Tuần 10. Hai đứa trẻ

Chia sẻ bởi Nguyên Đình Tuân | Ngày 10/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Hai đứa trẻ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 37&38: Đọc văn
Hai đứa trẻ
Thạch Lam
Giáo viên: Nguyễn Đình Tuân -Trường THPT Hàn Thuyên
Hai đứa trẻ - Thạch Lam
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
II. Đọc - hiểu văn bản
III. Tổng kết
IV. Luyện tập
I. Đọc-tìm hiểu chung
1.Tác giả
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

Dựa vào phần tiểu dẫn, nêu vài nét về con người Thạch Lam?
Thạch Lam
(1910-1942)

-Thạch Lam(1910-1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi Nguyễn Tường Lân, sinh tại Hà Nội, trong 1 gia đình công chức gốc quan lại, đã có 1 thời thơ ấu sống ở Cẩm Giàng-Hải Dương.
-Là người tinh tế, trầm tĩnh, điềm đạm
-Là em ruột của Nhất Linh, Hoàng Đạo. Cả 3 anh em đều là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

I. Đọc-tìm hiểu chung
1.Tác giả:
Vị trí của Thạch Lam trong nền văn học dân tộc? Đặc điểm nội dung, nghệ thuật các sáng tác của Thạch Lam?
-Thạch Lam có quan niệm văn chương tiến bộ, lành mạnh. Ông có biệt tài về truyện ngắn. Truyện của ông thường không có cốt truyện, chủ yếu khai thác đời sống nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày.
-Hầu hết các truyện ngắn của ông có sự hoà quyện 2 yếu tố hiện thực và lãng mạn.
2.Tác phẩm

Nêu xuất xứ tác phẩm?
-Xuất xứ: Rút từ tập "Nắng trong vườn"(1938)
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

I. Đọc-tìm hiểu chung
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Đọc- tìm bố cục

Hãy cho biết bố cục của tác phẩm gồm mấy phần? Nội dung khái quát từng phần?
- Có thể chia tác phẩm làm 2 phần:
+ Từ đầu đến "mơ hồ không hiểu": Bức tranh phố huyện
+ Còn lại: Diễn biến tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tầu
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bức tranh phố huyện
Bức tranh phố huyện được tác giả gợi lên bằng những hình ảnh nào?
=> Cảnh phố huyện và những con người cụ thể.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

I. Đọc-tìm hiểu chung
II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
Bức tranh phố huyện
a.1/ Không gian
* Lúc chiều muộn

Buổi chiều muộn được hiện ra với những chi tiết nào?
+ Phương tây đỏ rực như lửa cháy
+ Những đám mây như những hòn than sắp tàn.
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không từng hồi một vang xa
+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng.
- Màu sắc:
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
a. Bức tranh phố huyện
a.1/ Không gian
* Lúc chiều muộn

Nhận xét về nhịp điệu các câu văn đoạn mở đầu?
=> Nhịp điệu chậm rãi, câu văn êm dịu, uyển chuyển khiến người đọc như thể nhìn thấy, nghe thấy cảnh vật, từ đó khơi gợi tình cảm đối với làng quê Việt Nam.
Không gian chiều muộn còn được gợi lên qua chi tiết nào nữa?
-Cảnh chợ tàn:
+ Người về hết, tiếng ồn ào cũng mất.
+ Mùi âm ẩm bốc lên và mùi cát bụi quen thuộc
+ Trên đất chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn
=> Sự nghèo nàn không còn gì để có thể che đậy.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
a. Bức tranh phố huyện
a.1/ Không gian
*Khi đêm tối:
- Bóng tối:
Trong văn bản, bóng tối được miêu tả như thế nào?
+ Bóng tối lan tràn, luồn lách theo những con đường ra sông, những con đường về nhà.
+ Bóng tối ngày càng đậm đặc, như thể nuốt chửng mọi thứ...
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
a.Bức tranh phố huyện
a.1/ Không gian
*Khi đêm tối:
- ánh sáng:
Trong bóng đêm đó, có nguồn ánh sáng nào được nhắc đến? ý nghĩa nghệ thuật của việc nhắc đến những nguồn ánh sáng đó?
+ Thiên tạo: đom đóm, những vì sao xa tít -> yếu ớt, không làm thoả mãn trí tò mò của bọn trẻ.
+ Nhân tạo: đèn nhà bác phở Mĩ, ông Cửu hắt ra ngoài khiến đường càng mấp mô, đèn của chị em Liên, của chị Tí xuất hiện nhiều lần nhưng lẻ loi, yếu ớt, đơn độc.
=> Sự xuất hiện của bóng tối càng làm nổi bật sự tràn lan, đậm đặc của bóng tối. Bóng tối là cái nền không gian nghệ thuật tác phẩm, là biểu trưng cho những kiếp người nhỏ bé.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
a. Bức tranh phố huyện
a.2/ Cuộc sống con người
Những kiếp người nghèo khổ hiện ra như thế nào trong tác phẩm?
- Lũ trẻ con nhà nghèo nhặt rác ven chợ -> tìm sự sống trong những thứ người ta bỏ đi.
- Gia đình chị Tí: hàng nước, ít vốn, vắng khách nhưng hôm nào cũng dọn ra từ chiều cho đến đêm -> cố cầm cự cuộc sống trong vô vọng.
- Bà cụ Thi hơi điên: nghiện rượu, tiếng cười khanh khách -> cả tâm hồn và thể xác bị tiêu diệt đến mức tàn tạ.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
a. Bức tranh phố huyện.
a.2/ Cuộc sống con người:
- Bác phở Siêu: không bán được hàng vì ở đây, phở là một thứ quà xa xỉ -> nguy cơ phá sản là rất lớn.
- Gia đình bác Xẩm: rách rưới, tiếng đàn nghe như tiếng khóc-> sự nghèo khổ không thể cứu vãn.
- Chị em Liên: gia đình sa sút, phải rời Hà Nội về quê ở, hai chị em trông coi 1 cửa hàng tạp háo nhỏ xíu thuê lại, hàng bán chẳng ra gì.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
a. Bức tranh phố huyện
a.2/ Cuộc sống con người:
Em có nhận xét gì về cuộc sống của những con người nơi đây?
*Tóm lại:
- Những con người nơi đây ít hoạt động, mọi hoạt động của họ đều theo một nếp quen thuộc, có phần như máy móc. Họ không thể làm khác mọi ngày vì không có đủ khả năng làm thay đổi cuộc sống.
- Họ ít nói năng, thỉnh thoảng mới có 1 câu đối thoại cộc lốc, nhát ngừng giống như những tiếng thở dài thất vọng.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
a. Bức tranh phố huyện
a.2/ Cuộc sống con người:
- Niềm hi vọng của họ vào tương lai thì mơ hồ, tội nghiệp.

=> Bức tranh sinh hoạt ở phố huyện thể hiện cái nhìn tinh tế, nhân hậu của Thạch Lam đối với những kiếp người nhỏ bé trong xã hội tù túng, trì trệ ở nước ta những năm trước cách mạng tháng Tám.

Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
Bức tranh phố huyện
b. Diễn biến tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tầu

Tìm những chi tiết thể hiện rõ nét tâm trạng của Liên?
- Khi tầu đến: Liên dắt em đứng dậy
- Khi tầu đi xa: Liên và em còn nhìn theo cho đến khi cái chấm nhỏ của chiếc đèn treo khuất nơi rặng tre.
- Khi tầu đi xa rồi: Liên yên lặng, không đáp lời em
Liên lặng theo mơ tưởng, nhớ về Hà Nội xa xăm
So sánh thế giới con tầu đưa lại và thế giới Liên, chị Tí, bác Siêu... đang sống với đêm tối bao bọc.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
a. Bức tranh phố huyện
b. Diễn biến tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tầu


=> Liên liên hệ đến cuộc đời của mình như chiếc đèn của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ và Liên cảm thấy mình sống giữa bao sự xa xôi.


Hai đứa trẻ- Thạch Lam
II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
a. Bức tranh phố huyện
b. Diễn biến tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tầu

Vì sao con tầu(đúng hơn là ánh sáng con tầu) lại có tác dụng lớn đối với Liên?
- Con tầu đã đem lại cho Liên một thế giới khác - thế giới khác hẳn với các vầng sáng của chị Tí và bác Siêu.
- Con tầu đem đến cho Liên những khoảnh khắc bừng sáng hấp dẫn trước một cái gì đó sôi động, sang trọng, huyên náo hơn của Hà Nội. Con tầu đánh thức trong Liên những kỉ niệm về Hà Nội. Đó là quá khứ đẹp đẽ, đối lập hẳn với hiện tại u buồn, tăm tối.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
a. Bức tranh phố huyện
b. Diễn biến tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tầu
=> Tóm lại:
ánh sáng đoàn tầu là mảng sáng rực rỡ, mạnh mẽ. Song nó chỉ vụt loé lên như vì sao băng rồi tắt lịm, để rồi sau đó, bóng đêm càng đen kịt lại, đặc quánh hơn khiến Liên ngơ ngác, bàng hoàng.

Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
a. Bức tranh phố huyện
b. Diễn biến tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tầu


Có ý kiến cho rằng Liên là người khổ nhất so với các nhân vật khác? Vì sao?
- Liên khổ nhất, vì:
+ Liên từng biết như thế nào là ánh sáng cuộc đời nơi chốn thị thành. Liên có cái để so sánh, để nhận thức thực tại.
+ Liên là người nhỵ cảm, mẫn cảm với nỗi đau của người khác
+ Là người biết suy nghĩ, hay trầm tư trước những cuộc đời, mảnh đời mà Liên gặp.
+ Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống. Liên là người khao khát ánh sáng.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

I. Đọc - tìm hiểu chung
II. Đọc - hiểu văn bản
III. Tổng kết

Nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
1. Nội dung:
- Tác phẩm là tiếng nói thương cảm của tác giả với những kiếp người sống quẩn quanh, bế tắc trong xã hội cũ.
- Tác giả thấu hiểu, đồng cảm với những ước mơ về tương lai, khao khát đổi đời của họ.
2. Nghệ thuật:
- Cốt truyện đơn giản nhưng giầu chất suy tư, rung động.
- Câu văn mềm mại, trong sáng, giầu chất thơ.
- Hình ảnh chọn lọc, mang ý nghĩa biểu trưng
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

I. Đọc - tìm hiểu chung
II. Đọc - hiểu văn bản
III. Tổng kết
IV. Luyện tập
1. Câu 1: "Hai đứa trẻ " là bức tranh tâm trạng chủ yếu của:
a. Liên.
b. An
c. Cả hai.

a. Liên
2. Câu 2: Kết cấu thời gian của câu chuyện theo trình tự:




3. Câu 3: Thạch Lam tên thật là?
a. Nguyễn Tường Tam
b. Nhất Linh
c. Hoàng Đạo
d. Nguyễn Tường Lân.

a. Chiều trời nhá nhem
Bắt đầu đêm
Đêm tối
Đêm khuya
b. Chiều
Đêm
d. Nguyễn Tường Lân
4. Câu 4: Thạch Lam là cây bút chủ chốt của báo:
a. Phong hóa
b. Ngày nay
c. Tự lực văn đoàn
d. Tiếng chuông.
e. Phong hóa và Ngày nay.
5.Câu 5: Thạch Lam xuất sắc trong lĩnh vực:
a. Tiểu thuyết
b. Truyện ngắn hiện thực
c. Truyện ngắn lãng mạn
d. Truyện kết hợp 2 yếu tố hiện thực và lãng mạn

e. Phong hoá và Ngày nay
d. Truyện kết hợp 2 yếu tố hiện thực và lãng mạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyên Đình Tuân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)