Tuần 10. Ngữ cảnh

Chia sẻ bởi Phạm Thị Liên | Ngày 10/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Ngữ cảnh thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP 11A1
Giáo viên: Phạm Thị Liên
“Nói có đầu có đuôi”
Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:
- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?
Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.
Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:
- Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tầu, người Tầu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy…
Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.


NG? C?NH
A. LÝ THUYẾT
I. KHÁI NIỆM
1) Xét ngữ liệu
Không trả lời được
“Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết
cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà,
các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn
đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một
vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn
nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá
trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí.
Thêm được một gia đình các xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau
sắt trắng để trước mặt, nhưng bác vẫn chưa hát vì chưa có
khách nghe.
Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức
hàng, chậm rãi nói:
- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?
Chị muốn nói mấy chú lính trong huyện, mấy người nhà của
cụ thừa, cụ lục là những khách hàng quen của chị.”
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
- Chị Tí nói với Liên, gia đình bác xẩm, Bác Siêu… Họ có cùng cảnh ngộ, gần gũi, thân mật
- Không gian – thời gian hẹp: tại phố huyện nhỏ, vào một buổi tối
- Không gian - thời gian rộng: xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, đời sống người dân nghèo khổ, lam lũ
-“Họ” chỉ những người khách quen của chị Tí (Mấy người phu gạo, phu xe…)

- Họ từ trong huyện ra phố, rẽ vào hàng chị Tí uống nước
- Thời điểm của sự phủ định tính từ buổi tối
A. LÝ THUYẾT
I. KHÁI NIỆM
1) Xét ngữ liệu
2) Kết luận
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội đúng và đầy đủ lời nói.
Bối cảnh ngôn ngữ
Người nói
(người viết)
Lời nói,
câu văn
Người nghe
(người đọc)
Nhân vật giao tiếp
“Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”
Người nói: chị Tý
Người nghe: chị em Liên, bác xẩm, bác Siêu, v.v..
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH
1. XÉT NGỮ LIỆU
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH
1. XÉT NGỮ LIỆU
2. KẾT LUẬN
a. Nhân vật giao tiếp
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”
(Ca dao)
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH
1. XÉT NGỮ LIỆU
2. KẾT LUẬN
a. Nhân vật giao tiếp
- Mỗi nhân vật giao tiếp đều có đặc điểm: lứa tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, địa vị xã hội….
- Quan hệ, vị thế của các nhân vật giao tiếp luôn chi phối nội dung và hình thức của lời nói, câu văn.
Nhân vật giao tiếp
Bối cảnh giao tiếp hẹp
Bối cảnh giao tiếp rộng
Hiện thực được nói đến
“Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”
Người nói: chị Tý
Người nghe: chị em Liên, bác xẩm, bác Siêu, v.v..
Thời gian: buổi tối, Không gian: nơi phố huyện nhỏ, mọi người đang chờ đợi khách hàng
Xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, đời sống người dân nghèo khổ
Hiện tượng những chú lính lệ, những người nhà thầy thừa chưa ra phố và đến hàng của chị uống nước, hút thuốc như mọi khi
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH
XÉT NGỮ LIỆU
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH
1. XÉT NGỮ LIỆU
2. KẾT LUẬN
a. Nhân vật giao tiếp
- Mỗi nhân vật giao tiếp đều có đặc điểm: lứa tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, địa vị xã hội….
- Quan hệ, vị thế của các nhân vật giao tiếp luôn chi phối nội dung và hình thức của lời nói, câu văn.
b. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
* Bối cảnh giao tiếp rộng (Bối cảnh văn hóa)
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”
(Ca dao)
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH
1. XÉT NGỮ LIỆU
2. KẾT LUẬN
a. Nhân vật giao tiếp
- Mỗi nhân vật giao tiếp đều có đặc điểm: lứa tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, địa vị xã hội….
- Quan hệ, vị thế của các nhân vật giao tiếp luôn chi phối nội dung và hình thức của lời nói, câu văn.
b. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
* Bối cảnh giao tiếp rộng (Bối cảnh văn hóa):
- Đó là bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lí, văn hóa, phong tục, tập quán,… của cộng đồng ngôn ngữ.
- Nó chi phối cả người nói, người nghe, cả quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản.
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH
1. XÉT NGỮ LIỆU
2. KẾT LUẬN
a. Nhân vật giao tiếp
b. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
* Bối cảnh giao tiếp rộng (Bối cảnh văn hóa):
- Đó là bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lí, văn hóa, phong tục, tập quán,… của cộng đồng ngôn ngữ.
- Nó chi phối cả người nói, người nghe, cả quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản.
* Bối cảnh giao tiếp hẹp:
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”
(Ca dao)
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH
1. XÉT NGỮ LIỆU
2. KẾT LUẬN
a. Nhân vật giao tiếp
b. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
* Bối cảnh giao tiếp rộng (Bối cảnh văn hóa):
- Đó là bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lí, văn hóa, phong tục, tập quán,… của cộng đồng ngôn ngữ.
- Nó chi phối cả người nói, người nghe, cả quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản.
* Bối cảnh giao tiếp hẹp:
Đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống giao tiếp cụ thể
* Hiện thực được nói tới
Là nội dung cuộc giao tiếp
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH
1. XÉT NGỮ LIỆU
2. KẾT LUẬN:
a. Nhân vật giao tiếp
b. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
* Bối cảnh giao tiếp rộng (Bối cảnh văn hóa):
* Bối cảnh giao tiếp hẹp:
* Hiện thực được nói tới
c. Văn cảnh
“Cần”
Là danh từ chỉ một loại rau:
rau cần
Là danh từ chỉ một loại ống hút thuốc / hút rượu: cần xe điếu, rượu cần
Là danh từ chỉ cành tre dùng làm dụng cụ câu cá: cần câu cá
Là động từ chỉ ý bắt buộc:
Con cần học tốt

Câu cá mùa thu
Nguyễn Khuyến
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. 
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí ,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo .
Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt, 
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo. 
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
“Cần”

Câu cá mùa thu
Nguyễn Khuyến
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. 
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí ,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo .
Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt, 
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo. 
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
“Cần”
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH
1. XÉT NGỮ LIỆU
2. KẾT LUẬN:
a. Nhân vật giao tiếp
b. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
* Bối cảnh giao tiếp rộng (Bối cảnh văn hóa):
* Bối cảnh giao tiếp hẹp:
* Hiện thực được nói tới
c. Văn cảnh
Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ đi trước và đi sau một một yếu tố ngôn ngữ nào đó.
Các nhân tố của ngữ cảnh
Nhân vật giao tiếp
Văn cảnh
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
Bối cảnh giao tiếp hẹp
Bối cảnh giao tiếp rộng
Hiện thực được nói đến
III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH
Còn gì bằng
Có một anh chàng ngốc đến nỗi tí gì cũng không biết, đi đâu vợ cũng phải dạy trước dạy sau. Cả từ cách ăn đến cách nói. Vì vậy, người làng gọi anh ta là Ngốc và lâu dần quên hẳn tên thực của anh ta.
Một hôm, Ngốc ra tỉnh thăm hỏi bà con. Vợ gọi lại dặn:
– Ra đến nơi người ta có hỏi: "Anh Ngốc ra chơi đó phải không?", thì bảo
"Vâng chính tôi là ngốc đây ạ!". Người ta hỏi: "Anh đi với ai?", thì bảo
"Có một mình thôi ạ!". Nếu có hỏi: "Anh hãy ở chơi dăm ba hôm", thì đáp:
"Tôi ở nhà chỉ mong như thế, nay được thoả mong ao ước, thật còn gì bằng!"
Ngốc ra đi, nhẩm mãi mấy lời vợ dặn, sợ nhỡ quên lời nào thì người ta chê cười chết.
Ra đến chợ, thấy một đám đông, anh ta len vào xem. Thì ra đó là một vụ giết người, kẻ bất hạnh nằm đấy mà hung thủ đã tẩu thoát mất rồi.
Khi nhà chức trách đến làm biên bản, mọi người vội tránh xa, sợ vạ lây, chỉ một mình Ngốc lấn vào xem. Quan giữ lấy hỏi:
– Anh có biết ai giết không?
Sực nhớ đến lời vợ dặn, Ngốc nói luôn:
– Vâng chính tôi là Ngốc đây ạ!
– Một mình anh hay có ai nữa không?
Ngốc lại bình tĩnh nói:
– Có một mình tôi thôi ạ!
Quan nghe nói bèn quát lính:
-Trói cổ thằng này lại, giải đi.
Ngốc nghĩ nên nói nốt câu thứ ba cho đủ lời vợ dặn, liền tiếp:
– Tôi ở nhà chỉ mong như thế, nay được thoả lòng ao ước, thật còn gì bằng!
III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH
1. Với người nói, người viết
Ngữ cảnh là môi trường để sản sinh lời nói, câu văn
2. Người nghe, người đọc
Ngữ cảnh là cơ sở để lĩnh hội chính xác, đầy đủ
lời nói, câu văn.
Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội văn bản
B. LUYỆN TẬP
Bài tập 1, trang 106
Bối cảnh đất nước
Thực dân Pháp xâm lược nước ta
Vua quan nhà Nguyễn đầu hàng
Chỉ có lòng dân thể hiện lòng căm thù và ý chí đấu tranh
Bối cảnh câu văn
Tin tức về kẻ thù đã có từ mười tháng rồi nhưng chưa thấy lệnh quan
Trong khi chờ đợi, người nông dân cảm thấy căm ghét, ghê tởm những hành vi độc ác của kẻ thù
→ Bối cảnh chi phối đến nội dung và hình thức của phát ngôn
B. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: SGK trang 106
Bài tập 2: SGK, trang 106
- Tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi, trằn trọc không ngủ…
- Hiện thực được nói đến trong câu là hiện thực tâm trạng: ngậm ngùi, chua xót của nhân vật trữ tình bởi tình duyên của mình lận đận, trắc trở.
3. BÀI TẬP VẬN DỤNG
"Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất một chỗ ngồi. Lúc này người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản thân mình nhảy lên thuyền cứu hộ. Người phụ nữ đứng trên thuyền sắp chìm, hét lên với người đàn ông một câu...
Kể đến đây thầy giáo hỏi học sinh: - Các em đoán xem người phụ nữ ấy nói câu gì? 
Tất cả học sinh phẫn nộ nói rằng: - Em hận anh, em đã nhìn lầm người rồi.
Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh ngồi mãi vẫn không trả lời, liền hỏi cậu bé. Cậu học sinh nói: 
- Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói: nhớ chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé! 
Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: 
- Em nghe qua câu chuyện này rồi à? 
Cậu học sinh lắc đầu: 
- Dạ chưa ạ! Nhưng mẹ em trước khi mất cũng nói với ba em như vậy. 
Thầy giáo xúc động: 
- Trả lời rất đúng! 
Người đàn ông được cứu sống đã trở về quê hương, một mình nuôi con gái trưởng thành. Nhiều năm sau anh ta mắc bệnh và qua đời, người con gái lúc sắp xếp kỷ vật, phát hiện cuốn nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố ngồi trên chiếc thuyền ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y. Trong giây phút quyết định, người chồng đã giành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình. 
Trong cuốn nhật ký viết rằng: Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ một giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi!
Kể xong câu chuyện phòng học trở nên im ắng, các em học sinh đã hiểu được ý nghĩa của câu chuyện này.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Tại sao người chồng lại quyết định bỏ lại vợ trên con tàu sắp chìm và chọn cách sống sót một mình?
Nếu không hiểu ngữ cảnh giao tiếp thì chúng ta sẽ nghĩ người chồng là người như thế nào?
Qua câu chuyện em rút ra bài học gì cho bản thân?
3. BÀI TẬP VẬN DỤNG
- Thiện và ác trên thế gian có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt. Bởi vậy, đừng nên dễ dàng nhận định người khác...". 
- "Trong cuộc sống, người thích chủ động thanh toán tiền, không phải bởi vì người ta dư dả. Mà là người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc. Trong công việc, người tình nguyện nhận nhiều việc về mình, không phải bởi vì người ta ngốc. Mà là người ta hiểu được ý nghĩa của trách nhiệm. Sau khi cãi nhau người xin lỗi trước, không phải bởi vì người ta sai. Mà là người ta trân trọng người bên cạnh mình. Người tình nguyện giúp đỡ người khác, không phải vì nợ người đó cái gì. Mà là người ta xem người đó là bạn". 
Bài tập mở rộng
BT 1: Đặt mình vào những ngữ cảnh khác nhau và trả lời cho cùng một câu hỏi:
- Đóng cổng ngõ chưa?
Đáp án:
- Thưa bố, ở trong ta không có kẻ trộm đâu ạ.
- Nhà mình có gì đáng giá đâu mà phải đóng.
- Cổng nhà này chỉ là tượng trưng thế thôi.
- Nhỡ còn ai đến nữa thì sao hả mẹ?
V.v….
BT 2: Về nhà sưu tầm những bài thơ, truyện ngắn không nằm trong chương trình và tập phân tích dựa trên những kiến thức đã học về ngữ cảnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)