Tuần 10. Hai đứa trẻ

Chia sẻ bởi Chieu Xuan | Ngày 10/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Hai đứa trẻ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA NGỮ VĂN
Thời gian : 15 phút (lần 2- tháng 10)
Câu 1: Trình bày những thành tựu chủ yếu củaVHVN từ đầu tk XX đến CM tháng Tám năm 1945 ?
Câu 2: Nêu cảm nhận của em về cảnh vật và cuộc sống của người dân nghèo nơi phố huyện trong truyện ngắn Hai Đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam ?
KIỂM TRA BÀI CŨ:
1/ Thế nào là “hiện đại hoá” ? Những nhân tố nào khiến văn học giai đoạn đầu thế kỉ XX đến CM tháng Tám 1945 đổi mới ? Qúa trình đổi mới như thế nào?
2/VHVN giai đoạn này có sự phân hoá phức tạp như thế nào ? Những điểm khác nhau giữa bộ phận văn học công khai và không công khai ?
3/Trình bày những thành tựu chủ yếu của VHVN giai đoạn này.
Hai đứa trẻ
- Thạch Lam -
D?C VAN 11
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1/Về Kiến thức :
a. Bộ môn :giúp hs cảm nhận được:
- Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn , chợ tàn và những kiếp người tàn tạ qua cảm nhận của hai đứa trẻ
- Niềm xót xa thương cảm nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh, tù đọng của những người lao động nghèo ở phố huyện với sự trân trọng nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ . - Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn , chất thơ; là chuyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự .
b.Giáo Dục Môi trường :
- Hình ảnh chợ tàn chỉ còn rác rưởi , vỏ bưởi …tối tăm tù đọng .
- Những kiếp người sống nghèo khổ quẩn quanh .

c. Giáo Dục địa phương :
-Tình yêu thương, sự cảm thông đối với những gia đình khó khăn ở địa phương, thường xuyên đến thăm viếng động viên họ nếu có điều kiện.
d. Rèn luyện kĩ năng sống :
- Sự đồng cảm xót thương với những kiếp sống nghèo khổ , quản quanh , cảm thông trân trọng ước mong của họ về một cuộc sống tươi sáng .
- Vẻ đẹp bình dị nên thơ của bức tranh phố huyện và tâm trạng hai đứa trẻ , nét tinh tế trong nghệ thuật tả cảnh , tả tâm trạng của nhà văn qua truyện ngắn trữ tình
- Giá trị bài học cho bản thân về một cuộc sống có ý nghĩa .
2.Kĩ năng :
a.Bộ môn
- Đọc –hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại .
- Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự .
b.GD môi trường :
-Rèn luyện kĩ năng phân tích một vấn đề về môi trường .
c.Kĩ năng sống : Rèn luyện kĩ năng giao tiếp ,tư duy sáng tạo , tự nhận thức .
3.Thái độ: Cảm thông , trân trọng đối với những người nghèo khổ
NỘI DUNG BÀI HỌC:
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả Thạch Lam
2.Truyện ngắn Hai đứa trẻ
II.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1.Cảnh phố huyện lúc chiều tàn
2.Cảnh phố huyện về đêm
3.Cảnh phố huyện về khuya, khi đoàn tàu chạy qua
III.TỔNG KẾT:
1.Chủ đề tư tưởng
2.Đặc điểm nghệ thuật
Thạch Lam
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả Thạch Lam
-Thạch Lam (1910 – 1942) người đôn hậu và rất tinh tế .
- Thành công ở thể loại truyện ngắn .
- Chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh ,mơ hồ mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình .
-Tác phẩm :truyện ngắn , tùy bút , tiểu luận phê bình (sgk)
2.Tác phẩm: truyện ngắn Hai đứa trẻ:
a.Xuất xứ: tập truyện“Nắng trong vườn”(1938)
-Hoà quyện hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình
-Đặc điểm: truyện không có cốt truyện.
b.Tóm tắt – bố cục: 3 phần
-P1: Cảnh phố huyện lúc chiều tàn
-P2: Cảnh phố huyện về đêm
-P3: Cảnh phố huyện về khuya, khi đoàn tàu đi qua.
Như một bài thơ
Phương tây đỏ rực như lửa cháy….
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Cảnh phố huyện lúc chiều tàn :
a. Cảnh ngày tàn :
- Âm thanh:
+“Tiếng trống thu không”…
+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng,
+ tiếng muỗi vo ve
- Màu sắc: “Phương tây….nền trời ,dãy tre làng đen lại , cắt hình rõ rệt trên nền trời
Cảnh gần gũi , bình dị
Tác dụng: tạo cảm giác bâng khuâng, thương nhớ, man mác buồn. (thời gian nghệ thuật)

- Tâm trạng của Liên : Cảm thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn .
Chợ họp trên phố đã vãn từ lâu….
PHỐ GA THỊ TRẤN CẨM GIÀNG NGÀY NAY.
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Cảnh phố huyện lúc chiều tàn :
a. Cảnh ngày tàn :
b.Cảnh chợ tàn (dc-sgk)
Cảnh gần gũi , bình dị ,
- Tâm trạng của Liên :
+ Nghe thấy một mùi âm ẩm bốc lên tưởng đó là mùi riêng của đất , của quê hương
+ Trông thấy những đứa trẻ Liên động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng nó .

 Tâm hồn nhân hậu , nhạy cảm .
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Cảnh phố huyện lúc chiều tàn :
2. Cảnh phố huyện về đêm :
- Tất cả đều chìm trong bóng tối :
+ Đường phố , các ngõ con chứa đầy bóng tối .
+ Ánh sáng chỉ hé ở khe cửa ,quầng sáng ngọn đèn chị Tí ,ngọn lửa từ gánh phở bác Siêu , từng hột sáng lọt qua phên nứa
*Những kiếp người tàn:
- Chị Tí - Bà cụ Thi -Vợ chồng bác xẩm - Chị em Liên  Cuộc sống khó khăn eo hẹp của gia đình Liên.
=> Mỗi người một cảnh nhưng họ đều chung cái nghèo túng, buồn chán, mỏi mòn. Cuộc sống đơn điệu, quẩn quanh và tẻ nhạt nhưng họ vẫn le lói hi vọng mơ hồ vào một ngày mai tươi sáng hơn  cái nhìn xót thương của Liên- nhà văn với những cảm nhận rất tinh tế và nhân hậu.
-Tâm trạng của hai chị em Liên :
+Ngước nhìn các vì sao nhưng chỉ một lát lại chúi nhìn về mặt đất.
+ Lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện’ xót xa, cảm thông, chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi sống lay lắt trong bóng tối của cơ cực, đói nghèo.
+ Nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội
+ Buồn bã dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn .
+ Cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ .
II/ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Cảnh phố huyện lúc chiều tàn :
2. Cảnh phố huyện về đêm :
3.Cảnh phố huyện về khuya, khi đoàn tàu đi qua :
a. Tâm trạng hai đứa trẻ lúc đợi tàu:
- Liên và An cố thức đợi tàu với tâm trạng háo hức đợi chờ khoắc khoải.
+ Liên dù đã: “Buồn ngủ ríu cả mắt” vẫn cố thức.
+ An nằm ngủ vẫn không quên dặn chị “ Tàu đến…dậy nhé”
Lí do đợi tàu :
Để bán hàng( theo lời mẹ dặn)
Để được nhìn chuyến tàu- hoạt động cuối cùng của đêm khuya.
Đợi tàu đã trở thành một nhu cầu bức thiết về mặt tinh thần: muốn vượt ra khỏi cái tăm tối của cuộc đời.
Khát vọng được sống trong một thế giới khác tốt đẹp hơn dù chỉ trong giây lát.
b. Hình ảnh đoàn tàu:
Từ xa: tiếng xe rít, làn khói bừng sáng trắng, hành khách
ồn ào khe khẽ.
Đến gần: còi, rầm rộ đi tới, đèn sáng trưng, đồng và kền
lấp lánh, cửa kính sáng.
- Tàu qua: đi vào đêm tối, đốm than đỏ bay tung, chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng.
- Chuyến tàu đêm: biểu tượng của cuộc sống tươi đẹp, sự giàu sang, rực rỡ ánh sáng >< cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện
Âm thanh
Con tàu
Phố huyện
Trống thu không từng tiếng một
Tiếng ếch nhái
Tiếng muỗi bay vo ve
Tiếng đàn bầu bật trong yên
lặng

Âm thanh đơn điệu,lạc
lõng, hoang vắng, buồn bã.
Còi xe lửa kéo dài
Tiếng dồn dập
Tiếng rít mạnh vào ghi
Còi rít lên
Tàu rầm rộ đi tới

=> Âm thanh mạnh mẽ,
sôi động
><
ánh sáng
Con tàu
Phố huyện
Ngọn lửa xanh biếc
Khói bừng sáng trắng
Đèn sáng trưng
Đồng và kền lấp lánh
Các cửa kính sáng
Khe sáng
Quầng sáng
Chấm nhỏ và vàng lơ lửng
Thưa thớt từng hột sáng
=>ánh sáng yếu ớt và đơn độc
=> ánh sáng mạnh, rực rỡ
><
Âm thanh:
* Âm thanh từ xa -> gần ; từ nhỏ -> lớn
* Âm thanh mạnh mẽ, khuấy động sự yên tĩnh của phố huyện.

ánh sáng:
* ánh sáng được miêu tả từ xa -> gần.
* ánh sáng xua đi bóng tối mênh mang của phố huyện trong chốc lát.

=> "Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua"
Hình ảnh con tàu
Liên hồi tưởng về quá khứ:
c.Tâm trạng của nhân vật Liên
-> Con tàu đánh thức những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ khi gia đình Liên còn ở Hà Nội.
Liên mơ tưởng về một "thế giới khác":

=> "Thế giới khác": là một thế giới tươi sáng hơn, sôi động hơn, hạnh phúc hơn cuộc sống nghèo khổ, tù túng hàng ngày của con người phố huyện.
=> Niềm khát khao hướng tới tương lai - khát khao mơ hồ nhưng tha thiết.
Tâm trạng nhân vật Liên khi tàu đã đi qua
Liên nghĩ tới ngọn đèn con của chị Tí "chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ"
=> Chi tiết giàu sức ám ảnh, được nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm
=> Trở thành biểu tượng cho những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt, mù tối trong đêm đen mênh mông của cuộc đời.
=> Chứng tỏ sự tự ý thức của Liên về số phận của những con người phố huyện, trong đó có chính mình.
Với Liên:
Quá khứ tươi đẹp đã mất
Hiện tại: bóng tối phủ đầy
Tương lai vẫn chỉ là một điệp khúc buồn vô vọng
Xuyên suốt tác phẩm là tâm trạng của Liên - Tâm trạng của cô gái nhỏ dịu dàng, mơ mộng, với nỗi buồn mênh mông và niềm khát khao cuộc sống hạnh phúc, sáng tươi. Tất cả cảnh vật, con người trong mắt quan sát của Liên đều hiện lên rất gần gũi, quen thuộc song nó lại nhuốm vẻ u sầu của thời thế.
- Mỗi ngày qua đi buồn tẻ nơi huyện lị nhưng Liên và em luôn chờ đến đêm để ngóng những chuyến tàu từ Hà Nội đi qua. Để hồi tưởng về quá khứ tươi sáng và ước mơ về ngày mai đổi khác.
* Tâm trạng của Liên:
? Trên nền ánh sáng và âm thanh của phố huyện nghèo n�n, hình ảnh người dân được miêu tả như thế nào trước, trong và sau khi đoàn tàu đi qua?
Trước khi tàu đến
Gia đình bác Xẩm ngồi
trên manh chiếu
Chị Tý phe phẩy đuổi ruồi
Liên, An buồn ngủ ríu mắt
Tàu đến: bác Siêu nghển cổ
Liên đánh thức em
Khi tàu đi
bác Siêu gánh hàng
đi vào làng
Chị Tý sửa soạn đồ đạc
Vợ chồng bác Xẩm
ngủ gục
An ngủ say
* Phố huyện yên tĩnh và đầy bóng tối khi
đoàn tàu đi qua.
An nhỏm dậy
Trong sáng, thơ ngây mà đã sớm thấm nỗi buồn tẻ của môi trường, của cuộc đời với niềm nhớ (Hà Nội) với ấn tượng (ngọn đèn nhà chị Tí, bếp lửa bác Siêu) và mơ ước khát khao (đợi chuyến tàu qua).
Dù rằng rất nhanh, đoàn tàu cũng như hy vọng mỗi ngày của Liên vụt qua mất song Liên không nản lòng. Đêm sau, sau nữa hai chị em vẫn mong tàu qua.
Tâm hồn hai đứa trẻ
III/TỔNG KẾT: (Ghi nhớ -SGK)
1/CHỦ ĐỀ:
Niềm xót thương đối với những kiếp sống nghèo khổ chìm khuất trong mỏi mòn tăm tối , quẩn quanh nơi phố huyện trước Cách mạng và sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ
2/ Nghệ thuật :
Cốt truyện đơn giản , nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi , những cảm xúc ,cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật .
- Bút pháp tương phản , đối lập
- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng của nhân vật.
- Ngôn ngữ , hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng
- Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng ./.
-Giá trị nội dung: Truyện phản ánh cuộc sống tối tăm và niềm khát khao cuộc sống tươi sáng của nhưng con người nơi phố huyện ngày xưa. Truyện vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo. Ngòi bút của Thạch Lam hướng về những người nghèo khổ trong cuộc sống tối tăm thể hiện tình cảm nồng hậu sâu kín của nhà văn.
- Giá trị nghệ thuật: Đây là tác phẩm tự sự giàu chất thơ. Nghệ thuật tương phản khi tả cảnh vật cùng với cánh khai thác nội tâm tinh tế, giọng văn đầy cảm thương.
-Lưu ý: Không gian thực và không gian nghệ thuật. Cái thực của cuộc sống và cái thăng hoa trong tâm tưởng nhờ khát vọng, ước mơ.
----------------------------------------------------------------
4. Củng cố:
-Hình ảnh Đoàn tàu mang ý nghĩ gì ?
-Tâm trạng hai chị em lúc đợi tàu ra sao ?
-Nêu đặc sắc nghệ thuật miêu tả và giọng văn Thạch Lam ?
5. Luyện tập : Vì sao có thể nói truyện ngắn Hai đứa trẻ là một bài thơ trữ tình ?
6 . Chuẩn bị bài mới :
- HS về nhà đọc trước các ngữ liệu SGK.trong bài Ngữ cảnh
- Hiểu sơ lược vế ngữ cảnh, các nhân tố ngữ cảnh, vai trò của ngữ cảnh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chieu Xuan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)