Tuần 10. Ngữ cảnh

Chia sẻ bởi Lê Anh Điệp | Ngày 10/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Ngữ cảnh thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tiếng Việt
NGỮ CẢNH
Tập hợp xe con có thể được hiểu theo những nghĩa nào và trong những điều kiện nào?
Tình huống giao tiếp: “Xe con hỏng rồi”
I/ Khái niệm:
1/ Tìm hiểu ngữ liệu :
* Ngữ liệu 1:
 Nhiều nghĩa, vì không có bối cảnh.
Câu nói trên là của ai nói với ai?
Đó là những người như thế nào và có quan hệ với nhau ra sao?
Câu đó nói ở đâu, lúc nào?
Họ trong câu nói chỉ ai?
Chưa ra là hoạt động như thế nào? Theo hướng từ đâu đến đâu?
Giờ muộn thế này là nói đến khoảng thời gian nào? v.v…
* Ngữ liệu 2:
Nếu đột nhiên nghe được câu: “ Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”
Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thăm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe. Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:
- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ ?
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được đúng lời nói.
2/ Khái niệm:

II/ Các nhân tố của ngữ cảnh:

* Lời nói luôn luôn là sản phẩm do một người tạo ra và hướng đến đối tượng giao tiếp cụ thể. Vậy nhân tố đầu tiên của ngữ cảnh là gì?

1/Nhân vật giao tiếp:


- Người nói, người viết.
- Người nghe, người đọc.

Với những đặc điểm khác nhau: lứa tuổi, giới tính, cá tính, nghề nghiệp, văn hoá, môi trường sống…

2/ Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:




*Dựa vào hoàn cảnh sáng tác của truyện, có thể biết câu nói của chị Tí nảy sinh trong bối cảnh xã hội như thế nào?

Xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, lúc đó đời sống của người dân nơi phố huyện nhỏ nghèo nàn, lam lũ.
- Bối cảnh giao tiếp rộng (bối cảnh văn hoá): bao gồm toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán,…của cộng đồng ngôn ngữ.
Đối với văn bản văn học, bối cảnh văn hóa cũng chính là hoàn cảnh sáng tác (ra đời) của cả tác phẩm. Nó chi phối cả nội dung và hình thức ngôn ngữ (trong đó có từ, ngữ, câu, đoạn,…) của tác phẩm.
*Theo em, câu nói của chị Tý trong Hai đứa trẻ nảy sinh trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm , tình huống cụ thể nào?

Trên con đường của phố huyện, nơi bán hàng, lúc trời tối, mọi người đang chờ khách hàng.

- Bối cảnh giao tiếp hẹp ( bối cảnh tình huống): địa điểm, thời gian giao tiếp và tình huống giao tiếp cụ thể.
* Câu nói của chị Tí đề cập đến sự việc gì?

Câu nói của chị Tí đề cập đến sự việc những khách quen hằng ngày thường từ trong huyện ra và đến hàng của chị uống nước, hút thuốc và chị Tí trông chờ điều đó cũng diễn ra vào tối hôm nay.
- Hiện thực được nói tới: có thể là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, có thể là hiện thực tâm trạng con người. Hiện thực này tạo phần nghĩa sự việc của câu.
*Trong lời nói, những đơn vị ngôn ngữ đi trước và đi sau một đơn vị ngôn ngữ nào đó có tạo nên bối cảnh cho câu nói hay không?

Ví dụ, trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, sở dĩ tác giả có thể dùng từ cần (trong câu Tựa gối buông cần lâu chẳng được) mà không cần viết đầy đủ là cần câu, người đọc vẫn có thể hiểu rõ ràng ý nghĩa của nó là nhờ trong bài thơ, trước từ cần đã có các từ ngữ ao thu, nước, thuyền câu, sóng và sau đó có các từ ngữ cá, đớp động, chân bèo,…Các từ ngữ này và nói chung tất cả các từ ngữ, câu thơ trong bài tạo nên ngữ cảnh cho từ cần; ngữ cảnh đó làm cơ sở cho người viết dùng từ cần, và người đọc hiểu được nó.
3/ Văn cảnh :
bao gồm các yếu tố ngôn ngữ đi trước hoặc đi sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó, cả trong ngôn ngữ dạng nói và ngôn ngữ dạng viết.
CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN CỦA NGỮ CẢNH
Bối cảnh hẹp
Bối cảnh rộng
Văn cảnh
Nhân vật giao tiếp
Bối cảnh ngoài giao tiếp
III/ Vai trò của ngữ cảnh

Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với người nói, người viết và quá trình sản sinh văn bản?
Ngữ cảnh là môi trường sản sinh lời nói, câu văn.
 ngữ cảnh luôn ảnh hưởng và chi phối nội dung và hình thức của câu.
1. Với người nói (người viết) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn:
2. Với người nghe (người đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn:
Với người nghe, người đọc, ngữ cảnh cũng có vai trò gì giúp ta lĩnh hội văn bản giao tiếp một cách thấu đáo hơn?
Có điều kiện tìm hiểu, phân tích, lĩnh hội một cách thấu đáo nội dung và hình thức của lời nói, câu văn trong giao tiếp.
V. Luyện tập

1/ Bài 1:
-Chú ý các chi tiết ; tin tức về kẻ địch, lệnh quan phải đợi chờ, bóng dáng kẻ thù làm cho mọi người càng căm ghét.
2/Bài 2:
- Hiện thực được đề cập : đêm khuya, tiếng trống cầm canh, nhà thơ vẫn trơ trọi một mình hiện thực đó chính là ngữ cảnh cho hai câu thơ, đồng thời nói lên tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nhân vật trữ tình .
IV. Ghi nhớ: (sgk)
Dặn dò
- Học bài: Phần ghi nhớ (sgk/105).
- Làm bài tập:
- Chuẩn bị bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Anh Điệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)