Tuần 11. Chữ người tử tù

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Xuân | Ngày 10/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Chữ người tử tù thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Chữ người tử tù
Nguyễn Tuân
I – TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Quê: làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp; là cây bút có phong cách nghệ thuật độc đáo, sở trường về thể loại tùy bút, bút ký.
- Sau CMT8, đến với cách mạng và dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc

NĐT

“Ông xứng đáng được mệnh danh là "chuyên viên cao cấp tiếng Việt", là "người thợ kim hoàn của chữ", Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở thành trì cái Ðẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân "đặc Việt Nam" từ quan niệm cho tới thực tế sáng tác.”
(Tố Hữu)


Vợ chồng nhà văn Nguyễn Tuân
Các ký họa về Nguyễn Tuân
Ký hoạ chân dung nhà văn Nguyễn Tuân của các hoạ sĩ Văn Cao, Thành Chương, Sĩ Ngọc, Quách Đại Hải, Tạ Tỵ, Phạm Minh Hải.
Sự nghiệp
* Trước Cách mạng 1945
- Đi tìm cái đẹp của thời xưa còn xót lại trong sự đối lập với cuộc đời thực tại (“Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua..”)
* Sau cách mạng 1945
- Hòa mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với các tùy bút: “Đường vui, Tình chiến dịch, Tùy bút kháng chiến, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”. (. Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sỹ ở cả nhân dân đại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội)


































NTT-NT, TM
* Phong cách nghệ thuật : “ngông”
- Là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, có tri thức uyên bác và cách sử dụng ngôn từ độc đáo, sáng tạo
- Yêu chuộng sự phóng túng, tự do
- Nguyễn Tuân thường quan sát sự vật ở góc độ thẩm mĩ và miêu tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.NĐM

2. Tác phẩm Chữ người tử tù
Xuất xứ: Truyện ngắn lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”, in năm 1939 trên tạp chí Tao Đàn, sau đó được tuyển in trong tập “Vang bóng một thời” và đổi thành “Chữ người tử tù”.

* Tập truyện Vang bóng một thời: - In lần đầu 1940, gồm 11 truyện ngắn
Nội dung: Những nhà nho gặp thời loạn lạc, những nhà nho mặc dù buông xuôi bất lực nhưng vẫn mâu thuẫn sâu sắc với xã hội đương thời. Họ không chạy theo thời thế mà vẫn cố giữ thiên lương” và sự “trong sạch trong tâm hồn.

Giá trị: “Gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ” (Vũ Ngọc Phan)
Tuyển tập truyện ngắn Vang bóng một thời
Tác phẩm gần đạt đến độ “toàn thiện toàn mĩ” ấy góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm 1 bước mới trên con đường hiện đại hóa. “ Vang bóng một thời” vẽ lại những cái đẹp xưa của thời phong kiến suy tàn , thòi có những ông Nghè,ông Cống, ông Tú thích chơi lan chơi cúc , thích đánh bạc bằng thơ hoặc nhấm nháp chén trà trong sương sớm với tất cả nghi lễ thành kính đến thiêng liêng .[…] “Vang bóng một thời”, vì thế có thể được xem như một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
(Vũ Ngọc Phan – Nhà văn hiện đại hiện đại, NXB H.2012)


video



“Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Huấn cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa”

(Vũ Ngọc Phan – “nhà văn hiện đại”, NXB H. 2011)

Cao Bá Quát
Cao Bá Quát là nhà thơ lỗi lạc trên thi đàn dân tộc trong thế kỉ 19. Ông để lại trên một nghìn bài thơ chữ Hán và vài chục bài thơ Nôm, và kiệt tác “Tài tử đa cùng phú”.
Thơ văn Cao Bá Quát thấm đượm tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc, man mác tình gia đình, tình bằng hữu, tình quê hương. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giọng thơ thiết tha trầm hùng.


Là một danh sĩ giàu lòng thương dân lo đời, ghét cường quyền và sự thối nát của bọn vua quan triều Nguyễn, năm 1854 Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa nông dân Mĩ Lương do Lê Duy Cự cầm đầu. Năm 1855, ông bị chết trận trong tư thế lẫm liệt bất khuất hiên ngang.

Cao Bá Quát (1808 – 1855) hiệu là Chu Thần, quê ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Thông minh 9, 10 tuổi đã giỏi thi phú từ chương, được người đời ca ngợi là “Thánh Quát”. Sau khi đỗ Cử nhân, ông được làm một chức quan ở bộ Lễ. Lận đận trong chốn quan trường, về sau làm Giáo thụ phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây.
II. Đọc – hiểu văn bản
* Bố cục:


Ba phần
Đoạn 3 (còn lại): Huấn Cao cho chữ và lời khuyên quản ngục
Đoạn 2 (tiếp theo đến “… ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”):
Diễn biến tâm trạng, hành động của quản ngục và Huấn Cao trong thời gian những người tử tù ở đề lao.
Đoạn 1 (từ đầu đến “…ta dò ý hắn lần nữa xem sao”):

Tâm trạng viên quản ngục khi biết Huấn Cao cùng năm người tử tù sẽ đến nhà lao do mình cai quản.
1.Tình huống truyện*
- Gặp nhau nơi tù ngục
- Trong tình thế éo le:
+ Viên quản ngục - đại diện cho bạo lực đen tối nhưng có sở thích yêu cái đẹp
+ Huấn Cao - người tử tù, cầm đầu cuộc nổi loạn, đại diện cho cái đẹp
Huấn Cao
Viên
quản ngục
Bình diện nghệ thuật : tri kỷ, tri âm
Huấn Cao
Viên quản ngục
Bình diện xã hội : đối địch
2. Nhân vật Huấn Cao – chân dung người nghệ sĩ – anh hùng 

a) Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao
* Vẻ đẹp tài hoa
- Qua lời nói:
+ của quản ngục với thơ lại: «người mà khắp vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?»
+ «Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm»
+ «Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở đời.»
+ «Nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người.»
- Qua thái độ và hành động: quản ngục liều chết biệt nhỡn Huấn Cao (nói năng lễ phép, đãi Huấn Cao rượu thịt), từng bước bày tỏ khát vọng xin chữ.
Nguyễn Tuân đã miêu tả tài năng của Huấn Cao thông qua những chi tiết nào?

=> Thái độ, lời nói của quản ngục là phép đòn bẩy để Nguyễn Tuân ca ngợi vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao. Nét chữ của Huấn Cao đẹp đến nỗi làm người ta có thể đặt cao hơn sinh mạng và danh dự. Nét đẹp trong chữ viết của Huấn Cao là nét đẹp có ý nghĩa lớn với cuộc đời, tồn tại vì con người*(111)
Nghệ thuật thư pháp (nghệ thuật viết chữ đẹp).
- Chữ thư pháp: là chữ tượng hình, viết bằng bút lông - mực tàu.
- Nghệ thuật thư pháp: là nghệ thuật viết chữ đẹp, mang tính hội họa. Có 4 kiểu viết:

+ Chân: Chân phương
+ Thảo: Viết thoáng
+ Triện: Theo hình vuông
+ Lệ: Uốn lượn hoa mĩ

- Chơi chữ là truyền thống của dân tộc ta, qua đó thể hiện tài năng, tâm hồn, phẩm hạnh, ước mơ, khát vọng của người viết chữ và người chơi chữ
Một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp
Chữ cần
Chữ đạo
Chữ lộc
CHỮ CÁCH ĐIỆU
Chữ cách điệu
CHỮ TẠO HÌNH

Có ý kiến cho rằng «Huấn Cao không chỉ là một nghệ sĩ thư pháp tài hoa mà còn là một trang anh hùng dũng liệt, khí phách hiên ngang, bất khuất»
Chứng minh:
- Tìm các chi tiết thể hiện khí phách hiên ngang của Huấn Cao?
+ Khi vừa vào nhà giam, Huấn Cao đã có hành động gì?
+ Trong khi bị giam cầm, Huấn Cao đã đối xử lại sự dịu dàng của quản ngục như thế nào?

b, Vẻ đẹp khí phách
- Lý tưởng sống cao cả: dám phất cờ dấy binh chống lại triều đình, hi sinh hạnh phúc riêng vì sự nghiệp lớn đi tù và chịu án tử hình.
- Tư thế, hành động:
+ Có tài bẻ khóa vượt ngục  vào tù ra tội, từng trài
+Ung dung, đường hoàng:
+) Lúc vừa vào nhà giam: cùng các đồng sự ung dung thúc gông đánh thuỳnh một cái rồi đường hoàng bước vào nhà giam
-> Tự do, ngông nghênh, kiêu bạc, con người đứng ngoài mọi luật lệ
+) Kiêu ngạo, thách thức, coi thường cái chết: Thản nhiên nhận rượu thịt, khinh thường quản ngục (Ta chỉ muốn một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.)
+) Khinh bạc: tính khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ít chịu cho chữ.
=> Vẻ đẹp của Huấn Cao là vẻ đẹp của khí phách bất khuất, anh hùng. Đó là hình mẫu tiêu biểu đẹp đẽ của bậc hào kiệt “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”.


Sự độc đáo trong việc miêu tả người anh hùng của Nguyễn Tuân so với văn học cổ: không chú trọng ngoại hình ><(râu hùm, hàm én, mày ngài), miêu tả người anh hùng trong thế sa cơ (bị bắt và sắp bị hành hình) >< Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn

Vẻ đẹp khí phách có sức tỏa sáng bề lâu


*Vẻ đẹp thiên lương

- Thiên lương tự tỏa sáng từ con người Huấn Cao
+ Tỏ rõ thái độ lạnh lùng, kiêu bạc, thậm chí coi thường những trò “tiểu nhân thị oai” của bọn lính lệ cũng như hành động kì lạ của viên quản ngục.
+ Sau khi hiểu tấm lòng của quản ngục:
+) “mỉm cười với thầy thơ lại” -> chân thành, cởi mở
+) “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”
Tìm các chi tiết thể hiện thiên lương trong sáng của Huấn Cao?
( Gợi ý: So sánh thái độ của Huấn Cao trước và sau khi hiểu ước nguyện xin chữ của quản ngục?)
Em có nhận xét gì về câu nói của Huấn Cao?

-> Câu nói vừa thoáng một chút ân hận vì đã đối xử khinh bạc với quản ngục, lại vừa rưng rưng niềm cảm động. Đó là cách ứng xử đầy tôn trọng và trân trọng của một tấm lòng trước một tấm lòng, của một thiên lương trước một thiên lương.

Là một người tài hoa, độc đáo, sống mạnh mẽ, phóng khoáng vậy mà ông Huấn lại dành cho “kẻ thù” của mình những lời tri ân cảm động như thế, quả là hiếm và đáng quý.

Nói như Cao Bá Quát: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Cả cuộc đời chỉ cúi đầu trước hoa mai), ở đây, Huấn Cao cũng đã “cúi đầu” trước nhân cách và sở thích cao quý của quản ngục và thơ lại. Cái cúi đầu ấy làm con người trở nên lớn lao hơn, đẹp đẽ, giàu chất nhân văn hơn.
Không chỉ thế, thiên lương của Huấn Cao còn có khả năng làm bừng sáng vẻ đẹp của người khác. Em hãy tìm chi tiết để chứng minh điều này?
Thiên lương có khả năng làm bừng sáng vẻ đẹp của người khác:

+ Lời khuyên với quản ngục: Ở đây lẫn lộn…mất cái đời lương thiện đi (114)-> Lời khuyên khuyến khích con người hướng thiện

+ Quản ngục cúi đầu trước Huấn Cao và nói những lời cảm động: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
-> Bằng chứng rõ nhất về khả năng cảm hóa và làm bừng sáng thiên lương ở người khác của nhân vật Huấn Cao. Điều mà con người này ban tặng cho cuộc đời không chỉ là cái đẹp của nghệ thuật thư pháp mà còn là khả năng cứu rỗi những cuộc đời khác.
2. Nhân vật Huấn Cao
Nho sĩ tài hoa
Thiên lương trong sáng
Khí phách hiên ngang
Qua việc yêu mến, ca ngợi, tiếc nuối những người như ông Huấn – người “kết tinh”, lưu giữ vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, đã cho thấy được lòng yêu nước kín đáo của nhà văn
Nhân vật lý tưởng có sự kết hợp hài hòa giữa
tâm - tài, đẹp - thiện
“Nguyễn Tuân hay nói đến hai chữ “thiên lương” của nhân vật. Trong số những nhân vật ấy, nổi bật lên hình ảnh Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”. Ở con người này, cái đẹp của tài hoa hòa hợp với cái đẹp của khí phách, tuy chí lớn không thành vẫn coi thường gian khổ, xem khinh cái chết, tư thế hiên ngang lồng lộng tỏa sáng trên cái nền đen đặc quánh của nhà tù.”
“Nguyễn Đăng Mạnh, Lời giới thiệu tác phẩm Nguyễn Tuân, NXB văn học, 1978)
b) Quan niệm thẩm mĩ và thái độ của nhà văn
- Quan niệm thẩm mĩ:
+ Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau
+ Một nhân cách đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài.

- Thái độ của nhà văn: Yêu mến, ca ngợi Huấn Cao, tiếc nuối những người như ông Huấn -> tình cảm yêu nước thầm kín, trân trong những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

 Tiểu kết: Huấn Cao là người vừa có tài vừa có tâm, bất khuất trước cái ác cái xấu nhưng mềm lòng trước cái thiện, cái đẹp.
Từ vẻ đẹp toàn diện của Huấn Cao và giọng điệu trong tác phẩm, em có nhận xét gì về thái đội của nhà văn với nhân vật?
3. Nhân vật quản ngục – “một tấm lòng trong thiên hạ”
a) Vẻ đẹp nhân vật quản ngục
- Cảnh ngộ: cai tù, chứng kiến bao điều “tàn nhẫn, lừa lọc...giữa 1 đống cặn bã”
->dễ dẩy con người vào chốn bùn nhơ.
- Thú chơi chữ, “sở nguyện cao quý” là được treo ở nhà riêng một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết.
-> Có tâm hồn nghệ sĩ, say mê và quý trọng cái đẹp.
- Là một người có tấm lòng “biết nhỡn liên tài”, cảm phục tài năng và nhân cách Huấn Cao
 - Cái cúi đầu của quản ngục: tôn vinh một nhân cách, một tấm lòng, một sở thích. Tất cả đều rất cao quý.
-> Đây chính là những phẩm chất khiến Huấn Cao cảm kích, coi là “một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả thì xem ngục quan là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
Nhân vật quản ngục được Nguyễn Tuân xây dựng là con người như thế nào?
Viên quản ngục – là người say mê cái đẹp
Là người biết trọng khí phách, trọng người có tài.
Là người có thiên lương trong sáng và cao đẹp..
=>Nổi bật ở Viên quản ngục là cuộc sống tuy
chưa phải là tốt đẹp nhưng không hẳn đã
nhem nhuốc cuộc đời lương thiện.
2. Viên quản ngục
b) Quan niệm nghệ thuật của nhà văn
- Trong mỗi con người đều có một người nghệ sĩ, đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Không phải ai cũng xấu hết, bên cạnh phần ác quỷ, mỗi người còn có phần thiên lương, phần thiên thần
- Có khi cái đẹp tồn tại trong môi trường của cái ác, cái xấu nhưng không vì thế mà nó lụi tàn, trái lại nó càng mạnh mẽ và bền bỉ giống như hoa sen mọc trên đầm lầy(*)

 Nếu Huấn Cao là hình ảnh của những người có khả năng tạo ra cái Đẹp thì viên quản ngục lại là biểu tượng của người biết thưởng thức và cảm nhận cái Đẹp. Quản ngục là một cặp tương đồng và tương xứng với Huấn Cao.
Nhà văn đã gọi cảnh cho chữ là gì? Vì sao?
4. Cảnh cho chữ - “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có”:
* Cảnh cho chữ: được xây dựng bằng các tương phản
- Không gian cho chữ: ngục tù (một buồng tối chật hẹp….phân chuột, phân gián) >< không gian cho chữ thường thấy: thư phòng, nơi sạch sẽ, lịch sự
-> Có thể nói đây là lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, cái đẹp thư pháp lại được khai sinh từ một không gian ẩm thấp, bẩn thủi, trên mảnh đất của bạo tàn như thế.
- Lời khuyên của Huấn Cao và hành động bái lĩnh của viên quản ngục: cái thiện và cái đẹp có sức mạnh cảm hóa con người
Thời gian: một đêm tối tăm, u ám, đặc biệt đây là đêm cuối cùng của 1 con người – thời khắc cuối cùng ngắn ngủi, quí giá thường dành để nghĩ về những điều thiêng liêng nhất, để sống cho riêng mình >< Huấn Cao dành đêm cuối cùng của đời mình cho người khác.
- Ánh sáng >< bóng tối.
màu trắng tấm lụa >< nhà giam bẩn thỉu.

- Tư thế người cho chữ: một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng...trên mảnh ván >< tư thế cho chữ thường thấy: ung dung, nhàn hạ (thân nhà tâm nhàn)
Sự đảo lộn địa vị:

viên quản ngục (khúm núm), thầy thơ lại (run run) >< người tử tù đường hoàng


-> thủ pháp tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, cái hỗn độn xô bồ với cái thanh khiết, cao cả làm nổi bật hình ảnh Huấn Cao, tô đậm sự vươn lên thắng thế của ánh sáng với bóng tối, cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn; cái thiện đối với cái ác
- Cuộc gặp gỡ của 3 con người ở 2 giới tuyến. Về địa vị xã hội, chính trị họ là kẻ thù của nhau, là những người “không đội trời chung”. Vậy mà họ đã ngồi bên nhau, ba cái đầu chụm lại trong một thế giới đầy thân thiện, của những kẻ tri âm tri kỉ. Không còn một ranh giới nào, không còn quyền lực chỉ có sự lên ngôi của cái Đẹp, của thiên lương và những tấm lòng tri âm.
 Nhà tù vốn là nơi bóng tối ngự trị, giờ đây trở thành thế giới rực rỡ ánh sáng. Nhà tù thực dân là biểu tượng của cái ác, của cái chết giờ đây lại trở thành mảnh đất cho sự sống và cái đẹp nảy mầm
“Sự đối lập giữa lí tưởng và hiện thực, giữa tính cách và hoàn cảnh là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa lãng mạn. Huấn Cao và viên quản ngục cũng là những người xa lạ với hoàn cảnh, đứng cao hơn hoàn cảnh: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Không chỉ xa lạ mà còn đối lập với hoàn cảnh: “Ông trời nhiều khi hay chơi ác đem đày ải những cái thuần khiết vào giữu vào dòng cặn bã”. Nguyễn Tuân sử dụng rất thành công thủ pháp đối lập đó ở phần kết tác phẩm. Cái đêm nguowif tử tù cho chữ viên quản ngục là một tình huống thật kì lạ, thật tương phản, đúng là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có…”
(Phan Cự Đệ)
Hai đứa trẻ (bóng tối và ánh sáng), Cố Hương (sự tương phản giữa sự trong trẻo, hồn nhiên của quá khứ >< sự nặng nề, tối tăm, cố hữu của tư tưởng giai cấp, phân biệt giàu nghèo trong hiện tại
Qua cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân muốn nhấn mạnh, khẳng định điều gì?
Đoạn cuối của tác phẩm
là một “cảnh tượng
xưa nay chưa từng có”.
+ Bên cạnh Huấn Cao, Viên quản ngục trở nên tầm thường
nhưng có thể khẳng định: Cái đẹp có thể cảm hóa và sinh
ra cái đẹp.
+ Trong tù ngục cái đẹp vẫn được khai sinh: Nhà tù thực
dân không thể giam hãm được cái đẹp của con người
Việt Nam, của dân tôc Viêt Nam.
+ Cái đẹp có thể vượt lên trên tất cả những giới hạn tầm
thường, những thế lực xã hội.
III/ Tổng kết

1. Nội dung:
- Qua hình tượng Huấn Cao - một người tài hoa, khí phách hiên ngang thiên lương trong sáng, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín lòng yêu nước

2. Nghệ thuật:
- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo
- Khắc hoạ tính cách nhân vật.
- Tạo không khí cổ kính, trang trọng
- Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
 
Em hãy nhận xét chung về nghệ thuật và nội dung của truyện?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Xuân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)