Tuần 10. Hai đứa trẻ

Chia sẻ bởi Đỗ Hoa Huệ | Ngày 10/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Hai đứa trẻ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG
Quý thầy cô giáo và các em
TRƯỜNG THPT KHÔNG TÊN

Hai đứa trẻ
- Thạch Lam -
1. Tác giả
- Thạch Lam (1910 – 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh.
- Bút danh: Thạch Lam, Việt Sinh, Thiện Sĩ.
I. Tìm hiểu chung
Sinh ở Hà nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại.
Thuở nhỏ sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng (HD).
- Sau khi đỗ tú tài phần I, ông ra làm báo, viết văn
- Là người đôn hậu và tinh tế.
Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
Các tuyển tập của Thạch Lam
Thạch Lam (1910 – 1942)
2. Sự nghiệp văn học
Thạch Lam là cây bút truyện ngắn tài hoa, xuất sắc
- Là nhà văn lãng mạn nhưng văn chương Thạch Lam gần gũi với khuynh hướng hiện thực
- Đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam:
+ Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh mơ hồ.
+ Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình.
+ Văn trong sáng, giản dị, thâm trầm, sâu sắc.
- Tác phẩm tiêu biểu: sgk
3. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
“Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” (1938) là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn của Thạch Lam.
b. Bố cục:
- Phố huyện lúc chiều tàn.
- Phố huyện lúc đêm khuya.
- Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua.
3 phần
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Phố huyện lúc chiều tàn.
* Cuộc sống lầm than, cơ cực, buồn tẻ.
Ấn tượng của em về cuộc sống nơi phố huyện được miêu tả trong tác phẩm ntn?
Cảnh ngày tàn được miêu tả qua những chi tiết nào? Nêu nhận xét?
 Cảnh ngày tàn:
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều
+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió đưa vào.
+ Tiếng muỗi vo ve trong cửa hàng của chị em Liên.
 Âm thanh: Gợi sự buồn tẻ không đủ sức xua đi không khí tịch mịch của phố huyện.
- Cảnh thiên nhiên:
+ Phương tây đỏ rực như lửa cháy.
+ Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
+ Dãy tre làng đen lại, cắt hình rõ rệt trên nền trời.
 Gợi cảm giác về sự lụi tàn.


 Cảnh chợ tàn:
- Hình ảnh:
+ Người về hết, tiếng ồn ào cũng mất.
+ Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía…
+ Một vài người bán hàng về muộn.
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ.
- Mùi vị:
+ Mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày hòa lẫn với mùi cát bụi.
 Cảnh chợ tàn phơi bày cái nghèo nàn xơ xác của phố huyện
Cảnh chợ tàn biểu hiện qua những chi tiết nào? Liệt kê các chi tiết và nêu ý nghĩa của các chi tiết đó?
 Cuéc sèng con ng­êi n¬i phè huyÖn
Cuộc sống của những cư dân phố huyện lúc chiều tàn được miêu tả như thế nào?
 Cuéc sèng con ng­êi n¬i phè huyÖn
◊ Từ việc tái hiện của nhà văn, em hãy chỉ ra điểm chung của những cảnh đời này ?
 Những kiếp người khổ sở, sống mỏi mòn, lay lắt, buồn chán.
 Phản ánh cuộc sống nghèo khổ với cái nhìn xót thương da diết mà kín đáo của Thạch Lam.
 Biểu hiện tinh thần dân chủ trong nội dung nhân đạo của văn học giai đoạn này.
* Tiểu kết:
- Nội dung: + Giá trị hiện thực.
+ Nội dung nhân đạo.
- Nghệ thuật: + Giọng văn nhẹ nhàng, cảm xúc tinh tế.
+ Đan xen yếu tố hiện thực và lãng mạn, trữ tình.
Củng cố, hướng dẫn học bài.

Câu 1. Dòng nào không nói đúng đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam ?
A. Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật.
B. Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm, chứa đựng tình cảm chân thành và sự nhạy cảm của nhà văn.
C. Những trang văn đậm chất hiện thực.
D. Văn trong sáng, giản dị, thâm trầm, sâu sắc.
Câu 2. Truyện “ Hai đứa trẻ ” được in trong tập nào ?
A. Sợi tóc.
B. Hà Nội băm sáu phố phường.
C. Gió đầu mùa.
D. Nắng trong vườn.
Câu 3. Trong “ Hai đứa trẻ ”, nhà văn Thạch Lam đã bày tỏ niềm thương xót với những kiếp người nào ?
A. Đau thương.
B. Mòn mỏi.
C. Bất hạnh.
D. Tật nguyền.
Đáp án: 1 – C , 2 – D , 3 - B
Tìm đáp án phù hợp với nội dung câu hỏi dưới đây?
GIA ĐÌNH BÁC SẨM
2. Phố huyện lúc đêm tối.
 Cảnh đêm tối:

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Hoa Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)