Tuần 10. Hai đứa trẻ

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng | Ngày 10/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Hai đứa trẻ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Giáo viên thực hiện
Trần Đăng Ngân
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ VIẾT THUẬT
LỚP 11 D1

Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu những đặc điểm của khuynh hướng văn học lãng mạn 1930 – 1945?
Đọc văn
Hai đứa trẻ
Tiết 1
Thạch Lam
Tiết 37,38: Đọc văn
Hai đứa trẻ
Thạch Lam
Tiết 1

I. Đọc-tìm hiểu chung
1.Tác giả
Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Dựa vào phần tiểu dẫn, nêu vài nét về con người Thạch Lam?
Thạch Lam
(1910-1942)

-Thạch Lam(1910-1942), tên thật Nguyễn Tường Vinh ->Nguyễn Tường Lân, sinh ở Hà Nội trong gia đình công chức.
Quê nội: Hội An - Quảng Nam
Quê ngoại: Cẩm Giàng - Hải Dương
- Là em ruột của Nhất Linh(Ng.Tường Tam), Hoàng Đạo(Ng. Tường Long). Họ đều là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
- Là người tinh tế, trầm tĩnh, điềm đạm
Hai đứa trẻ - Thạch Lam

I. Đọc - tìm hiểu chung
1.Tác giả:
Quan niệm văn chương Thạch Lam ? Hãy nêu những đặc điểm nội dung, nghệ thuật các sáng tác của Thạch Lam?
Thạch Lam có quan niệm văn chương tiến bộ, lành mạnh.
Quan ni?m van chuong c?a Th?ch Lam:
"Van chuong khụng ph?i l� s? thoỏt li hay lóng quờn. Van chuong l� vu khớ thanh cao v� d?c l?c m� chỳng ta cú. Nú l�m thay d?i xó h?i gi? d?i v� t�n ỏc. Nú l�m cho lũng ngu?i trong s?ch v� phong phỳ hon".
Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Đọc - tìm hiểu chung
1.Tác giả: - Thạch Lam có quan niệm văn chương tiến bộ, lành mạnh
Hãy nêu những đặc điểm nội dung, nghệ thuật các sáng tác của Thạch Lam?
- Có biệt tài viết truyện ngắn. Truyện thường không có cốt truyện, chủ yếu khai thác đời sống nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ.
- Truyện của ông có sự hoà quyện 2 yếu tố hiện thực và lãng mạn.
2.Tác phẩm

Nêu xuất xứ tác phẩm?
-Xuất xứ: Rút từ tập "Nắng trong vườn"(1938)
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

I. Đọc-tìm hiểu chung
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Đọc- tìm bố cục

Bố cục tác phẩm gồm mấy phần? Nội dung khái quát từng phần?
Có thể chia tác phẩm làm 2 phần:
+Phần 1: Từ đầu đến "mơ hồ không hiểu": Tâm trạng chị em Liên nơi phố huyện vào lúc chiều buông.
+Phần còn lại: Diễn biến tâm trạng của chị em Liên trong đêm tối và cảnh đợi tầu.
2. Tìm hiểu văn bản
a.Tâm trạng của hai đứa trẻ trước cảnh chiều buông
Bức tranh phố huyện trước cảnh chiều buông được tác giả gợi lên qua những hình ảnh nào và qua điểm nhìn của ai?
Cảnh phố huyện và những con người cụ thể.
Qua điểm nhìn và tâm trạng của nhân vật Liên.
Thảo luận nhóm:

- Nhóm 2: Bóng tối và ánh sáng được miêu tả như thế nào trong tác phẩm này? Bút pháp nghệ thuật và ý nghĩa?

- Nhóm 3: Những kiếp người nghèo khổ hiện ra như thế nào trong tác phẩm? Em có nhận xét gì về họ?

- Nhóm 4: Qua phân tích, tìm hiểu tác phẩm, em hiểu gì về con người nhà văn?
- Nhóm 1: Từ điểm nhìn của hai chị em Liên, buổi chiều buông đã hiện ra bằng những chi tiết, hình ảnh nào?Nêu nhận xét về ý nghĩa bức tranh buổi chiều buông?

Hai đứa trẻ- Thạch Lam

I. Đọc-tìm hiểu chung
II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
a.Tâm trạng của hai đứa trẻ trước cảnh chiều buông


Từ điểm nhìn của hai chị em Liên, buổi chiều buông đã hiện ra bằng những chi tiết, hình ảnh nào?
+ Phương tây đỏ rực như lửa cháy
+ Những đám mây như những hòn than sắp tàn.
+ Dãy tre đen lại, cắt hình rõ rệt trên nền trời.
- Âm thanh: + Tiếng trống thu không từng hồi một vang xa
+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng.
+ Trong cửa hàng, muỗi đã bắt đầu vo ve.
- Hình ảnh không gian:
Hai đứa trẻ - Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
a.Tâm trạng của hai đứa trẻ trước cảnh chiều buông


Nhận xét về nhịp điệu các câu văn đoạn mở đầu?
=> Nhịp điệu chậm rãi, câu văn êm dịu, uyển chuyển khiến người đọc như thể nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận cảnh vật, từ đó khơi gợi tình cảm đối với làng quê Việt Nam. Nhịp điệu ấy làm nên giọng điệu chủ đạo của tác phẩm: Chậm và buồn.
Cảnh chợ tàn được gợi lên và cảm nhận qua những chi tiết nào?
- Cảnh chợ tàn:
+ Người về hết, tiếng ồn ào cũng mất.
+ Trên đất chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn.
+ Một vài người bán hàng về muộn.
+ Mấy đứa trẻ nhà nghèo đi lại nhặt nhạnh một vài thứ.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
a.Tâm trạng của hai đứa trẻ trước cảnh chiều buông
- Bằng sự cảm nhận của nhân vật:
Cảnh chiều muộn còn được thể miêu tả và cảm nhận như thế nào nữa?
+ Một chiều êm ả như ru và thoảng qua gió mát.
+ Liên ngồi im lặng.Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn thơ ngây của chị.Cảnh vật và tâm trạng gặp nhau ở nỗi buồn
+ Mùi ẩm mốc, hơi nóng của ban ngày, lẫn với mùi cát bụi quen thuộc...tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
a.Tâm trạng của hai đứa trẻ trước cảnh chiều buông
- Nhận xét:
Em có nhận xét gì về bức tranh buổi chiều buông?
+ Ngoại cảnh và nội tâm hoà quyện với nhau. Cảnh chiều buông, người thì buồn man mác.=> Thạch Lam đã đem cái buồn của chiều quê thấm vào tâm hồn mình để giải thích cho cái buồn của nhân vật.Văn chương thật tinh tế, hiện đại.
+ Hai loại chi tiết và hình ảnh như hoà vào nhau trong bút pháp tương phản của CN lãng mạn. Một bên là những hình ảnh êm đềm, thi vị; một bên gợi cái nghèo khó lam lũ...
=> Cảnh vật và lòng người như nhuốm vào nhau. Phải rất tài hoa, tinh tế và giàu lòng trắc ẩn, TL mới diễn tả được như thế
Giáo viên thực hiện
Trần Đăng Ngân
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ VIẾT THUẬT
LỚP 11 D1

Đọc văn
Hai đứa trẻ
Tiết 1
Thạch Lam
Tiết 37,38: Đọc văn
Hai đứa trẻ
Thạch Lam
Tiết 2

Kiểm tra bài cũ:
Ở tiết 1 là tâm trạng “Hai đứa trẻ” lúc chiều buông, em hãy cho biết tác giả đã thể hiện cảnh chiều buông bằng những cách nào?
Yêu cầu trả lời: Tác giả đã thể hiện cảnh chiều buông bằng cách miêu tả và bằng cảm nhận của nhân vật Liên
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
b.Tâm trạng của hai đứa trẻ khi đêm xuống

Khi m�n đêm buông xuống, bóng tối được miêu tả như thế nào?
+ Bóng tối lan tràn, luồn lách theo những con đường ra sông, con đường về nhà.
+ Bóng tối ngày càng đậm đặc, như thể nuốt chửng mọi thứ...
- Bóng tối:

Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
b.Tâm trạng của hai đứa trẻ khi đêm xuống:
Trong bóng đêm đó, có những nguồn ánh sáng nào được nói đến? ý nghĩa nghệ thuật của việc miêu tả những nguồn ánh sáng đó?
+ ánh sáng thiên nhiên: đom đóm, những vì sao xa tít.
+ AS con người: đèn nhà bác phở Mĩ, ông Cửu hắt ra khiến đường càng mấp mô, đèn chị em Liên, ngọn đèn chị Tí xuất hiện 7 lần.
=> Chúng là những khe sáng, hột sáng, quầng sáng, chấm lửa nhỏ.
=> yếu ớt, không làm thoả mãn trí tò mò của bọn trẻ, nên nhìn lâu chúng mỏi mắt và quay về với mặt đất.

=>Tất cả đều lẻ loi, leo lét, yếu ớt, đơn độc.
- ánh sáng:
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
b.Tâm trạng của hai đứa trẻ khi đêm xuống
Nêu biện pháp nghệ thuật và ý nghĩa của việc miêu tả bóng tối và ánh sáng?
Nghệ thuật tương phản , đối lập
Sự xuất hiện của ánh sáng càng làm nổi bật sự tràn lan, đậm đặc của bóng tối.
Bóng tối là cái nền không gian nghệ thuật tác phẩm, là biểu trưng cho những kiếp người nhỏ bé, tội nghiệp.
Biện pháp nghệ thuật và ý nghĩa của 2 hình ảnh này:

Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc- hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
b.Tâm trạng của hai đứa trẻ khi đêm xuống:
Những kiếp người nghèo khổ hiện ra như thế nào trong tác phẩm?
+ Lũ trẻ con nhà nghèo nhặt rác ở chợ -> tìm sự sống trong những thứ người ta bỏ đi.
+ Gia đình chị Tí: hàng nước, ít vốn, vắng khách nhưng hôm nào cũng dọn ra từ chiều cho đến đêm -> cố cầm cự cuộc sống trong vô vọng.
+ Cụ Thi hơi điên: nghiện rượu, tiếng cười khanh khách -> cả tâm hồn và thể xác đều đã đến mức tàn tạ.
- Những kiếp người nghèo khổ:
Hai đứa trẻ - Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
b.Tâm trạng của hai đứa trẻ khi đêm xuống:
Những kiếp người nghèo khổ:
+ Bác phở Siêu: không bán được hàng vì ở đây, phở là một thứ quà xa xỉ -> nguy cơ thất nghịêp là rất lớn.
+ Gia đình bác Xẩm: rách rưới, tiếng đàn nghe như tiếng khóc-> sự nghèo khổ đến tội nghiệp.
+ Chị em Liên: gia đình sa sút, rời Hà Nội về quê ngoại ở, trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu thuê lại, hàng bán chẳng ăn thua gì.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

b.Tâm trạng của hai đứa trẻ khi đêm xuống:
Em có nhận xét gì về hành động và lời nói của những con người nơi đây?
*Nhận xét:
- Những con người ở đây ít hoạt động, nếu có thì cũng sẽ sàng, khe khẽ, chầm chậm, từ từ.đều theo nếp quen thuộc, máy móc. Họ không đủ khả năng thay đổi cuộc sống=> Đó là cuộc sống tù đọng, quẩn quanh.
Họ nghĩ nhiều hơn nói, nếu nói thì cũng "chậm rãi", "bâng quơ". như chẳng cần phải nói, thỉnh thoảng một câu đối thoại cộc lốc, nhát gừng như những tiếng thở dài thất vọng, ngao ngán.(Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì?- Lời chị Tý).
=> Các nhân vật được giản lược tối đa, thu gọn hết mức, chỉ còn như những bóng thầm trong một bóng đêm rộng lớn vô cùng.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
2.Tìm hiểu văn bản
b.Tâm trạng của hai đứa trẻ khi đêm xuống:
- Đồ vật:
=> Đồ vật ở đây cũng đều cỏn con, bé mọn: những chiếc đèn con, cái chõng nan con, bếp lửa con, con đom đóm, trên cao là hàng ngàn vì sao li ti xa tít.
Các đồ vật ở đây được hiện lên như thế nào?
Trong khung cảnh ấy, tâm trạng của Liên được thể hiện như thế nào?

Tâm trạng của Liên: "Chị ngồi yên không động đậy, có những cảm giác mơ hồ không hiểu". Liên hồi tưởng về quá khứ Hà Nội với những cốc nước xanh đỏ, Hà Nội xa xăm, sáng rực, vui vẻ và huyên náo.
Quá khứ đẹp tương phản gay gắt với cái tăm tối, mù mịt, tạo sự biến động trong tâm hồn Liên.
- Cái ngồi yên lặng và cái cảm giác mơ hồ.diễn tả nỗi buồn, đầy cảm thương trước những cảnh đời le lói.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

2.Tìm hiểu văn bản
c. Diễn biến tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tầu
Cảnh đợi tàu diễn ra trong khoảng thời gian nào? Những ai còn thức để đợi tàu? ý nghĩa của nó?

- Cảnh đợi tàu:
+ Diễn ra khi đêm đã về khuya:trống cầm canh.đánh tung lên một tiếng ngắn, không vang động ra xa rồi chìm vào bóng tối
+ Giữa cảnh ấy chỉ còn Liên, chị Tý, vợ chồng bác xẩm, bác phở Siêu và vài người lên tàu, hoặc đợi người nhà.đang cố thức.
=> Nó khác hẳn với cảnh Sân ga huyên náo, nhộn nhịp. Đó là một cuộc sốngvắng lặng đến buồn tẻ.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

2.Tìm hiểu văn bản
c. Diễn biến tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tầu
Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện rõ nét tâm trạng của hai chị em Liên trong cảnh đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện?
+Khi tầu chưa đến: Chị em Liên buồn ngủ ríu mắt mà vẫn cố thức đợi tàu, là những người đầu tiên phát hiện ra dấu hiệu tàu sắp đến.và họ reo vui.
+Khi tầu đến: Đầu tiên là ánh sáng đèn ghi "xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi", sau đó là "Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng". Đó là âm thanh "còi rít lên, tàu rầm rộ đi tới".
+Khi tầu đi vào đêm tối: "để lại những đốm than đỏ bay tung" "Hai chi em Liên còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa mãi rồi khuất sau rặng tre..."
- Cảnh đợi tàu:
Khi tàu đến, ánh sáng, âm thanh được miêu tả như thế nào?
Hình ảnh đoàn tàu đi qua được miêu tả như thế nào?
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

2.Tìm hiểu văn bản
c. Diễn biến tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tầu
Cảnh đợi tàu được miêu tả dưới điểm nhìn của nhân vật nào?Điều đó có ý nghĩa gì?
Cảnh đợi tàu được miêu tả dưới điểm nhìn của nhân vật Liên,
Giúp người đọc nhận rõ tâm trạng nhân vật: đang háo hức trông chờ, ngóng đợi đoàn tàu.
Tại sao chị em Liên cố thức để đợi tàu? Để gắng bán thêm ít hàng, hay vì mục đích nào khác? Có người cho rằng đó là một việc làm vô bổ, ý kiến của em?
Chờ đoàn tàu vì:
+ Họ sớm bị cướp mất tuổi thơ, nhưng họ vẫn là "Hai đứa trẻ" không thể thiếu những niềm vui. Nhưng những đồ chơi, trò chơi nơi phố huyện này tìm đâu ra, đoàn tàu thành niềm vui duy nhất. Họ đón tàu là để được nhúng mình vào sự đông vui, để vui ghé, vui nhờ => Thật tội nghiệp
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
c. Diễn biến tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tầu
- Nhưng, đoàn tàu còn là hình ảnh một thế giới khác, tương phản với phố huyện, đến từ Hà Nội, nơi tuổi thơ đã mất, như tia hồi quang rọi sáng tuổi thơ chúng trong chốc lát. Đoàn tàu sáng trưng và huyên náo cho chúng biết: ở đâu đó, ngoài phố huyện này vẫn còn có một cuộc sống khác, tươi vui hơn, đáng sống hơn, khác hẳn với nơi ao tù nước đọng này.
Như vậy, cố thức đợi tàu là một nỗ lực (vừa mơ hồ, vừa rõ rệt) của "Hai đứa trẻ" để ngoi lên bám vào cái phao tinh thần, để khỏi chìm ngập ở phố huyện này.
=> Nhưng thật tiếc, đoàn tàu cũng chỉ là ảo ảnh mà thôi, và chúng cũng không đông như mọi ngày nữa.

Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
c. Diễn biến tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tầu
=> Tóm lại:
Như vậy, đợi tàu, trong mắt mọi người có thể là vô nghĩa. Thế mà Thạch Lam đã thấy trong đó chứa đựng một khát khao không chỉ của riêng hai đứa trẻ: Cần phải đem đến một thế giới khác xứng đáng với con người hơn, trong đó ai cũng có quyền sống, quyền hi vọng, chứ không thể tàn đi trong vô vọng ở miền đời bị lãng quên này.
Khao khát đổi đời.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

II. Đọc-hiểu văn bản
c. Diễn biến tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tầu


Thảo luận, tranh luận: Có ý kiến cho rằng Liên là nhân vật khổ nhất so với các nhân vật khác trong tác phẩm này? Đúng không? Vì sao?
- Liên khổ nhất, vì:
+ Liên từng biết như thế nào là ánh sáng cuộc đời nơi chốn thị thành. Liên biết so sánh, để nhận thức thực tại.
+ Liên là người nhạy cảm với nỗi đau của người khác, là người biết suy nghĩ, hay trầm tư trước những cuộc đời, mảnh đời mà Liên gặp.
+ Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống. Liên là người khao khát ánh sáng, khao khát đổi đời.
Hai đứa trẻ- Thạch Lam

I. Đọc - tìm hiểu chung
II. Đọc - hiểu văn bản
III. Tổng kết

Nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
1. Nội dung:
- Tác phẩm là tiếng nói thương cảm của tác giả với những kiếp người sống quẩn quanh, bế tắc trong xã hội cũ.
- Tác giả thấu hiểu, đồng cảm với những ước mơ về tương lai, khao khát đổi đời của họ.
2. Nghệ thuật:
- Cốt truyện đơn giản nhưng giầu chất suy tư, rung động.
- Câu văn mềm mại, trong sáng, giầu chất thơ. Hình ảnh chọn lọc, mang ý nghĩa biểu trưng
Các biện pháp nghệ thuật của Văn học lãng mạn được khai thác triệt để.
* Củng cố, hướng dẫn học bài.
Tìm đáp án phù hợp với nội dung câu hỏi bên dưới:
Câu 1. Dòng nào không nói đúng đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam ?
A. Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật.
B. Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm, chứa đựng tình cảm chân thành và sự nhạy cảm của nhà văn.
C. Những trang văn đậm chất hiện thực.
D. Văn trong sáng, giản dị, thâm trầm, sâu sắc.
Câu 2. Truyện “ Hai đứa trẻ ” được in trong tập nào ?
A. Sợi tóc.
B. Hà Nội băm sáu phố phường.
C. Gió đầu mùa.
D. Nắng trong vườn.
Câu 3. Bót ph¸p tiªu biÓu cña v¨n häc l·ng m¹n ®­îc sö dông chñ yÕu trong t¸c phÈm nµy lµ?
A. Tả thực
B. Ước lệ, tượng trưng.
C. Tương phản, đối lập.
D. Phát huy cao độ trí tưởng tượng…
Bài tập về nhà
2. Soạn bài: Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh
1. Bài tập nâng cao: Sách giáo khoa, trang 130







Chân thành cảm ơn quý thầy cô
và kính chúc sức khoẻ, hạnh phúc !
Tập thể lớp 11D1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)