Tuần 10. Hai đứa trẻ

Chia sẻ bởi Võ Minh Nhựt | Ngày 10/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Hai đứa trẻ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

ĐỌC &
PHÂN TÍCH
KẾT LUẬN
Câu hỏi:
1. Kể tên những xu hướng chính của bộ phận văn học công khai giai đoạn từ 1930 – 1945? Kể tên các nhà văn chủ yếu trong nhóm Tự lực văn đoàn.
2. Các nhà văn Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài thuộc xu hướng văn học nào? Đặc điểm chính của xu hướng văn học này?
3. Đặc điểm quan trọng nhất của thời kì văn học từ 1900 – 1945 là gì?
4. Vì sao nói, đến giai đoạn 1930 – 1945, vh Việt Nam có thể hội nhập với văn học khu vực và thế giới?
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
1. Tác giả và tác phẩm:
I. TÌM HIỂU CHUNG:
a Tác giả:
1. Tác giả và tác phẩm:
I. TÌM HIỂU CHUNG:
a Tác giả:
- Quê hương: phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương; sau chuyển sang Thái Bình.
- Gia đình: công chức gốc quan lại
- Cuộc đời:
+ Tên thật: Nguyễn Tường Vinh à Nguyễn Tường Lân
+ Em ruột của Nhất Linh, Hoàng Đạo

1. Tác giả và tác phẩm:
I. TÌM HIỂU CHUNG:
a Tác giả:
+ Sau khi đỗ tú tài lần thứ nhất: Làm báo, viết văn, là thành viên nhóm Tự lực văn đoàn
+ Người đôn hậu, tinh tế
+ Quan niệm văn chương lành mạnh, tinh tế
à mở đường cho truyện ngắn trữ tình.
- Truyện ngắn:
+ Gió đầu mùa (1937)
+ Nắng trong vườn (1938)
+ Sợi tóc (1942)

b. Tác phẩm:
- Truyện dài: Ngày mới (1939)
- Tập tiểu luận: Theo dòng (1941)
- Bút kí: Hà Nội băm sáu phố phường (1943)
2. Văn bản: Hai đứa trẻ
a. Xuất xứ:
Rút từ tập truyện ngắn “Nắng trong vườn”
Bìa lót tập Nắng trong vườn
Mục lục tập Nắng trong vườn
b. Bối cảnh của truyện:
Ở quê ngoại: ga xép - phố huyện Cẩm Giàng.
2. Văn bản: Hai đứa trẻ
a. Xuất xứ:
Rút từ tập truyện ngắn “Nắng trong vườn”
- Truyện không có cốt truyện
- Hòa quyện: Hiện thực + Lãng mạn trữ tình
à gửi gắm tư tưởng nhân đạo một cách kín đáo, nhẹ nhàng
c. Đặc điểm:
Chợ Cẩm Giàng ngày nay
b. Bối cảnh của truyện:
Ở quê ngoại: ga xép - phố huyện Cẩm Giàng.
2. Văn bản: Hai đứa trẻ
a. Xuất xứ:
Rút từ tập truyện ngắn “Nắng trong vườn”

3 đoạn:
a. Từ đầu đến “… về phía làng”
à cảnh phố huyện lúc cuối chiều

3. Bố cục:
b. Tiếp theo đến “… không hiểu”
à cảnh phố huyện về đêm
c. Phần còn lại
à cảnh phố huyện về khuya – hình ảnh chuyến tàu đi qua.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Cảnh phố huyện lúc cuối chiều:
a. Cảnh chiều tàn:
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không
+ Tiếng ếch nhái từ đồng xa vọng vào
+ Tiếng muỗi vo ve trong cửa hàng
à gợi cảm giác yên tĩnh ở miền quê
- Màu sắc, hình ảnh không gian:
+ “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”
+ “Những đám mây ánh hồng như những hòn than sắp tàn”
+ “Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nên trời”
à Biểu tượng của sự lụi tàn
=> Câu văn êm dịu, nhịp điệu chậm, cô đọng, uyển chuyển, tinh tế: gợi thấy, nghe và cảm xúc đối với cảnh vật quê hương
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Cảnh phố huyện lúc cuối chiều:
a. Cảnh chiều tàn:
- Chợ họp đã vãn từ lâu
- Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía
- Một vài người bán hàng về muộn
- Hình ảnh những đứa trẻ nhà nghèo đi lại tìm tòi
- Một mùi ẩm mốc bốc lên lẫn mùi cát bụi
à Không gian vắng vẻ, im lìm
b. Cảnh chợ tàn:
- Hai chị em Liên: với cửa hàng tạp hóa bé nhỏ
- Mẹ con chị Tí: dọn chõng hàng nước ế ẩm
- Cụ Thi hơi điên: mua rượu uống rồi lảo đảo bước đi
à Những kiếp người vất vả, tàn tạ, cuộc sống tẻ nhạt, buồn bã
c. Cuộc sống: những kiếp người tàn:
- Cảnh chiều tàn + Chợ tan và cuộc sống người dân nơi phố huyện
à gợi lên nỗi buồn thấm thía: “Liên ngồi yên lặng”, “Liên không hiểu vì sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn .”
- Hình ảnh những đứa trẻ con nhà nghèo:
“Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó”
à gợi lên sự thương cảm
d. Tâm trạng Liên và An:
- “Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”
à mùi của quê hương (phố huyện Cẩm Giàng)
- “Hai chị em Liên đứng sững nhìn theo cụ đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh nhách nhỏ dần về phía làng”
à cảm thông, xót thương cho những kiếp người tàn tạ
- Đêm yên lặng, vắng vẻ, mát mẻ:
“Một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”
- Đêm ngập tràn bóng tối:
+ “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”
+ “Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ làng lại càng sẫm đen hơn nữa”
2. Cảnh phố huyện về đêm:
a. Cảnh phố huyện:
- Ánh sáng: nhỏ bé, yếu ớt:
+ “Chỉ để hé ra một khe ánh sáng”
+ “Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây”
+ “Về phía huyện, một chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối”
à Sự đối lập: tô đậm hơn cảnh phố huyện ngập tràn trong bóng tối
- Hình ảnh ngọn đèn chị Tí:
“Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí”
à ngầm nói lên sự tàn lụi
2. Cảnh phố huyện về đêm:
a. Cảnh phố huyện:
b. Cuộc sống:
- Chị em Liên:
+ “Đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh”
+ “Không còn trông mong còn ai đến mua nữa”
- Xuất hiện thêm:
+ Bác Siêu với gánh phở - thứ hàng xa xỉ, mắc tiền
+ “Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong không gian yên lặng
à cuộc sống lam lũ, buồn tẻ, bế tắc, không có ánh sáng: đọng lại ở nhà văn niềm đau xót
“Chừng ấy người trong bóng mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống hàng ngày nghèo khổ của họ”
2. Cảnh phố huyện về đêm:
c. Tâm trạng của Liên và An:
- “An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông”
à Tâm hồn ngây thơ qua biến thái của thiên nhiên
- Ý nghĩ:
“Quà bác Siêu là một thứ hàng xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua được”
à cảnh sống chật vật hiện tại gợi trong Liên hoài niệm về quá khứ: “Liên nhớ lại khi ở Hà Nội, chị được hưởng những thức quà ngon, lạ … được đi chơi Bờ Hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ”
- “Trẻ con tụ họp nhau ở thềm hè, tiếng cười nói vui vẻ, khiến An thèm muốn nhập bọn với chúng để nô đùa, nhưng sợ trái lời mẹ dặn phải coi hàng”
 vất vả đã đánh mất tuổi thơ
- Dù buồn ngủ, hai chị em Liên vẫn cố thức
à chờ đoàn tàu “may ra còn có một vài người mua”, “nhưng cũng như mọi đêm, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa”, “vì muốn nhìn được chuyến tàu”
=> Cuộc sống cơ cực đã cướp mất đi tuổi thơ và khao khát cuộc sống tươi đẹp hơn.
3. Cảnh phố huyện về khuya – chuyến tàu đêm đi qua:
a. Cảnh phố huyện về khuya:
- “Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối”
- “Trước kia ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố”
- “Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và im lặng”
à bóng tối dày đặc bao trùm cả không gian: phố huyện chìm trong yên lặng
b. Hình ảnh chuyến tàu – khát vọng của hai đứa trẻ và những người dân nơi phố huyện:
- Hình ảnh chuyến tàu: ánh sáng rực rỡ trong phút chốc
+ Dấu hiệu đầu tiên:
“Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc”,
“Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi”
+ Tàu đến:
“Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường”
+ Cuối cùng: tàu đi vào đêm tối
“để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”, “chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”
à hoạt động của người dân chấm dứt

- Ý nghĩa:
+ Đối với người dân phố huyện:
Chuyến tàu đem là biểu tượng của sức sống, sự giàu sáng, rực rỡ >< cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm, quẩn quanh
+ Với chị em Liên:
Gợi về kỉ niệm của ngày xưa sung sướng
- Hình ảnh ngọn đèn chị Tí leo loét, chập chờn trước khi Liên ngập hẳn vào giấc ngủ
à thể hiện:
+ Niềm trân trọng kiếp người nhỏ bé, sống nghèo nàn, buồn chán nơi phố huyện
+ Bao quát hơn: sống ở đất nước còn đắm chìm trong nô lệ
+ Lay động những con người buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ hãy vươn đến ánh sáng, thoát khỏi tù đọng
- Khai thác tâm trạng tinh tế
- Lời văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh, trân trọng
- Tả cảnh đặc sắc, thấm đẫm tình quê hương
4. Vài nét đặc sắc về nghệ thuật:
III. TỔNG KẾT:
Bằng một truyện ngắn trữ tình có cố truyện đơn giản, Thạch Lam đã thể hiện môt cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước cách mạng. Đồng thời ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.
Ghi nhớ SGK.
Mộ Thạch Lam
Tạp chí Thế kỉ 21,
Số Tưởng Niệm Thạch Lam
Hai đứa trẻ đăng trên tạp chí Thế kỉ 21
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Nhựt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)