Tuần 10. Ôn tập Giữa Học kì I

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thái | Ngày 11/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Ôn tập Giữa Học kì I thuộc Tập đọc 4

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO TP TAM KỲ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I- NĂM HỌC 2012-2013
LỚP 4/4
GIÁO VIÊN: ĐINH THỊ THANH THÚY
Câu 1:Qua miêu tả chị nhà Trò của Tô Hoài cho chúng ta thấy điều gì?
A. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả chị Nhà Trò.
B. Chị Nhà Trò là một nhân vật yếu đuối.
C. Để làm nổi bật lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
D. Cả ba ý trên.
Câu 2: Câu ca dao sau có bao nhiêu tiếng?
Hỡi cô tát nước bên đường
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
A. Có 14 tiếng.
B. Có 11 tiếng.
C. Có 9 tiếng.
Câu 3: Điền chữ Đ hoặc S vào ô trống trước câu trả lời đúng.
A.. Nhân vật trong văn kể chuyện chỉ là người
B. Nhân vật trong văn kể chuyện là con người, đồ vật con vật , cây cối.
C. Kể chuyện là kể lại tính tình hay một số nhân vật
D. Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật có đầu có cuối và nêu lên một điều có ý nghĩa.
Câu 4:Đọc đoạn thơ sau và chọn ý đúng.
Hạt gạo làng ta Trong hồ nước đầy
Có vị phù sa Có lời mẹ hát
Của sông Kinh Thầy Ngọt bùi hôm nay
Có hương sen thơm
Cặp tiếng bắt vần với nhau là
A. Ta – sa, thầy- đầy.
B. Ta – sa, tầy – đầy – nay
C.Ta -sa.
Câu 5: Điền các từ ngữ: Hiệp sĩ, thông minh, lẽ phải vào chỗ trống để hoàn thành nhận xét sau:
Qua hai bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, ta thấy Dế Mèn “ lời nói” luôn đi đôi với “việc làm”. Cho nên Dế Mèn không chỉ có “tấm lòng nghĩa hiêp” mà còn thực sự là một……….một……… dũng cảm đối đầu với bọn độc ác nhưng không hiếu chiến, lại…… khi biết phân tích để nhận ra lẽ phải.
Câu 6: Tìm cho mỗi nội dung sau đây ít nhất 3 từ ngữ phù hợp?
a. Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
b. Trái nghĩa với nhân hậu ,yêu thương.
c. Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ yêu thương đồng loại.
d. Trái nghĩa với đùm bọc giúp đỡ yêu thương đồng loại.
Câu 7:Hãy sử dụng dấu hai chấm để viết lại câu sau:
Nói về mẹ, Trần Đăng Khoa viết một câu cảm động Mẹ là đất nước tháng ngày của con.
Câu 8: Tiếng “ạ” gồm những bộ phận nào?
A. Vần.
B. Vần và thanh.
C. Âm đầu và vần.
Câu 9: Sắp xếp các từ sau: Khoa học, y tế, chúng tôi, trông nom, câu hỏi, yêu mến, chăm lo, bất ngờ, kính trong. Theo hai nhóm:
a. Từ ghép tổng hợp.
b.Từ ghép phân loại.
Câu 10: Điền những từ láy trong ngoặc đơn vào từng chỗ trống cho phù hợp: ( lanh lảnh, tròn trĩnh, lơ mơ, xào xạc, lao xao, phân vân, thơm tho, lạnh lẽo, lanh lảnh, rào rào, lạt xạt.)
a) Từ láy âm đầu: ……………………………………….
b) Từ láy vần: …………………………………………….
c) Từ láy cả âm đầu và vần : ……………………………..
Câu 11: Dòng nào dưới đây có các danh từ chung:

A. sách, vở, trường, lớp, Trường Sơn
B. bàn, ghế, cây cối, đồng ruộng
C. Lê Văn Tám, hoa hồng, chim chóc
Câu 12Xếp các thành ngữ , tục ngữ sau thành hai nhóm:
Thẳng như ruột ngựa.
Giấy rách phải giữ lấy lề.
Thuốc đắng giã tật.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Chết trong hơn sống đục.
Nói về tính trung thực:…………………..
Nói về lòng tự trọng:………………….
Câu 13: Điền chứ Đ hoặc chữ S vào ô trống sau cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài ?
Anbeanhxtan b. Xi-on- cốp-xki
c. Ba lan d.Hoa Kì
e. Hoàng liên Sơn g. Trần Quốc Toản
Câu 14:Câu chuyện cho thấy An- đrây- ca là cậu bé như thế nào?
A. Sống yêu thương có trách nhiệm với người thân.
B. Trung thực, thẳng thắn.
C. Nghiêm khắc với lầm lỗi của bản thân.
D. Cả ba ý trên.
Câu 15:.Nghe tin quê bạn bị thiệt hại do bão, em hãy viết thư thăm hỏi và động viên bạn em.
2. Nghe tin gia đình một người thân ở xa có chuyện buồn ( có người đau ốm, người mới mất hoặc gặp tai nạn...), hãy viết thư hỏi thăm và động viên người thân đó.
3.Viết một bức thư cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
4. Hãy kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu.
5. Hãy kể một câu chuyện mà em đã nghe được đọc về tính trung thực.

.
Câu 16:Số gồm ba mươi triệu, bốn mươi nghìn và bốn mươi viết là?
304 040 B. 30 040 040
C. 3 004 040 D. 3 040 040
Câu 17: Giá trị của chữ số 5 trong số 678 542 là:
A. 500 B. 5000
C. 50 D. 5

Câu 18:
2tạ 40 kg = ……..kg
Số thích hợp điền vào chỗ trông là:
A. 204 B. 240 C. 2400 D. 24
Câu 19:
3 phút 12 giây = ………….giây
Số thích hợp điền vào chỗ trống là:
202 giây B. 180 giây
C. 312 giây D. 72 giây
Câu 20: Đặt tính rồi tính:
16425 + 123640 ; 12758 - 7652
314625 + 57279 ; 248450 - 35826
Câu 21: Số 6 705 020 đọc là:
A. Sáu triệu bảy trăm nghìn không trăm hai mươi.
B. Sáu triệu bảy trăm linh năm nghìn không trảm linh hai.
C. Sáu triệu bảy trăm linh năm nghìn không trăm hai mươi.
Câu 22: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
120 phút = …… ………. giờ
2 năm 12 tháng = ……….tháng
2000 năm = ……………..thể kỉ
3 giờ 20 phút = ……… … phút
1 thế kỉ= ..............................năm
4
1 ngày =...............................giờ
3

Câu 23:Tính bằng cách thuận tiện nhất.
69 + 186 + 31 ; b. 125 + 375 +168

Câu 24:Tìm X
X - 306 = 504
X + 254 = 680
Câu 25:
a) Tính giá trị của biểu thức c + d với
c = 124; d = 312
b) Tính giá trị của biểu thức : m x n - p
với m= 25 ; n= 6; p = 12
Câu 26:. Tính giá trị của biểu thức sau:
a) 28462 - 328 x 9
b) 93642 : 3 + 423
Câu 27: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là:
a) 39 và 9
b) 68 và 24
Câu 28:
Một cửa hàng ngày đầu bán được 180 kg đường. Ngày thứ hai bán được ít hơn ngày đầu 48 kg đường , ngày thứ ba bán gấp đôi ngày đầu. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki- lô- gam đường.
Câu 29:
18. a)Bác Hồ sinh năm 1890-Bác Hồ sinh vào thế kỉ nào?
b) Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long vào năm 1010.Năm đó thuộc thế kỉ nào? Tính đến nay được bao nhiêu năm?
Câu 30
Em kém chị 6 tuổi. Sau 3 năm nữa, tổng số tuổi của hai chị em là 38 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thái
Dung lượng: 805,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)