Tuần 10. Ngữ cảnh
Chia sẻ bởi Hoàng Đinh Liêm |
Ngày 10/05/2019 |
23
Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Ngữ cảnh thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Tiết 40
NGỮ CẢNH
Nội dung kiến thức cần đạt được:
Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp bằng ngôn ngữ;
Biết nói và viết phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp,đồng thời có kĩ năng lĩnh hội, phân tích nội dung và hình thức ngôn ngữ của lời nói trong quan hệ với ngữ cảnh.
I. KHÁI NIỆM:
1. Nếu đột nhiên nghe được câu “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”, ta sẽ hiểu như thế nào về những nội dung sau đây trong câu đó:
- Câu nói trên là của ai nói với ai? Đó là những người như thế nào và có mối quan hệ với nhau ra sao?
- Câu đó được nói ở đâu, lúc nào?
- Họ trong câu nói chỉ ai?
Họ chưa ra là hoạt động như thế nào? Theo hướng từ đâu đến đâu?
Giờ muộn thế này là muốn nói đến khoảng thời gian nào? v.v…
Có thể khẳng định: Nếu đột nhiên nghe được câu nói này, không biết bối cảnh sử dụng nó thì không một ai có thể trả lời được những câu hỏi trên.
2. Đặt câu nói trên vào bối cảnh phát sinh ra nó mà người đọc biết qua lời kể của tác giả truyện ngắn Hai đứa trẻ:
Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà,các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.
Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:
- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?
(Thạch Lam- Hai đứa trẻ)
Qua đoạn trích, ta biết một số thông tin về bối cảnh của câu nói trên:
- Câu nói đó là của chị Tí- người bán hàng nước. Chị nói với những người bạn nghèo cũng làm nghề kiếm ăn nhỏ: chị em Liên bán hàng xén, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm,…
- Chị nói câu đó ở phố huyện nhỏ, vào một buổi tối, trong lúc mọi người đều chờ khách hàng.
- “Họ” trong câu nói chỉ: “Mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào”.
- Rộng hơn nữa, câu nói trên diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
- Hoạt động của “Họ” là hoạt động đi từ trong huyện ra phố.
Nhờ bối cảnh trên, ta cũng hiểu rõ vì sao vừa chập tối mà chị Tí đã cho là “muộn thế này”.
Chị Tí nói với những người cùng cảnh ngộ, gần gũi nên lời nói của chị có thể trống không, không cần từ ngữ xưng hô,và tuy dưới hình thức câu hỏi nhưng lại để bộc lộ sự khát khao mong đợi.
Điều này giải thích lí do vì sao hoàn cảnh giao tiếp có khả năng chi phối đến nội dung và cách thức giao tiếp.
?
Hãy cho biết ngữ cảnh là gì?
Khái niệm: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó, người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH
1. Nhân vật giao tiếp:
- Xét ví dụ:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng,
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Chàng hỏi thiếp cũng xin vâng,
Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng!
(Ca dao)
?
Hãy cho biết bài ca dao trên có mấy nhân vật tham gia giao tiếp? Đó là những ai?
- Trong bài ca dao có hai nhân vật tham giao tiếp là “chàng trai” và “cô gái”
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp (nói hoặc viết).
- Quan hệ của nhân vật giao tiếp luôn luôn chi phối nội dung và hình thức giao tiếp.
Từ đó hãy cho biết nhân vật giao tiếp là gì?
2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:
a. Bối cảnh giao tiếp rộng:
- Xét ví dụ:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng,
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Chàng hỏi thiếp cũng xin vâng,
Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng!
(Ca dao)
?
- Bài ca dao trên ra đời ở thời điểm lịch sử- xã hội nào? Phong tục, tập quán của xã hội ấy ra sao?
- Qua đó, cho biết thế nào là bối cảnh giao tiếp rộng?
- Lối đối đáp giao duyên của những chàng trai cô gái trong thời phong kiến, với những phong tục tập quán của xã hội phong kiến… ( cách tỏ tình đầy tế nhị của chàng trai; cách xưng hô “anh”, “nàng”; “chàng”, “thiếp”…).
- Bối cảnh giao tiếp rộng là toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế, văn hóa, phong tục, tập quán… của cộng đồng ngôn ngữ. Nó tạo nên bối cảnh văn hóa của một đơn vị ngôn ngữ, một sản phẩm ngôn ngữ.
b. Bối cảnh giao tiếp hẹp:
- Xét ví dụ:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng,
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Chàng hỏi thiếp cũng xin vâng,
Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng!
(Ca dao)
?
- Chàng trai và cô gái nói chuyện vào thời điểm nào? Thời điểm ấy có ý nghĩa như thế nào đối với câu chuyện?
- Thời điểm “đêm trăng thanh” gió mát là thời điểm rất lí tưởng để tỏ tình; thời điểm ấy chứa đựng sự lãng mạn và thơ mộng rất phù hợp với tâm trạng của những người đang yêu => tăng cường thêm hiệu quả cho lời nói.
- Bối cảnh giao tiếp hẹp là nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng với những hiện tượng xảy ra xung quanh.
Qua đó, hãy cho biết thế nào là
bối cảnh giao tiếp hẹp?
c. Hiện thực được nói tới:
- Xét ví dụ:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng,
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Chàng hỏi thiếp cũng xin vâng,
Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng!
(Ca dao)
?
- Chàng trai và cô gái nói về chuyện gì? Cách nói ấy có gì đặc biệt?
- Chàng trai hỏi cô gái về tuổi của tre đã đủ để đan sàng hay chưa. Nhưng thực ra là muốn hỏi tuổi của cô gái để tính chuyện gia đình. Câu hỏi tế nhị của chàng trai cũng đã được đáp lại một cách hết sức tình tứ:
“Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng!”
Hiện thực được nói tới đó có thể là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp (sự vật, sự việc, hiện tượng của đời sống), có thể là hiện thực tâm trạng con người. Hiện thực được nói tới tạo nên phần nghĩa của câu.
Hãy cho biết hiện thực được nói tới là gì?
3. Văn cảnh:
- Xét ví dụ:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Nguyễn Khuyến- Câu cá mùa thu)
cần
lâu chẳng được,
Tôi
quyển sách này.
Tựa gối ôm
?
Qua tìm hiểu ví dụ, hãy cho biết thế nào là văn cảnh?
Văn cảnh bao gồm tất cả các yếu tố trong văn bản viết (âm, tiếng, từ ngữ, câu, đoạn, dấu câu…) đi trước và đi sau một đơn vị ngôn ngữ nào đó, nhờ đó, mà ta hiểu được chính xác nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ nhất định.
III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH:
1. Đối với người nói (người viết) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn:
- Ngữ cảnh là môi trường sản sinh ra lời nói, câu văn.
- Ngữ cảnh luôn ảnh hưởng và chi phối nội dung và hình thức của câu.
- Câu nói cần được sản sinh sao cho phù hợp với ngữ cảnh (các nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh…)
- Chính ngữ cảnh để lại dấu ấn trong câu- mối quan hệ giữa môi trường và sản phẩm tạo ra trong môi trường ấy.
?
Ngữ cảnh có vai trò như thế nào
đối với người nói (người viết)
và quá trình sản sinh lời nói,câu văn?
2. Đối với người nghe (người đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn:
- Ngữ cảnh và các nhân tố của nó giúp người nghe (người đọc) lĩnh hội được đầy đủ, chính xác, có hiệu quả lời nói, câu văn.
- Muốn vậy, người nghe (người đọc) cần căn cứ vào ngữ cảnh rộng và hẹp; phải gắn từ ngữ, câu văn với ngữ cảnh sử dụng của nó, với từng tình huống và diễn biến cụ thể.
?
Ngữ cảnh có vai trò như thế nào
đối với người nghe (người đọc)
và quá trình lĩnh hội lời nói,câu văn?
IV. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
Gợi ý:
Đây là hai câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Cần căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác bài văn tế để thấy được các chi tiết trong hai câu văn đều bắt nguồn từ hiện thực.
Câu văn trong bài văn tế xuất phát từ bối cảnh: tin tức về kẻ địch đã đến phong thanh hơn mười tháng nay, mà lệnh quan (đánh giặc) thì vẫn còn phải chờ đợi. Người nông dân đã thấy rõ hình ảnh dơ bẩn của kẻ thù và căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng.
Bài tập 2:
Gợi ý:
Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập… mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi…
Câu thơ là sự diễn tả tình huống, còn tình huống là nội dung đề tài của câu thơ.
Ngoài ra, câu thơ còn bộc lộ tâm sự của nhân vật trữ tình- của chính tác giả, một người phụ nữ chịu nhiều lận đận, éo le, ngang trái trong tình duyên.
Bài tập về nhà:
Các bài tập 3,4,5 SGK trang 106
NGỮ CẢNH
Nội dung kiến thức cần đạt được:
Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp bằng ngôn ngữ;
Biết nói và viết phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp,đồng thời có kĩ năng lĩnh hội, phân tích nội dung và hình thức ngôn ngữ của lời nói trong quan hệ với ngữ cảnh.
I. KHÁI NIỆM:
1. Nếu đột nhiên nghe được câu “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”, ta sẽ hiểu như thế nào về những nội dung sau đây trong câu đó:
- Câu nói trên là của ai nói với ai? Đó là những người như thế nào và có mối quan hệ với nhau ra sao?
- Câu đó được nói ở đâu, lúc nào?
- Họ trong câu nói chỉ ai?
Họ chưa ra là hoạt động như thế nào? Theo hướng từ đâu đến đâu?
Giờ muộn thế này là muốn nói đến khoảng thời gian nào? v.v…
Có thể khẳng định: Nếu đột nhiên nghe được câu nói này, không biết bối cảnh sử dụng nó thì không một ai có thể trả lời được những câu hỏi trên.
2. Đặt câu nói trên vào bối cảnh phát sinh ra nó mà người đọc biết qua lời kể của tác giả truyện ngắn Hai đứa trẻ:
Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà,các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.
Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:
- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?
(Thạch Lam- Hai đứa trẻ)
Qua đoạn trích, ta biết một số thông tin về bối cảnh của câu nói trên:
- Câu nói đó là của chị Tí- người bán hàng nước. Chị nói với những người bạn nghèo cũng làm nghề kiếm ăn nhỏ: chị em Liên bán hàng xén, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm,…
- Chị nói câu đó ở phố huyện nhỏ, vào một buổi tối, trong lúc mọi người đều chờ khách hàng.
- “Họ” trong câu nói chỉ: “Mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào”.
- Rộng hơn nữa, câu nói trên diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
- Hoạt động của “Họ” là hoạt động đi từ trong huyện ra phố.
Nhờ bối cảnh trên, ta cũng hiểu rõ vì sao vừa chập tối mà chị Tí đã cho là “muộn thế này”.
Chị Tí nói với những người cùng cảnh ngộ, gần gũi nên lời nói của chị có thể trống không, không cần từ ngữ xưng hô,và tuy dưới hình thức câu hỏi nhưng lại để bộc lộ sự khát khao mong đợi.
Điều này giải thích lí do vì sao hoàn cảnh giao tiếp có khả năng chi phối đến nội dung và cách thức giao tiếp.
?
Hãy cho biết ngữ cảnh là gì?
Khái niệm: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó, người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH
1. Nhân vật giao tiếp:
- Xét ví dụ:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng,
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Chàng hỏi thiếp cũng xin vâng,
Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng!
(Ca dao)
?
Hãy cho biết bài ca dao trên có mấy nhân vật tham gia giao tiếp? Đó là những ai?
- Trong bài ca dao có hai nhân vật tham giao tiếp là “chàng trai” và “cô gái”
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp (nói hoặc viết).
- Quan hệ của nhân vật giao tiếp luôn luôn chi phối nội dung và hình thức giao tiếp.
Từ đó hãy cho biết nhân vật giao tiếp là gì?
2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:
a. Bối cảnh giao tiếp rộng:
- Xét ví dụ:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng,
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Chàng hỏi thiếp cũng xin vâng,
Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng!
(Ca dao)
?
- Bài ca dao trên ra đời ở thời điểm lịch sử- xã hội nào? Phong tục, tập quán của xã hội ấy ra sao?
- Qua đó, cho biết thế nào là bối cảnh giao tiếp rộng?
- Lối đối đáp giao duyên của những chàng trai cô gái trong thời phong kiến, với những phong tục tập quán của xã hội phong kiến… ( cách tỏ tình đầy tế nhị của chàng trai; cách xưng hô “anh”, “nàng”; “chàng”, “thiếp”…).
- Bối cảnh giao tiếp rộng là toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế, văn hóa, phong tục, tập quán… của cộng đồng ngôn ngữ. Nó tạo nên bối cảnh văn hóa của một đơn vị ngôn ngữ, một sản phẩm ngôn ngữ.
b. Bối cảnh giao tiếp hẹp:
- Xét ví dụ:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng,
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Chàng hỏi thiếp cũng xin vâng,
Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng!
(Ca dao)
?
- Chàng trai và cô gái nói chuyện vào thời điểm nào? Thời điểm ấy có ý nghĩa như thế nào đối với câu chuyện?
- Thời điểm “đêm trăng thanh” gió mát là thời điểm rất lí tưởng để tỏ tình; thời điểm ấy chứa đựng sự lãng mạn và thơ mộng rất phù hợp với tâm trạng của những người đang yêu => tăng cường thêm hiệu quả cho lời nói.
- Bối cảnh giao tiếp hẹp là nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng với những hiện tượng xảy ra xung quanh.
Qua đó, hãy cho biết thế nào là
bối cảnh giao tiếp hẹp?
c. Hiện thực được nói tới:
- Xét ví dụ:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng,
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Chàng hỏi thiếp cũng xin vâng,
Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng!
(Ca dao)
?
- Chàng trai và cô gái nói về chuyện gì? Cách nói ấy có gì đặc biệt?
- Chàng trai hỏi cô gái về tuổi của tre đã đủ để đan sàng hay chưa. Nhưng thực ra là muốn hỏi tuổi của cô gái để tính chuyện gia đình. Câu hỏi tế nhị của chàng trai cũng đã được đáp lại một cách hết sức tình tứ:
“Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng!”
Hiện thực được nói tới đó có thể là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp (sự vật, sự việc, hiện tượng của đời sống), có thể là hiện thực tâm trạng con người. Hiện thực được nói tới tạo nên phần nghĩa của câu.
Hãy cho biết hiện thực được nói tới là gì?
3. Văn cảnh:
- Xét ví dụ:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Nguyễn Khuyến- Câu cá mùa thu)
cần
lâu chẳng được,
Tôi
quyển sách này.
Tựa gối ôm
?
Qua tìm hiểu ví dụ, hãy cho biết thế nào là văn cảnh?
Văn cảnh bao gồm tất cả các yếu tố trong văn bản viết (âm, tiếng, từ ngữ, câu, đoạn, dấu câu…) đi trước và đi sau một đơn vị ngôn ngữ nào đó, nhờ đó, mà ta hiểu được chính xác nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ nhất định.
III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH:
1. Đối với người nói (người viết) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn:
- Ngữ cảnh là môi trường sản sinh ra lời nói, câu văn.
- Ngữ cảnh luôn ảnh hưởng và chi phối nội dung và hình thức của câu.
- Câu nói cần được sản sinh sao cho phù hợp với ngữ cảnh (các nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh…)
- Chính ngữ cảnh để lại dấu ấn trong câu- mối quan hệ giữa môi trường và sản phẩm tạo ra trong môi trường ấy.
?
Ngữ cảnh có vai trò như thế nào
đối với người nói (người viết)
và quá trình sản sinh lời nói,câu văn?
2. Đối với người nghe (người đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn:
- Ngữ cảnh và các nhân tố của nó giúp người nghe (người đọc) lĩnh hội được đầy đủ, chính xác, có hiệu quả lời nói, câu văn.
- Muốn vậy, người nghe (người đọc) cần căn cứ vào ngữ cảnh rộng và hẹp; phải gắn từ ngữ, câu văn với ngữ cảnh sử dụng của nó, với từng tình huống và diễn biến cụ thể.
?
Ngữ cảnh có vai trò như thế nào
đối với người nghe (người đọc)
và quá trình lĩnh hội lời nói,câu văn?
IV. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
Gợi ý:
Đây là hai câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Cần căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác bài văn tế để thấy được các chi tiết trong hai câu văn đều bắt nguồn từ hiện thực.
Câu văn trong bài văn tế xuất phát từ bối cảnh: tin tức về kẻ địch đã đến phong thanh hơn mười tháng nay, mà lệnh quan (đánh giặc) thì vẫn còn phải chờ đợi. Người nông dân đã thấy rõ hình ảnh dơ bẩn của kẻ thù và căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng.
Bài tập 2:
Gợi ý:
Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập… mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi…
Câu thơ là sự diễn tả tình huống, còn tình huống là nội dung đề tài của câu thơ.
Ngoài ra, câu thơ còn bộc lộ tâm sự của nhân vật trữ tình- của chính tác giả, một người phụ nữ chịu nhiều lận đận, éo le, ngang trái trong tình duyên.
Bài tập về nhà:
Các bài tập 3,4,5 SGK trang 106
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Đinh Liêm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)