Tuần 10. Ngữ cảnh
Chia sẻ bởi Khuất Thu Trang |
Ngày 10/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Ngữ cảnh thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Tiết 40: Tiếng Việt
Trường: THPT số 1 Sa Pa
GV: Khuất Thu Trang
TCM: Văn – Ngoại ngữ
I/ Khái niệm
(1) Ngữ liệu
Tìm hiểu câu nói: “Giờ muộn thề này mà họ chưa ra nhỉ?”
1. Câu nói trên là của ai nói với ai? Đó là những người như thế nào và có quan hệ với nhau ra sao?
1. Không trả lời được
1. Câu nói trên là của chị Tí nói với chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm. Họ có cùng cảnh ngộ, có mối quan hệ gần gũi, thân mật.
2. Câu nói đó được nói ở đâu, vào lúc nào?
2. Không trả lời được.
2. Ở một phố huyện nhỏ, vào buổi tối trong lúc chờ khách hàng.
3. Họ trong câu nói chỉ ai?
3. Không trả lời được.
3. “Họ”: là mấy người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ, mấy người nhà thầy thừa.
4. Chưa ra là hoạt động như thế nào? Theo hướng từ đâu đến?
4. Không trả lời được.
4. Họ chưa đi từ trong huyện ra phố.
5. Giờ muộn thế này là nói đến khoảng không gian nào?
6. Không hiểu được
5. Là khoảng thời gian lúc chập tối.
6. Em hiểu nội dung câu nói đó như thế nào?
6. Sự khát khao, mong đợi khách hàng của chị Tí và những người nghèo khổ nơi đây.
5. Không trả lời được.
Ngữ cảnh: Là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
Ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó:
Người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng
- Người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được đúng lời nói.
2. Kết luận
II/ Các nhân tố của ngữ cảnh
Ngữ liệu: Xét ví dụ ở mục I.1
- Người nói: chị Tí (chủ thể phát ngôn); người nghe: chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm
Các nhân vật giao tiếp
- Chị Tí nói câu đó ở phố huyện nghèo vào một buổi tối
Bối cảnh giao tiếp hẹp
Bối cảnh giao tiếp rộng
- Rộng hơn nữa câu nói trên diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng
- Câu nói của chị Tí đề cập đến “mấy người phu gạo hay phu xe, mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thấy thừa đi gọi tổ tôm”
Hiện thực được nói đến
- Những từ ngữ, câu văn đi trước và đi sau câu nói của chị Tí.
Văn cảnh
(2): Các nhân tố của ngữ cảnh
2.1: Nhân vật giao tiếp
- Nhân vật giao tiếp bao gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: Người nói - người nghe, người viết - người đọc. Trong quá trình giao tiếp vai nói - vai nghe thường xuyên hoán đổi vị trí cho nhau.
- Mỗi nhân vật đều có đặc điểm về nhiều mặt: lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội, quan hệ xã hội... Những đặc điêm trên tạo nên vị thế giao tiếp ngang bằng hoặc không ngang bằng.
Vị thế giao tiếp quy định việc sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp.
2.2: Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
a. Bối cảnh giao tiếp rộng (bối cảnh văn hóa): là bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lí, văn hóa, nếp sống, phong tục, tập quán trong cộng đồng... ở bên ngoài ngôn ngữ chi phối đến quá trình tạo lập và lĩnh hội lời nói, câu văn.
chú ý: Đối với văn bản văn học, bối cảnh văn hóa chính là hoàn cảnh sáng tác (ra đời) của tác phẩm. Nó chi phối cả nội dung và hình thức ngôn ngữ của tác phẩm.
b. Bối cảnh giao tiếp hẹp (bối cảnh tình huống): là thời gian, không gian, sự việc, hiện tượng... khi diễn ra hoạt động giao tiếp.
Bối cảnh tình huống luôn thay đổi nên vị thế của nhân vật giao tiếp cũng thay đổi, ngôn ngữ cũng thay đổi cho phù hợp.
c. Hiện thực được nói đến: là hiện thực được lời nói, câu văn đề cập tới. Có thể là hiện thực bên ngoài (biến cố, sự việc,..), có thể là hiện thực tâm trạng của con người (trạng thái, cảm xúc, tình cảm,..) Nó tạo nên nghĩa sự việc cho câu nói (nội dung câu nói).
2. 3. Văn cảnh
Là tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng hiện diện trong văn bản, đi trước và đi sau yếu tố ngôn ngữ đang được xét
vừa là cơ sở cho việc sử dụng vừa là cơ sở cho việc lĩnh hội ngôn ngữ.
Ví dụ: Xét văn bản “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm)
Câu nói: “Vậy bố cáo gần xa để mọi người được biết”
- Nhân vật giao tiếp:
+ Người nói (người viết): Ngô Thì Nhậm, viết thay vua Quang Trung
+ Người nghe (người đọc): Sĩ phu Bắc Hà, những tri thức của triều đại cũ
- Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:
+ Hẹp: Năm 1788 -1789, vua Quang Trung kêu gọi các trí thức Bắc Hà hãy nhận thức thực tế lịch sử, ra làm việc giúp dân, giúp nước.
+ Rộng: Xã hội phong kiến thời loạn lạc, nhiêu biến động: vua Lê – chúa Trịnh, quan Thanh xâm lược, Quang trung lên ngôi,...
+Hiện thực được nói đến (nội dung): chính sách cầu hiền của vua Quang Trung
- Văn cảnh: Toàn bộ yếu tố ngôn ngữ (từ, câu, đoạn,..) trước đó.
=
III/ Vai trò của ngữ cảnh
(1) Đôi với người nói (người viết) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn:
Xét bối cảnh của văn bản: “Vịnh khoa thi Hương” (Trần Tế Xương)
+ Rộng: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX
+ Hẹp: Kì thi năm Đinh Dậu (1897), toàn quyền Pháp Pôn - đu -me cùng vợ tới dự
=> Chi phối cách dùng từ ngữ, phép đối: Trường Nam thi lẫn với trường Hà, lọng cắm rợp trời >< váy lê quét đất, quan sứ đến >< mụ đẩm ra
Ngữ cảnh là cơ sở cho sự lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và các phương tiện ngôn ngữ (từ, ngữ, câu,...)
(2) Đối với người nghe (người đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn:
Xét văn bản: “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát)
Đặt bài thơ vào bối cảnh (hoàn cảnh sáng tác):
+ Hẹp: Tác giả nhiều lần vào Huế đi thi, qua những vùng cát Quảng Bình, Quảng Trị
+ Rộng: Trong bối cảnh xã hội Việt Nam thời Nguyễn: chế độ phong kiến suy tàn, trì trệ, bảo thủ.
=> Người đọc thấy được sự chán nản của tác giả khi hành hạ thân xác để theo đuổi con đường danh lợi khó khăn, vô nghĩa; mong tìm một hướng đi mới theo đuổi lí tưởng của mình.
Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung và hình thức của văn bản.
*) Ghi nhớ (sgk - 105)
IV/ Luyện tập
*) Bài tập 1: (làm ở lớp)
- Bối cảnh: Thực dân Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng.
- Nội dung cụ thể: “Tiếng phong hạc ...trông mưa”
Người dân phấp phỏng, chờ đợi lệnh của quan trên đánh giặc, chờ đợi sự cứu giúp của triều đình nhưng càng trông càng vô vọng “như trời hạn trông mưa”. Nhân dân lại càng căm ghét sự ngang ngược của kẻ thù.
Từ tâm trạng căm ghét biến thành lòng căm thù đến tột độ và nổ thành hành động.
*) Bài tập 2, 3, 4, 5: (làm ở nhà)
Trường: THPT số 1 Sa Pa
GV: Khuất Thu Trang
TCM: Văn – Ngoại ngữ
I/ Khái niệm
(1) Ngữ liệu
Tìm hiểu câu nói: “Giờ muộn thề này mà họ chưa ra nhỉ?”
1. Câu nói trên là của ai nói với ai? Đó là những người như thế nào và có quan hệ với nhau ra sao?
1. Không trả lời được
1. Câu nói trên là của chị Tí nói với chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm. Họ có cùng cảnh ngộ, có mối quan hệ gần gũi, thân mật.
2. Câu nói đó được nói ở đâu, vào lúc nào?
2. Không trả lời được.
2. Ở một phố huyện nhỏ, vào buổi tối trong lúc chờ khách hàng.
3. Họ trong câu nói chỉ ai?
3. Không trả lời được.
3. “Họ”: là mấy người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ, mấy người nhà thầy thừa.
4. Chưa ra là hoạt động như thế nào? Theo hướng từ đâu đến?
4. Không trả lời được.
4. Họ chưa đi từ trong huyện ra phố.
5. Giờ muộn thế này là nói đến khoảng không gian nào?
6. Không hiểu được
5. Là khoảng thời gian lúc chập tối.
6. Em hiểu nội dung câu nói đó như thế nào?
6. Sự khát khao, mong đợi khách hàng của chị Tí và những người nghèo khổ nơi đây.
5. Không trả lời được.
Ngữ cảnh: Là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
Ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó:
Người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng
- Người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được đúng lời nói.
2. Kết luận
II/ Các nhân tố của ngữ cảnh
Ngữ liệu: Xét ví dụ ở mục I.1
- Người nói: chị Tí (chủ thể phát ngôn); người nghe: chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm
Các nhân vật giao tiếp
- Chị Tí nói câu đó ở phố huyện nghèo vào một buổi tối
Bối cảnh giao tiếp hẹp
Bối cảnh giao tiếp rộng
- Rộng hơn nữa câu nói trên diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng
- Câu nói của chị Tí đề cập đến “mấy người phu gạo hay phu xe, mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thấy thừa đi gọi tổ tôm”
Hiện thực được nói đến
- Những từ ngữ, câu văn đi trước và đi sau câu nói của chị Tí.
Văn cảnh
(2): Các nhân tố của ngữ cảnh
2.1: Nhân vật giao tiếp
- Nhân vật giao tiếp bao gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: Người nói - người nghe, người viết - người đọc. Trong quá trình giao tiếp vai nói - vai nghe thường xuyên hoán đổi vị trí cho nhau.
- Mỗi nhân vật đều có đặc điểm về nhiều mặt: lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội, quan hệ xã hội... Những đặc điêm trên tạo nên vị thế giao tiếp ngang bằng hoặc không ngang bằng.
Vị thế giao tiếp quy định việc sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp.
2.2: Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
a. Bối cảnh giao tiếp rộng (bối cảnh văn hóa): là bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lí, văn hóa, nếp sống, phong tục, tập quán trong cộng đồng... ở bên ngoài ngôn ngữ chi phối đến quá trình tạo lập và lĩnh hội lời nói, câu văn.
chú ý: Đối với văn bản văn học, bối cảnh văn hóa chính là hoàn cảnh sáng tác (ra đời) của tác phẩm. Nó chi phối cả nội dung và hình thức ngôn ngữ của tác phẩm.
b. Bối cảnh giao tiếp hẹp (bối cảnh tình huống): là thời gian, không gian, sự việc, hiện tượng... khi diễn ra hoạt động giao tiếp.
Bối cảnh tình huống luôn thay đổi nên vị thế của nhân vật giao tiếp cũng thay đổi, ngôn ngữ cũng thay đổi cho phù hợp.
c. Hiện thực được nói đến: là hiện thực được lời nói, câu văn đề cập tới. Có thể là hiện thực bên ngoài (biến cố, sự việc,..), có thể là hiện thực tâm trạng của con người (trạng thái, cảm xúc, tình cảm,..) Nó tạo nên nghĩa sự việc cho câu nói (nội dung câu nói).
2. 3. Văn cảnh
Là tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng hiện diện trong văn bản, đi trước và đi sau yếu tố ngôn ngữ đang được xét
vừa là cơ sở cho việc sử dụng vừa là cơ sở cho việc lĩnh hội ngôn ngữ.
Ví dụ: Xét văn bản “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm)
Câu nói: “Vậy bố cáo gần xa để mọi người được biết”
- Nhân vật giao tiếp:
+ Người nói (người viết): Ngô Thì Nhậm, viết thay vua Quang Trung
+ Người nghe (người đọc): Sĩ phu Bắc Hà, những tri thức của triều đại cũ
- Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:
+ Hẹp: Năm 1788 -1789, vua Quang Trung kêu gọi các trí thức Bắc Hà hãy nhận thức thực tế lịch sử, ra làm việc giúp dân, giúp nước.
+ Rộng: Xã hội phong kiến thời loạn lạc, nhiêu biến động: vua Lê – chúa Trịnh, quan Thanh xâm lược, Quang trung lên ngôi,...
+Hiện thực được nói đến (nội dung): chính sách cầu hiền của vua Quang Trung
- Văn cảnh: Toàn bộ yếu tố ngôn ngữ (từ, câu, đoạn,..) trước đó.
=
III/ Vai trò của ngữ cảnh
(1) Đôi với người nói (người viết) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn:
Xét bối cảnh của văn bản: “Vịnh khoa thi Hương” (Trần Tế Xương)
+ Rộng: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX
+ Hẹp: Kì thi năm Đinh Dậu (1897), toàn quyền Pháp Pôn - đu -me cùng vợ tới dự
=> Chi phối cách dùng từ ngữ, phép đối: Trường Nam thi lẫn với trường Hà, lọng cắm rợp trời >< váy lê quét đất, quan sứ đến >< mụ đẩm ra
Ngữ cảnh là cơ sở cho sự lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và các phương tiện ngôn ngữ (từ, ngữ, câu,...)
(2) Đối với người nghe (người đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn:
Xét văn bản: “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát)
Đặt bài thơ vào bối cảnh (hoàn cảnh sáng tác):
+ Hẹp: Tác giả nhiều lần vào Huế đi thi, qua những vùng cát Quảng Bình, Quảng Trị
+ Rộng: Trong bối cảnh xã hội Việt Nam thời Nguyễn: chế độ phong kiến suy tàn, trì trệ, bảo thủ.
=> Người đọc thấy được sự chán nản của tác giả khi hành hạ thân xác để theo đuổi con đường danh lợi khó khăn, vô nghĩa; mong tìm một hướng đi mới theo đuổi lí tưởng của mình.
Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung và hình thức của văn bản.
*) Ghi nhớ (sgk - 105)
IV/ Luyện tập
*) Bài tập 1: (làm ở lớp)
- Bối cảnh: Thực dân Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng.
- Nội dung cụ thể: “Tiếng phong hạc ...trông mưa”
Người dân phấp phỏng, chờ đợi lệnh của quan trên đánh giặc, chờ đợi sự cứu giúp của triều đình nhưng càng trông càng vô vọng “như trời hạn trông mưa”. Nhân dân lại càng căm ghét sự ngang ngược của kẻ thù.
Từ tâm trạng căm ghét biến thành lòng căm thù đến tột độ và nổ thành hành động.
*) Bài tập 2, 3, 4, 5: (làm ở nhà)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Khuất Thu Trang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)