Tuần 10. Ngữ cảnh

Chia sẻ bởi Chieu Xuan | Ngày 10/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Ngữ cảnh thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TIẾNG VIỆT 11
NGỮ CẢNH.
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
1-Về kiến thức:
a. Bộ môn :
Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
b. GD kĩ năng sống :
- Sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói ,lĩnh hội lời nói phù hợp bối cảnh và mục đích giao tiếp
- Phân tích đối chiếu các yếu tố ngữ cảnh , văn cảnh và hoàn cảnh giao tiếp
2-Về kĩ năng
a. Bộ môn :
Biết nói và viết cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, đồng thời có năng lực lĩnh hội, phân tích nội dung và hình thức của lời nói trong quan hệ với ngữ cảnh.
b. Kĩ năng sống : Rèn luyện kĩ năng giao tiếp ,tư duy sáng tạo và ra quyết định
3-Về thái độ : Rèn luyện thói quen biết nói và viết phù hợp đề tài, nội dung, sử dụng ngôn ngữ. Có thái độ yêu quí sự trong sáng, đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt.

Kiểm tra bài cũ:
1/ Cảnh thiên nhiên ở phố huyện được tác giả miêu tả như thế nào? Những con người ở phố huyện ra sao? Tâm trạng An và Liên ?
2/ Hình ảnh đoàn tàu mang ý nghĩa gì? Tâm trạng hai chị em Liên khi chuyến tàu đi qua.
-3/Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ .
Thảo luận ngữ liêu 1và 2/SGK tr102
Muốn lĩnh hội đầy đủ chính xác nội dung của văn bản thì cần phải đặt nó trong một bối cảnh (ngữ cảnh).Vậy ngữ cảnh là gì ?
I. KHÁI NIỆM:
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH:
Ngữ cảnh có những nhân tố nào?
1. Nhân vật giao tiếp:
- Người nói (người viết) – người nghe(người đọc).
 chi phối nội dung và hình thức giao tiếp.
-Mỗi nhân vật giao tiếp đều có những đặc điểm riêng về nhiều mặt: lứa tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp.
2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:gồm có :
a/Bối cảnh giao tiếp rộng ( bối cảnh văn hóa): Nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế, phong tục….của cộng đồng ngôn ngữ.
b/Bối cảnh giao tiếp hẹp( bối cảnh tình huống ): Nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói, những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh.
c/Hiện thực được nói tới:
+ Hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp .
+ Hiện thực tâm trạng
 Tạo nên phần nghĩa sự việc của câu
3. Văn cảnh. Các đơn vị ngôn ngữ như: âm, tiếng, từ, ngữ, câu, đoạn đi trước hoặc đi sau một đơn vị ngôn ngữ nào đó tạo nên văn cảnh của nó.
VD: (SGK)Văn cảnh bao gồm các yếu tố có trong văn bản viết.
VD: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa” ( Truyện Kiều- ND)
Từ “mình” xuất hiện 3 lần  Thuý Kiều. Vì trước nó là những từ gợi ra vào thời điểm khuya khoắt, sau cuộc vui, Thuý Kiều mới kịp nhận ra mình. Nàng càng xót xa, đau đớn vì thân xác bị dày vò, hoen ố bối cảnh trước và sau từ “mình” đều là văn cảnh.
III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH:
1. Đối với người nói (người viết).
Ngữ cảnh chính là môi trường sinh sản ra lời nói câu văn  chi phối nội dung và hình thức phát ngôn.
2. Đối với người nghe (người đọc).
Ngữ cảnh là căn cứ lĩnh hội , phân tích , đánh giá nội dung và hình thức của văn bản .
=> Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói.
IV. LUYỆN TÂP:
Bài 1:
- Câu văn trên xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch đến đã phong thanh 10 tháng nay mà lệnh quan vẫn còn chờ đợi người nông dân thấy hình ảnh dơ bẩn của kẻ thù nên căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng.
Bài 2:
- Tình huống giao tiếp cụ thể: Đêm khuya tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi…
- Hiện thực được nói tới (bên trong).
Bộc lộ tâm sự của nhân vật trữ tình. Tâm sự người phụ nữ lận đận, trắc trở trong tình duyên ngâm ngùi chua xót.
BT 3:
- Bối cảnh hẹp: Cuộc sống của gia đình Tú Xương.
- Bà Tú là người phụ nữ tần tảo, chịu thương, chịu khó, sống bằng nghề buôn bán nhỏ…
- Thành ngữ “một duyên hai nợ” Bà Tú phải làm để nuôi con, nuôi chồng.
BT 4:
Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu thơ SK vào năm Đinh Dậu 1879, chính quyền chính do thực dân Pháp lập nên đã tổ chức cho các nho sĩ tử HN xuống thi chung ờ trường Nam Định. Trong thời kì đó toàn quyền Pháp ờ ĐD là Đu-me đã cùng vợ đến dự những sự kiện đó  ngữ cảnh.
BT 5 :
- Bối cảnh hẹp : Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau. Trong tình huống đó hỏi muốn biết về thời gian để tính toán cho công việc riêng của mình(có kịp đến điểm hẹn đúng giờ không, nên tiếp tục đi hay nghỉ ).
Củng cố :
Nhắc lại các nhân tố và yai trò của ngữ cảnh
Chuẩn bị bài mới : - Đọc , tóm tắt truyện ngắn Chữ người tử tù
- Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao và viên Quản ngục qua các câu hỏi HDHB trong SGK.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chieu Xuan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)