là người có cái tâm
trong sáng, đặt chữ tâm lên trên tất cả.
+ Khuyên viên quản ngục những lời chí
tình biết khơi dậy cái tâm của người
khác.
Huấn Cao tiêu biểu cho vẻ đẹp toàn
diện, con người rất mực tài hoa, khí phách
hiên ngang, nhân cách lại vời vợi sáng trong
BỨC TRUNG ĐƯỜNG
BỘ TỨ BÌNH
CẢNH CHO CHỮ THỜI PHONG KIẾN
2. Điểm hội tụ của cuộc gặp gỡ
- Phương diện xã hội: Huấn Cao (tử tù) >< Viên quản ngục (quan coi tù) Hai trận tuyến đối nghịch là kẻ thù của nhau.
- Phương diện nghệ thuật: Huấn Cao (sáng tạo ra cái đẹp) >< Viên quản ngục (biết trân trọng, thưởng thức cái đẹp) gặp gỡ Cái đẹp là phương tiện, là cầu nối giúp con người gấn nhau hơn, hiểu nhau hơn Cái đẹp là mục đích cuối cùng con người hướng đến.
CÂU HỎI
1. Chi tiết nào trong các chi tiết sau mang nghĩa khái quát nhất về sự tài hoa hơn người của ông Huấn Cao?
A. Ông Huấn Cao có tài viết chữ “rất nhanh và đẹp”
B. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”
C. Có được chữ của ông Huấn treo như có một báu vật ở trên đời
D. “Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành”.
CÂU HỎI
2. Vì sao khi nghe thầy thơ lại kể rõ nỗi lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã mỉm cười?
A. Vì tỏ ra vẻ khinh bỉ viên quản ngục
B. Vì đã có sự thông cảm đối với người mến mộ tài năng của mình
C. Vì có được niềm hạnh phúc khi gặp được tri âm
D. Vì thể hiện sự đồng ý cho chữ
CÂU HỎI
3. Để làm nội bật vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân, đã đặt nhân vật trong các quan hệ đối lập?
A. Giữa cái đẹp và sự nhơ bẩn
B. Giữa ánh sáng và bóng tối
C. Giữa thái độ kính trọng con người của người quân tử và sự độc ác, thô bỉ của kẻ tiểu nhân
D. Tất cả các ý trên
4. Lời giải thích nào gọn và đúng nhất về tử khoảnh trong câu “Tính ông vốn khoảnh”?
A. Cao ngạo, phách lối, khó chịu
B. Kiêu căng, ngạo mạn, khó tính
C. Khó tính, kiêu kì trong giao tiếp
D. Kiêu ngạo, khó tính, hay làm bộ làm tịch
CỦNG CỐ
Thông qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn thể hiện tình cảm yêu nước thầm kín của mình: Yêu mến, ca ngợi Huấn Cao, tiếc nuối những người như ông qua đó nhà văn kín đáo thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng với những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Qua sự hội tụ của cuộc gặp gỡ, Nguyễn Tuân muốn nói cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Một nhân cách cao đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài. Đây là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ.
Tiết: 41
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (tt)
(Nguyễn Tuân)
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc gặp gỡ trong nhà lao
2. Điểm hội tụ của cuộc gặp gỡ
3. Cảnh cho chữ
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc gặp gỡ trong nhà lao
2. Điểm hội tụ của cuộc gặp gỡ
3. Cảnh cho chữ
- Thời gian: đêm khuya
- Không gian: buồng tối chật hẹp, ấm ướt...
- Người cho chữ: Cổ đeo gông, chân vướng xiềng, dậm tô nét chữ.
- Người xin chữ: Khúm núm, run run
Vị thế thay đổi, người đại diện cho pháp luật trở nên nhỏ bé, kẻ tử tù lại lồng lộng uy nghi.
- Khuyên viên quản ngục những lời chí tình
- Ngục quan cảm động, vái người tù một cái… cúi đầu trước cái đẹp sẽ làm cho con người đẹp hơn nên.
Cái đẹp có thể sản sinh trên đất chết nhưng không thể tồn tại song song với cái xấu, cái ác. Muốn chăm lo cái đẹp trước tiên phải giữ gìn cái thiện.
Chữ người tử tù với cách viết vừa cổ điển, vừa hiện đại kết hợp với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo…Tác giả nhằm ca ngợi hình tượng Huấn Cao như là một biểu tượng của cái tài hoa bất tử trong cuộc đời.
CẢNH CHO CHỮ THỜI PHONG KIẾN
CẢNH CHO CHỮ THỜI NAY
III. Nghệ thuật
- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập (bóng tối - ánh sáng, thiện - ác, cao cả - thấp hèn, cái đẹp - sự tầm thường đê tiện…), hệ thống ngôn từ sáng tạo giàu chất tạo hình, có nhịp điệu, vừa cổ kính vừa hiện đại.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao - con người nhiều vẻ đẹp
CÂU HỎI
1. Thiên lương trong đoạn trích được hiểu như thế nào?
A. Bản tính tốt đẹp của con người do cha mẹ sinh ra
B. Bản tính tốt đẹp của con người do trời phú cho
C. Bản tính tốt đẹp của con người do rèn luyện, giáo dục mà có
D. Bản tính tốt đẹp của con người do xã hội tạo nên
2. Cảnh cho chữ trong tác phẩm được xây dựng bằng thủ pháp nghệ thuật nào?
A. Tương phản
B. Đối
C. Phóng đại
D. Chơi chữ
CÂU HỎI
3. Qua lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục, Nguyễn Tuân muốn gửi gắm điều gì?
A. Cái đẹp không thể sống chung với cái ác
B. Con người chỉ có thể thưởng thức cái đẹp nếu giữ được bản chất trong sáng
C. Cái đẹp có thề sản sinh ra trên vùng ngự trị của cái ác nhưng không thể cùng tồn tại với cái ác
D. Cái đẹp không thể sống chung với môi trường nảy sinh cái xấu xa, thấp hèn và cái đẹp phải thống nhất với cái thiên lương trong môi trường hoàn toàn tốt lành, trong sáng.
CÂU HỎI
4. Trong những lí do sau, li do nào là căn bản nhất khiến cho cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” trở thành một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?
A. Vì việc cho chữ diễn ra trong một không gian đặc biệt, “chưa từng có”
B. Vì người cho chữ và người xin chữ đều được đặt vào một tình huống oái oăm “chưa từng có”
C. Vì tư thế người cho chữ uy nghi, lẫm liệt chưa từng có
D. Vì thời điểm cho chữ (trước giờ xử trảm) khác thường khiến việc cho chữ thành một việc hệ trọng: kí thác
CÂU HỎI
5. Khái quát giá trị nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù?
Vẻ đẹp khí phách, tài hoa, thiên lương của hình tượng Huấn Cao, qua đó là quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân: Ngợi ca tài và tâm, cái đẹp và cái thiện thống nhất.
6. Với việc khắc họa nhân vật Huấn Cao và tập trung bút lực đặc tả cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân muốn thể hiện tư tưởng gì trong truyện Chữ người tử tù?
Niềm tin và sự khẳng định của nhà văn về sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác. Dù thực tại có tối tăm tàn bạo đến đâu cũng không thể tiêu diệt được cái đẹp. Cái đẹp bất khả chiến bại. Niềm tin mãnh liệt thuộc về chủ nghĩa nhân văn sáng giá của nghệ thuật Nguyễn Tuân, đó là một lối sống, một nhân cách, một mẫu người.
CÂU HỎI
7. Theo em giá trị nhân văn, nhân bản của truyện ngắn này thể hiện ở điểm nào?
- Tấm lòng yêu quý truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Hướng thiện, trọng chân, tìm mĩ là bản tính tự nhiên của con người.
- Chữ người tử tù là bài ca bi tráng về sự bất diệt của thiên lương, của tài năng và nhân cách cao cả ở con người.
- Tài phải gắn với tâm. Chữ nghĩa đâu phải chỉ là chuyện chữ nghĩa. Đó là chuyện của nhân cách, của thiên lương, của lối sống văn hóa.
CỦNG CỐ
Di huấn của Huấn Cao cũng chính là di huấn của Nguyễn Tuân muốn nhắn tới người đọc: Trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó có thể tồn tại vững bền. Chữ nghĩa và thiên lương không thể chung sống với lũ người quay quắt nơi chốn tù ngục đen tối, tàn bạo. Bên cạnh đó còn là chuyện khuyên con người về cách sống, chuyện văn hóa. Cái đẹp, cái thiện có sức mạnh cảm hóa con người. Bằng con đường của trái tim, sức mạnh ấy càng được nhân lên gấp bội. "Chữ người tử tù" khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng đối với cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
DẶN DÒ
Học toàn bài, chuẩn bị bài “Luyện tập thao tác lập luận so sánh” cho tiết sau.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tới dự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)