Tuần 10. Hai đứa trẻ

Chia sẻ bởi Hà Phương Thái | Ngày 10/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Hai đứa trẻ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tác phẩm
HAI ĐỨA TRẺ
HAI ĐỨA TRẺ


Thạch Lam
- Thạch Lam (1910 – 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh.
- Bút danh: Thạch Lam, Việt Sinh, Thiện Sĩ.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Sinh ở Hà nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại.
Thuở nhỏ sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng (HD).
- Sau khi đỗ tú tài phần I, ông ra làm báo, viết văn
- Là người đôn hậu và tinh tế.
Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
Các tuyển tập của Thạch Lam
2. Sự nghiệp văn học
Là cây bút truyện ngắn tài hoa, xuất sắc
- Là nhà văn lãng mạn nhưng văn chương Thạch Lam gần gũi với khuynh hướng hiện thực
- Đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam:
+ Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh mơ hồ.
+ Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình.
+ Văn trong sáng, giản dị, thâm trầm, sâu sắc.

- Tác phẩm tiêu biểu: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc…..
3. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
“Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” (1938)
b. Bố cục:
- Phố huyện lúc chiều tàn.
- Phố huyện lúc đêm khuya.
- Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua.
C) Tóm tắt nội dung
Truyện viết về cuộc sống tăm tối nghèo nàn của những người lao động nghèo ở 1 phố huyện bé nhỏ. Chị em Liên và An được cha mẹ giao cho trong nom 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ . Cũng như những người dân phố huyện, chị em Liên vừa bán hàng , vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về. Chuyến tàu mang 1 chút ánh sáng của Hà Nội ầm ầm chạy vụt qua ròi im tiếng trong màn đêm sâu thẳm. Phố huyện và chị em Liên chìm dần vào giấc ngủ yên tĩnh .
Nhận xét : Đây là truyện có cốt truyện đơn giản. Gần như không có chuyện nhưng có sức gợi cảm sâu sắc. Giọng văn nhẹ nhàng trong sáng gợi cảm
Sau khi đọc tác phẩm ta đi vào một số câu sau đó thực hiện theo yêu cầu bên dưới
“Người về hết và tiếng ồn ào cũng hết”.
“Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”.
“Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi các bụi quen thuộc”.
“Một vài người bán hàng về muộn”.
“Mấy đứa trẻ con nhà nghèo….nhặt thanh nứa thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được”.
Ấn tượng của bạn về cuộc sống nơi phố huyện được miêu tả trong tác phẩm ntn?
II. Đọc hiểu văn bản.
a. Phố huyện lúc chiều tàn.
-> Cuộc sống lầm than, cơ cực, buồn tẻ.
1. Bức tranh hiện thực đời sống nơi phố huyện nghèo
* Cảnh ngày tàn:
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều
+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió đưa vào.
+ Tiếng muỗi vo ve trong cửa hàng của chị em Liên.
 Âm thanh: Gợi sự buồn tẻ không đủ sức xua đi không khí tịch mịch của phố huyện.


- Cảnh thiên nhiên:
+ Phương tây đỏ rực như lửa cháy.
+ Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
+ Dãy tre làng đen lại, cắt hình rõ rệt trên nền trời.
 Gợi cảm giác về sự lụi tàn.
* Cảnh chợ tàn:
- Hình ảnh:
+ Người về hết, tiếng ồn ào cũng mất.
+ Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía…
+ Một vài người bán hàng về muộn.
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ.

- Mùi vị:
+ Mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày hòa lẫn với mùi cát bụi.

 Cảnh chợ tàn phơi bày cái nghèo nàn xơ xác của phố huyện
b) Cuộc sống con người nơi phố huyện.
Cuộc sống của những cư dân phố huyện lúc chiều tàn được miêu tả như thế nào?
Trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu ngăn bằng phên nứa -> bán hàng ế ẩm. Cuộc sống eo hẹp, gia cảnh khó khăn
Hơi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, đi lần vào trong bóng tối -> kiếp đời tàn lụi
Sáng mò cua bắt tép, tối bán hàng nước -> ế ẩm. Cuộc sống nghèo khổ
Thu xếp hàng, nói chuyện ít câu-> cuộc sống buồn tẻ
Đi nhặt nhạnh cả thanh tre, thanh nứa -> không có tuổi thơ vất vả kiếm sống
Những người bán hàng về muộn
Lũ trẻ con nhà nghèo
Mẹ con chị Tý
Cụ Thi
Chị em Liên
GIA ĐÌNH BÁC XẨM
Từ việc tái hiện của nhà văn, hãy chỉ ra điểm chung của những cảnh đời này ?
 Những kiếp người khổ sở, sống mỏi mòn, lay lắt, buồn chán trong bức tranh nghèo nàn, tồi tàn nơi phố huyện tăm tối.
 Phản ánh cuộc sống nghèo khổ với cái nhìn xót thương da diết mà kín đáo của Thạch Lam.
 Biểu hiện tinh thần dân chủ trong nội dung nhân đạo của văn học giai đoạn này.
Bóng tối
Trời nhá nhem tối “cát lấp lánh từng chỗ, đường mấp mô…”
Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối
Tối cả hết con đường thăm thẳm ra sông…
Những bóng người từ từ đi trong đêm
->Bóng tối bao trùm hết không gian phố huyện
Ánh sáng
- Đèn hoa kì leo lét
- Khe ánh sáng của vài cửa hàng còn thức
- Vệt sáng của những con đom đóm
- Một chấm lửa nhỏ và vàng đi trong đêm tối
- Thưa thớt từng hột sáng đi qua phên nứa
->Hiếm hoi, yếu ớt, đơn độc
2. Phố huyện lúc đêm tối.

 Cảnh đêm tối:

=> Ánh sáng làm nền tô đậm thêm bóng tối
Nhận xét :
Ánh sáng le lói hiếm hoi đối nghịch với đêm tối mênh mông
 Bóng tối như 1 nỗi ám ảnh, thâm nhập luồn lách đè nặng vào cảnh vật, tâm hồn con người, gợi nỗi buồn thấm thía.
 Bóng tối trở thành không gian nghệ thuật , gợi cảm xúc cho người đọc.
Sinh hoạt của con người thu vào ngọn đèn dầu tù mù, leo lét, nhỏ nhoi trên chõng hàng chị Tý “ Ngọn đèn con chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”
-> Lặp nhiều lần như biểu tượng về những kiếp người nhỏ bé, vô danh, sống vô nghĩa leo lét trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
Nhịp sống: lặp đi lặp lại, đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt
> Sự sống bế tắc, tù túng trong “cái ao đời phẳng lặng”.
> Tuy vậy họ vẫn hy vọng một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ dù rất mơ hồ.
3. Hình ảnh Hai chị em Liên và tâm trạng khi đợi đoàn tàu
Hoàn cảnh
- Cha mất việc , mẹ làm hàng xáo, kinh tế gia đình sa sút
- Chuyển từ Hà Nội về phố huyện nghèo sinh sống
- Chị em Liên được giao trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ  Liên là người con gái hiếu thảo đảm đang
b) Tâm trạng của chị em Liên
Chờ tàu trở thành nhu cầu tinh thần thiêng liêng của chị em Liên và người dân phố huyện
+ Gợi nhớ về quá khứ tươi đẹp, kỉ niệm sung sướng, về Hà Nội “ Rực rỡ và huyên náo”


+ Con tàu là biểu tượng của ánh sáng, sự sống mạnh mẽ và giàu sang; mang đến cho phố huyện 1 thế giới khác đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tăm tối của những người dân phố huyện. (hình ảnh, âm thanh, ánh sáng)

-> Khi đoàn tàu đã đi qua, phố huyện lại chìm trong bóng tối nhưng sự chờ đợi và hy vọng vẫn còn âm vang.
d. Ý nghĩa tư tưởng của hình ảnh đoàn tàu
Diễn tả khát vọng của những con người bình thường, bé nhỏ được sống dù chỉ trong giây lát với một thế giới khác – tươi sáng, huy hoàng hơn.
Thể hiện niềm trân trọng, thương xót đối với những kiếp người nhỏ bé sống trong nghèo nàn, tăm tối.
Là hồi chuông cảnh tỉnh những tâm hồn uể oải đang lụi tắt, ngọn lửa khát khao được sống, một cuộc sống có ý nghĩa, thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang chôn vùi họ.

Trân trọng những ước mơ nhân bản của con người trong cảnh đời cũ trước CMT8
Thạch Lam đã thể hiện 1 cách nhìn trong trẻo, nhẹ nhàng và sâu lắng về người lao động nghèo, đặc biệt là trẻ thơ
Bằng tình cảm và tầm lòng nhân hậu của mình,

Tác giả đã viết với tấm lòng như thế nào
* Nghệ thuật:
Nghệ thuật tả cảnh: tài năng quan sát, sự tinh tế -> trang thơ đầy chất thơ.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: thiên về cảm giác -> những trang viết chan chứa tình yêu thương.
giọng văn : nhỏ nhẹ, tâm tình, tha thiết.
Chúc các con học tốt !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Phương Thái
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)