Tuần 11. Chữ người tử tù

Chia sẻ bởi Trần Thị Thoan | Ngày 10/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Chữ người tử tù thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO ĐẾN DỰ GIỜ VỚI LỚP 11A1
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Nguyễn Tuân ( 1910 – 1987
Quê: Thanh Xuân - Hà Nội
Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Cuối bậc Thành chung ông bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối giáo viên Pháp nói xấu người Việt, sau đó ông về Hà Nội để viết văn, làm báo, tham gia CM, kháng chiến.

a, Cuộc đời
Dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
b, Sự nghiệp
- 1948 – 1958: Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
1996: Ông được Nhà nước trao giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
Đề tài : “ chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “ vang bóng một thời” và đời sống trụy lạc.
Sở trường: tùy bút.
Tác phẩm chính trước CM tháng 8:
- Các tác phẩm sau CM tháng 8:
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

I. TÌM HIỂU CHUNG
2. Tác phẩm
Tập truyện: Vang bóng một thời gồm có 11 truyện ngắn.
Đề tài :  tác giả viết về một thời xa xưa, nay chỉ còn vang bóng.
Nhân vật: những nho sĩ, những người tài hoa bất đắc chí, gặp lúc Hán học suy vi, xã hội biến đổi “Tây-Tàu nhố nhăng”, song họ không chạy theo danh lợi, cố giữ lấy thiên lương, nhân cách nhà Nho.
Vang bóng một thời
Gía trị: Hội tụ và làm tỏa sáng hình tượng chính tài năng kiệt xuất trong nghệ thuật thư pháp; mang hoài bão tung hoành, khí phách anh hùng; có cái tâm trong sáng, tấm lòng tha thiết giữ gìn thiên lương lành vững cho con người.
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

Chữ người tử tù
I. TÌM HIỂU CHUNG

2. Tác phẩm
- Xuất xứ : lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng sau đó được tuyển in trong tập Vang bóng một thời
- Chủ đề:Truyện miêu tả tài năng và dũng khí, thiên lương cao cả kết tinh thành vẻ đẹp của Huấn Cao đồng thời làm rõ cái đẹp và cái thiện đã cảm hóa được cái xấu, cái ác và khẳng định tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.

Ý nghĩa nhan đề : Chữ người tử tù là chữ của Huấn Cao, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình, bị bắt và bị kết án tử hình.
Cảm hứng sáng tác : lấy cái tôi, tài hoa, ngông nghênh của mình để đối lập với xã hội phàm tục; phô diễn lối sống đẹp, thanh cao của mình như một thái độ phản ứng trật tự xã hội đương thời. 
Gía trị: Bộc lộ lí tưởng của nhà văn : cái đẹp phải là sự chung đúc, hội tụ của tài hoa, khí phách, thiên lương, cái đẹp ấy sẽ được sinh ra, tồn tại và bất tử ngay tại nơi cái xấu tồn tại. 
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ CÙNG CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thoan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)