Tuần 10. Ngữ cảnh
Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Dung |
Ngày 10/05/2019 |
20
Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Ngữ cảnh thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Đến với tiết học
Chào mừng Quý thầy cô
NGỮ CẢNH
TIẾT 38
I. KHÁI NIỆM
1. Khảo sát ngữ liệu
a. Nếu đột nhiên nghe được câu “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”, không biết bối cảnh sử dụng của nó thì em có thể hiểu như thế nào về những nội dung sau đây trong câu nói đó:
- Câu nói trên là của ai nói với ai ? Đó là những người như thế nào và có quan hệ với nhau ra sao?
- Câu đó được nói ở đâu, lúc nào ?
- Họ trong câu nói chỉ ai ?
- Chưa ra là hoạt động như thế nào ?
- Giờ muộn thế này là nói đến khoảng thời gian nào ?
Không thể trả lời được các câu hỏi trên
b. Đặt câu nói trên vào bối cảnh phát sinh ra nó mà người đọc biết qua lời kể của tác giả truyện ngắn Hai đứa trẻ:
Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.
Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:
- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
Câu nói đó là của chị Tí bán hàng nước. Chị nói câu này với những người bạn nghèo của chị làm nghề kiếm ăn nhỏ: chị em Liên bán hàng xén, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm,... Đó là những người cùng cảnh ngộ, gần gũi nên chị có thể nói trống không.
- Chị nói câu này vào một buổi chiều tối, tại một phố huyện nhỏ trong lúc mọi người đều chờ khách hàng.
-> Rộng hơn, câu nói trên diễn ta trong bối cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
- Họ là: “ Mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào.”
- Chưa ra là chưa đi từ trong huyện ra phố.
- Vừa chập tối, chị em Liên vừa thu hàng, chị Tí mới bày hàng nước, bác Siêu mới gánh phở đến, gia đình bác xẩm còn chưa hát,... mà chị Tí đã cho là muộn thế này bởi chị đang mong đợi những người khách quen này
-> Câu hỏi thể hiện tâm lí khát khao chờ đợi khách hàng
2. Kết luận
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
Ví dụ 1:
Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau, một người hỏi: “Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?”.
Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi cần được hiểu như thế nào? Nó nhằm mục đích gì?
Trả lời
- Bối cảnh giao tiếp: Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau. Cho nên câu hỏi của người đi đường là hỏi về thời gian
- Mục đích: Cần biết thông tin về thời gian
Ví dụ 2:
Mười giờ tối, tại nhà Hoa, Hoa đang tiếp Hùng (bạn của Hoa), mẹ Hoa ở trong nhà gọi với ra hỏi :
- Hoa ơi, xem cho mẹ mấy giờ rồi con ?
Theo em, câu nói của mẹ Hoa nhằm mục đích gì ?
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH
1. Nhân vật giao tiếp
- Gồm tất cả những người tham gia giao tiếp
- Các nhân vật giao tiếp có quan hệ tương tác, đóng một "vai" nhất định:
+ "Vai" người nói (người viết)
+ "Vai" người nghe (người đọc)
- Các nhân vật giao tiếp có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, nhận thức,... chi phối nội dung, hình thức của lời nói, câu văn; chi phối việc tạo lập và lĩnh hội lời nói, câu văn.
2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
a. Bối cảnh giao tiếp rộng (còn gọi là bối cảnh văn hóa)
- Là toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa, phong tục, tập quán,... của cộng đồng ngôn ngữ. Nó tạo nên bối cảnh văn hóa của một đơn vị ngôn ngữ, một sản phẩm ngôn ngữ.
- Đối với văn bản văn học, bối cảnh văn hóa là hoàn cảnh sáng tác của cả tác phẩm. Nó chi phối nội dung và hình thức ngôn ngữ của tác phẩm.
b. Bối cảnh giao tiếp hẹp (còn gọi là bối cảnh tình huống)
- Đó là nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng với những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh
Đối với giao tiếp ngôn ngữ, tình huống luôn thay đổi. Từ đó, quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, vị thế giao tiếp, tình cảm, cảm xúc của mỗi người cũng tùy tình huống mà thay đổi. Tất cả sự thay đổi ở tình huống đều chi phối nội dung, hình thức của các câu nói.
c. Hiện thực được nói tới
+ Là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp hay hiện thực tâm trạng của con người
+ Hiện thực được nói tới tạo nên phần nghĩa sự việc của câu nói.
Ví dụ 3: Xác định hiện thực được nói tới trong hai câu thơ:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
(Hồ Xuân Hương, Tự tình – bài II)
Trả lời
+ Tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi.
+ Hiện thực được nói tới là hiện thực bên trong, tức tâm trạng cô đơn, tủi hổ, bẽ bàng, chua xót của nhân vật trữ tình.
3. Văn cảnh
Khảo sát ngữ liệu
THU ĐIẾU
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vằng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Nguyễn Khuyến)
3. Văn cảnh
Khảo sát ngữ liệu
THU ĐIẾU
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vằng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Nguyễn Khuyến)
b. Kết luận
- Văn cảnh bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước và đi sau yếu tố ngôn ngữ đang được xem xét.
- Văn cảnh có ở ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, cả ở đối thoại hoặc đơn thoại
- Văn cảnh vừa là cơ sở cho việc sử dụng, vừa là cơ sở cho việc lĩnh hội đơn vị ngôn ngữ.
III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH
1. Đối với người nói (người viết ) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn
Ngữ cảnh là cơ sở cho sự lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và các phương tiện ngôn ngữ (từ, ngữ, câu, ...)
2. Đối với người nghe (người đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn
Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung và hình thức của lời nói, câu văn.
GHI NHỚ
* Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
* Ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh
* Ngữ cảnh có vao trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói
IV. Luyện tập
Bài tập 1
Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau:
Tiếng phong hạc (1) phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên (2) vấy vá (3) đã ba năm, ghét thói mọi (4) như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong (5) che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ.
(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Hoàn cảnh sáng tác:
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của Đỗ Quang, tuần phủ Gia Định, để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16 – 12 – 1861. Nghĩa quân đã giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa. Họ đã làm chủ đồn được hai ngày, sau đó bị phản công và thất bại. Khoảng 20 nghĩa sĩ đã hi sinh anh dũng.
Trong bối cảnh cuộc chiến đấu không cân sức những ngày đầu chống Pháp, khi toàn dân tộc đang quyết một lòng thà chết vinh còn hơn sống nhục, sự hi sinh vĩ đại này quả có sức cổ vũ và khích lệ to lớn. Bởi thế bài văn ngay lập tức được truyền tụng khắp nơi trong nước.
Bài văn tế viết về người thật, việc thật. Các chi tiết trong hai câu văn cũng đều bắt nguồn từ hiện thực
IV. Luyện tập
Bài tập 1. Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau:
Tiếng phong hạc (1) phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên (2) vấy vá (3) đã ba năm, ghét thói mọi (4) như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong (5) che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ.
(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Phong hạc: lấy ở câu Phong thanh hạc lệ, thảo mộc giai binh, nghĩa gốc chỉ sự hồi hộp, lo lắng, nghe tiếng gió thổi, tiếng chim hạc kêu, thấy cây cỏ cũng tưởng là quân giặc đuổi đánh. Ở câu này chỉ có nghĩa là tin kẻ địch đến.
Mùi tinh chiên: mùi tanh hôi, ở đây chỉ thực dân Pháp.
Vấy vá: làm dơ bẩn, dây dính bậy bạ.
Thói mọi: thói tật mọi rợ, dã man (của thực dân Pháp).
Bòng bong: vải che nắng, vỉ buồm trên boong tàu.
Trả lời
Hai câu văn trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", xuất phát từ bối cảnh:
- Tin tức về kẻ địch đến đã phong thanh mười tháng nay mà lệnh quan (đánh giặc) thì vẫn còn chờ đợi.
- Trong khi chờ đợi, người nông dân đã thấy rõ sự dơ bẩn của kẻ thù và căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng.
Chân thành cám ơn Quý thầy cô
Bài tập 3
Từ hoàn cảnh xã hội Việt Nam thời bấy giờ, hoàn cảnh sống của nhà thơ, những chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài thơ, ta có thể hiểu:
- Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ
Bà phải lam lũ, vất vả để nuôi chồng, nuôi con.
Bà là người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó và đảm đang, tháo vát
Bà rất giàu lòng vị tha và đức hi sinh
Chào mừng Quý thầy cô
NGỮ CẢNH
TIẾT 38
I. KHÁI NIỆM
1. Khảo sát ngữ liệu
a. Nếu đột nhiên nghe được câu “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”, không biết bối cảnh sử dụng của nó thì em có thể hiểu như thế nào về những nội dung sau đây trong câu nói đó:
- Câu nói trên là của ai nói với ai ? Đó là những người như thế nào và có quan hệ với nhau ra sao?
- Câu đó được nói ở đâu, lúc nào ?
- Họ trong câu nói chỉ ai ?
- Chưa ra là hoạt động như thế nào ?
- Giờ muộn thế này là nói đến khoảng thời gian nào ?
Không thể trả lời được các câu hỏi trên
b. Đặt câu nói trên vào bối cảnh phát sinh ra nó mà người đọc biết qua lời kể của tác giả truyện ngắn Hai đứa trẻ:
Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.
Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:
- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
Câu nói đó là của chị Tí bán hàng nước. Chị nói câu này với những người bạn nghèo của chị làm nghề kiếm ăn nhỏ: chị em Liên bán hàng xén, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm,... Đó là những người cùng cảnh ngộ, gần gũi nên chị có thể nói trống không.
- Chị nói câu này vào một buổi chiều tối, tại một phố huyện nhỏ trong lúc mọi người đều chờ khách hàng.
-> Rộng hơn, câu nói trên diễn ta trong bối cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
- Họ là: “ Mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào.”
- Chưa ra là chưa đi từ trong huyện ra phố.
- Vừa chập tối, chị em Liên vừa thu hàng, chị Tí mới bày hàng nước, bác Siêu mới gánh phở đến, gia đình bác xẩm còn chưa hát,... mà chị Tí đã cho là muộn thế này bởi chị đang mong đợi những người khách quen này
-> Câu hỏi thể hiện tâm lí khát khao chờ đợi khách hàng
2. Kết luận
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
Ví dụ 1:
Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau, một người hỏi: “Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?”.
Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi cần được hiểu như thế nào? Nó nhằm mục đích gì?
Trả lời
- Bối cảnh giao tiếp: Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau. Cho nên câu hỏi của người đi đường là hỏi về thời gian
- Mục đích: Cần biết thông tin về thời gian
Ví dụ 2:
Mười giờ tối, tại nhà Hoa, Hoa đang tiếp Hùng (bạn của Hoa), mẹ Hoa ở trong nhà gọi với ra hỏi :
- Hoa ơi, xem cho mẹ mấy giờ rồi con ?
Theo em, câu nói của mẹ Hoa nhằm mục đích gì ?
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH
1. Nhân vật giao tiếp
- Gồm tất cả những người tham gia giao tiếp
- Các nhân vật giao tiếp có quan hệ tương tác, đóng một "vai" nhất định:
+ "Vai" người nói (người viết)
+ "Vai" người nghe (người đọc)
- Các nhân vật giao tiếp có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, nhận thức,... chi phối nội dung, hình thức của lời nói, câu văn; chi phối việc tạo lập và lĩnh hội lời nói, câu văn.
2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
a. Bối cảnh giao tiếp rộng (còn gọi là bối cảnh văn hóa)
- Là toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa, phong tục, tập quán,... của cộng đồng ngôn ngữ. Nó tạo nên bối cảnh văn hóa của một đơn vị ngôn ngữ, một sản phẩm ngôn ngữ.
- Đối với văn bản văn học, bối cảnh văn hóa là hoàn cảnh sáng tác của cả tác phẩm. Nó chi phối nội dung và hình thức ngôn ngữ của tác phẩm.
b. Bối cảnh giao tiếp hẹp (còn gọi là bối cảnh tình huống)
- Đó là nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng với những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh
Đối với giao tiếp ngôn ngữ, tình huống luôn thay đổi. Từ đó, quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, vị thế giao tiếp, tình cảm, cảm xúc của mỗi người cũng tùy tình huống mà thay đổi. Tất cả sự thay đổi ở tình huống đều chi phối nội dung, hình thức của các câu nói.
c. Hiện thực được nói tới
+ Là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp hay hiện thực tâm trạng của con người
+ Hiện thực được nói tới tạo nên phần nghĩa sự việc của câu nói.
Ví dụ 3: Xác định hiện thực được nói tới trong hai câu thơ:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
(Hồ Xuân Hương, Tự tình – bài II)
Trả lời
+ Tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi.
+ Hiện thực được nói tới là hiện thực bên trong, tức tâm trạng cô đơn, tủi hổ, bẽ bàng, chua xót của nhân vật trữ tình.
3. Văn cảnh
Khảo sát ngữ liệu
THU ĐIẾU
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vằng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Nguyễn Khuyến)
3. Văn cảnh
Khảo sát ngữ liệu
THU ĐIẾU
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vằng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Nguyễn Khuyến)
b. Kết luận
- Văn cảnh bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước và đi sau yếu tố ngôn ngữ đang được xem xét.
- Văn cảnh có ở ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, cả ở đối thoại hoặc đơn thoại
- Văn cảnh vừa là cơ sở cho việc sử dụng, vừa là cơ sở cho việc lĩnh hội đơn vị ngôn ngữ.
III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH
1. Đối với người nói (người viết ) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn
Ngữ cảnh là cơ sở cho sự lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và các phương tiện ngôn ngữ (từ, ngữ, câu, ...)
2. Đối với người nghe (người đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn
Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung và hình thức của lời nói, câu văn.
GHI NHỚ
* Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
* Ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh
* Ngữ cảnh có vao trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói
IV. Luyện tập
Bài tập 1
Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau:
Tiếng phong hạc (1) phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên (2) vấy vá (3) đã ba năm, ghét thói mọi (4) như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong (5) che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ.
(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Hoàn cảnh sáng tác:
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của Đỗ Quang, tuần phủ Gia Định, để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16 – 12 – 1861. Nghĩa quân đã giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa. Họ đã làm chủ đồn được hai ngày, sau đó bị phản công và thất bại. Khoảng 20 nghĩa sĩ đã hi sinh anh dũng.
Trong bối cảnh cuộc chiến đấu không cân sức những ngày đầu chống Pháp, khi toàn dân tộc đang quyết một lòng thà chết vinh còn hơn sống nhục, sự hi sinh vĩ đại này quả có sức cổ vũ và khích lệ to lớn. Bởi thế bài văn ngay lập tức được truyền tụng khắp nơi trong nước.
Bài văn tế viết về người thật, việc thật. Các chi tiết trong hai câu văn cũng đều bắt nguồn từ hiện thực
IV. Luyện tập
Bài tập 1. Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau:
Tiếng phong hạc (1) phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên (2) vấy vá (3) đã ba năm, ghét thói mọi (4) như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong (5) che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ.
(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Phong hạc: lấy ở câu Phong thanh hạc lệ, thảo mộc giai binh, nghĩa gốc chỉ sự hồi hộp, lo lắng, nghe tiếng gió thổi, tiếng chim hạc kêu, thấy cây cỏ cũng tưởng là quân giặc đuổi đánh. Ở câu này chỉ có nghĩa là tin kẻ địch đến.
Mùi tinh chiên: mùi tanh hôi, ở đây chỉ thực dân Pháp.
Vấy vá: làm dơ bẩn, dây dính bậy bạ.
Thói mọi: thói tật mọi rợ, dã man (của thực dân Pháp).
Bòng bong: vải che nắng, vỉ buồm trên boong tàu.
Trả lời
Hai câu văn trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", xuất phát từ bối cảnh:
- Tin tức về kẻ địch đến đã phong thanh mười tháng nay mà lệnh quan (đánh giặc) thì vẫn còn chờ đợi.
- Trong khi chờ đợi, người nông dân đã thấy rõ sự dơ bẩn của kẻ thù và căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng.
Chân thành cám ơn Quý thầy cô
Bài tập 3
Từ hoàn cảnh xã hội Việt Nam thời bấy giờ, hoàn cảnh sống của nhà thơ, những chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài thơ, ta có thể hiểu:
- Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ
Bà phải lam lũ, vất vả để nuôi chồng, nuôi con.
Bà là người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó và đảm đang, tháo vát
Bà rất giàu lòng vị tha và đức hi sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Kim Dung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)