Tuần 10. Hai đứa trẻ

Chia sẻ bởi Lê Thi Chau Duong | Ngày 10/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Hai đứa trẻ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

- Thạch Lam -
HAI ĐỨA TRẺ
ĐỌC VĂN: TIẾT 35,36,37
- Thạch Lam -
HAI ĐỨA TRẺ
ĐỌC VĂN: TIẾT 35,36
-
I. Tìm hiểu chung
Tác giả:
a. Cuộc đời:
 Tuổi thơ nhọc nhằn, cuộc sống lao lực, ông mất vì bệnh lao phổi ở tuổi 32 , độ tuổi rực rỡ trên văn đàn.
- Thạch Lam (1910-1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.
- Xuất thân: gia đình công chức nghèo đông con.
- Là em ruột của Nhất Linh, Hoàng Đạo, thành viên chủ chốt của nhóm văn “Tự lực văn đoàn”.
b. Sự nghiệp:
- Là cây bút xuất sắc trong nhóm“Tự lực văn đoàn”
- Có quan niệm văn chương lành mạnh và tiến bộ
- Có biệt tài về truyện ngắn: Truyện không có cốt truyện  như một bài thơ trữ tình
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả
a. Cuộc đời
* Một số tác phẩm tiêu biểu:
- SGK:
- Ngoài ra: Hai truyện viết cho thiếu nhi: “Quyển sách”, “Hạt ngọc” (1940)
“ Về bút pháp, có thể nói Thạch Lam là nhà văn mở đầu cho một giọng điệu riêng: trữ tình hướng nội trong truyện ngắn.
“ Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”
“ Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng... Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp... Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy...” – Vũ Ngọc Phan -
I. Tìm hiểu chung
2. Tác phẩm:
_ Xuất xứ: In trong tập “Nắng trong vườn”:
_ Bố cục: Phố huyện Cẩm Giang, Hải Dương
_ Đặc điểm: Đặc sắc, có sự hoà quyện giữa hai yêu tố hiện thực và trữ tình
II. Đọc hiểu văn bản
Phố huyện lúc chiều tối:
- Những câu văn mở đầu:
+ Nhịp điệu chậm rãi, nhẹ nhàng
+ Gợi cảm , tinh tế
Giúp người đọc nhận biết cảnh vật khơi gợi cảm xúc trước cảnh vật
II. Đọc hiểu văn bản
Phố huyện lúc chiều tối
a.Cảnh vật:
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không ...
+ Tiếng ếch nhái kêu ran ....
+ Tiếng muỗi vo ve
Âm thanh quen thuộc, gần gũi, bình dị
II. Đọc hiểu văn bản
Phố huyện lúc chiều tối:
+ Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn
+ Dãy tre làng trước mặt đen lại,và cắt hình rõ rệt trên nền trời
Khung cảnh thanh bình êm ả và thi vị
- Hình ảnh:
II. Đọc hiểu văn bản
Phố huyện lúc chiều tối:
a. Cảnh vật:
Âm thanh:
Hình ảnh :
 Một bức hoạ đồng quê quen thuộc gần gũi vợi mọi làng quê Việt, một bức tranh quê bình dị mà không kém phần thơ mộng.
II. Đọc hiểu văn bản
Phố huyện lúc chiều tối:
a. Cảnh vật:
b. Cuộc sống con người:
* Chợ tàn: người về hết, tiếng ốn ào cũng mất, trên đất chỉ còn lại rác rưởi ....một mùi âm ẩm bốc lên ...
* Mấy đứa trẻ con nhà nghèo: nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ thứ gì ...của người bán hàng để lại...
* Mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng nước, chả kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng...
* Chị em Liên: cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu ...bán cũng chẳng ăn thua gì.
* Bà cụ Thi: một bà già hơi điên, tiếng cười khanh khách ...
Mấy đứa trẻ con nhà nghèo:
Mẹ con chị Tí:
Bà cụ Thi:
Chị em Liên:
II. Đọc hiểu văn bản
Phố huyện lúc chiều tối:
a. Cảnh vật:
b. Cuộc sống con người:
 Đó là những cảnh đời nghèo nàn, lặng lẽ, đáng thương
II. Đọc hiểu văn bản
Phố huyện lúc chiều tối:
a. Cảnh vật:
b. Cuộc sống con người:
c. Tâm trạng Liên:
- Trước thiên nhiên: lòng buồn man mác, cảm nhận thấm thía cái mùi riêng của đất quê...
Trước con người: Động lòng thương những đứa trẻ, chia sẻ cảm thông với mẹ con chị Tí và bà cụ Thi...
 Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, chan chứa yêu thương, sớm động lòng trắc ẩn trước những cảnh đời, kiếp người.
Phố huyện lúc chiều tối:
Cảnh vật:
- Quen thuộc, gần gũi với mọi làng quê Việt
Cuộc sống con người:
- Nghèo nàn, lặng lẽ, đáng thương
Tâm trạng Liên
- Trước thiên nhiên: lòng buồn man mác, cảm nhận thấm thía cái mùi riêng của đất quê...
Trước con người: Động lòng thương những đứa trẻ, chia sẻ cảm thông với mẹ con chị Tí và bà cụ Thi...
 Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, chan chứa yêu thương, sớm động lòng trắc ẩn trước những cảnh đời, kiếp người.
Phố huyện lúc chiều tối:
* Tóm lại:
Bức tranh phố huyện lúc chiếu tối mang đậm cái hồn của làng quê Việt Nam. Cảnh vật và cuộc sống con người vừa gợi nét êm đềm, thi vị, vừa gợi sự lam lũ vất vả, cơ cực của chất bùn lầy nước đọng.
Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh
II. Đọc hiểu văn bản
2. Phố huyện về đêm và khi đoàn tàu đi qua
- Khe sáng, vệt sáng, quầng sáng
- Chấm lửa nhỏ vàng lơ lửng, hột sáng ...
- Bóng tối
- Ánh sáng
Đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối
Tối hết cả con đường thăm thẳm...các ngõ vào làng sẫm đen hơn nữa ...
* Cảnh vật
 Mênh mông, hiu quạnh, dày đặc
 Nhỏ bé, yếu ớt, le lói
a. Phố huyện về đêm
II. Đọc hiểu văn bản
2. Phố huyện về đêm và khi đoàn tàu đi qua
a. Phố huyện về đêm
* Cảnh vật
 Nghệ thuật tương phản: Bóng tối khiến ánh sáng thêm leo lét. Ánh sáng khiến bóng tối thêm dày đặc
 Ánh sáng và bóng tối biểu trưng cho những kiếp người mờ nhạt, nhỏ bé, sống lay lắt vật vờ như những cái bóng trong màn đêm của xã hội thực dân phong kiến.
II. Đọc hiểu văn bản
2. Phố huyện về đêm và khi đoàn tàu đi qua
a. Phố huyện về đêm
* Cảnh vật
* Cuộc sống con người:
- Bác phở Siêu: bóng bác mênh mông ngả xuống một vùng đất
- Gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu... bác chưa hát vì chưa có khách nghe...
- Mẹ con chị Tí, chị em Liên...
“Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”
II. Đọc hiểu văn bản
2. Phố huyện về đêm và khi đoàn tàu đi qua
a.1. Cảnh vật
a. Phố huyện về đêm
a.2. Cuộc sống con người:
 Những thân phận nhỏ bé, sống lay lắt, đang dần héo mòn nơi phố huyện tăm tối
Ước mơ mờ mịt, xa xăm nhưng vẫn ánh lên vẻ đẹp của tình người và ngày mai tươi sáng.
 Nhịp sống của họ cứ lặp đi lặp lại, ngày này qua ngày khác, đơn điệu, mệt mỏi., quẩn quanh, tù túng nhưng họ vẫn hi vọng
II. Đọc hiểu văn bản
2. Phố huyện về đêm và khi đoàn tàu đi qua
a. Phố huyện về đêm
a.1. Cảnh vật
a.2. Cuộc sống con người:
a.3. Tâm trạng Liên
- Lặng lẽ dõi theo những mảnh đời nghèo nàn và cảm thương cho họ.
- Nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp ở Hà Nội ...
 Ý thức sâu sắc về cuộc sống ngưng đọng, buồn tẻ ở phố huyện
 Thấu hiểu và nói hộ ước mơ của những người dân phố huyện.
 Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng, kín đáo niềm xót thương đối với những kiếp người ở phố huyện và trân trọng ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.
Giờ dạy nghiên cứu bài học từ tiết 37
KHÁI QUÁT NỘI DUNG 2 TIẾT TRƯỚC

I.Tìm hiểu chung
II.Đọc – hiểu văn bản
1.Phố huyện lúc chiều tối

2.Phố huyện về đêm và khi đoàn tàu đi qua
a.Phố huyện về đêm
Tiết 35
Tiết 36
1. Phố huyện lúc chiều tối
Gần gũi, thân thiết , bình dị mà nên thơ, gợi nỗi buồn man mác trong lòng người
- Nghèo khổ, lầm than, đáng thương  cái nhìn đầy xót thương của Liên
Cảnh vật
Cuộc sống con người
Buồn man mác, sớm động lòng trắc ẩn trước những cảnh đời, cảnh người.
Tâm trạng Liên
2. Phố huyện khi đêm về
Cảnh vật
Bóng tối mênh mông, dày đặc. Ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt  biểu tượng về cuộc sống
Cuộc sống con người
- Quẩn quanh, tù túng, đơn điệu, mệt mỏi. Ước mơ mờ mịt, xa xăm nhưng vẫn ánh lên vẻ đẹp
Tâm trạng Liên
Buồn mơ hồ, khó hiểu trước cuộc sống buồn tẻ,vô vị, khắc khoải đợi chờ.
II. Đọc hiểu văn bản
2. Phố huyện về đêm và khi đoàn tàu đi qua
b. Phố huyện khi đoàn tàu đi qua
Ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma chơi ...
Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa ...
Tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ
Các toa đèn sáng trưng, đồng và kền lấp lánh, các cửa kính sáng ...
b.1. Hình ảnh đoàn tàu
II. Đọc hiểu văn bản
2. Phố huyện về đêm và khi đoàn tàu đi qua
a. Phố huyện về đêm
b. Phố huyện khi đoàn tàu đi qua
b.1. Hình ảnh đoàn tàu
Đoàn tàu mang đến một thế giới khác hẳn...âm thanh mãnh liệt, ánh sáng rực rỡ, sang trọng của chốn thành thị, ... đưa cả phố huyện ra khỏi cảnh sống tù đọng, đơn điệu
*Nghệ thuật: Miêu tả từ xa  gần  xa
Miêu tả bằng nhiều giác quan
II. Đọc hiểu văn bản
2. Phố huyện về đêm và khi đoàn tàu đi qua
a. Phố huyện về đêm
b. Phố huyện khi đoàn tàu đi qua
b.2. Sau khi tàu đi qua
- Phố huyện bây giờ hết náo động, chị Tí đang sửa soạn đồ đạc, bác Siêu gánh hàng đi vào trong làng, vợ chồng bác Xẩm ngủ trên manh chiếu, Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh...
- Đêm tối vẫn bao bọc xung quanh, đồng ruộng mênh mang và yên lặng
 Phố huyện trở lại cảnh yên lặng, tĩnh mịch, cuộc sống mòn mỏi, phủ đầy bóng tối và kéo dài triền miên.
II. Đọc hiểu văn bản
a. Phố huyện về đêm
2. Phố huyện về đêm và khi đoàn tàu đi qua
b. Phố huyện khi đoàn tàu đi qua
Khi tàu đi qua
Sau khi tàu đi qua
- Sáng rực rỡ, âm thanh sôi động, huyên náo, sang trọng
- Chìm trong bóng đêm dày đặc, không gian tịch mịch, tăm tối, nghèo đói
 Nghệ thuật tương phản giữa động và tĩnh, giữa ánh sáng và bóng tối phản ánh hiện thực tù đọng, bế tắc của những kiếp người sống ở phố huyện nghèo.
* Nghệ thuật
II. Đọc hiểu văn bản
2. Phố huyện về đêm và khi đoàn tàu đi qua
b. Phố huyện khi đoàn tàu đi qua
a. Phố huyện về đêm
b.3. Ý nghĩa của chuyến tàu đêm.
- Gợi kỷ niệm, đánh thức trong Liên và An về một Hà Nội sáng rực ...
- Giúp ... nhìn thấy một thế giới khác – thế giới sáng lấp lánh khác hẳn ánh sáng hắt hiu của phố huyện
- Đem lại niềm vui, niềm an ủi, niềm hy vọng, nỗi khát khao về một ngày mai tươi sáng.
 Tóm lại: Chuyến tàu đêm qua phố huyện càng làm rõ hơn cảnh sống đơn điệu, tối tăm, tù túng nơi phố huyện nghèo. Đó cũng là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Việt Nam những năm trước cách mang
II. Đọc hiểu văn bản
2. Phố huyện về đêm và khi đoàn tàu đi qua
a. Phố huyện về đêm
b. Phố huyện khi đoàn tàu đi qua
c. Tâm trạng Liên
- Nhìn theo cái chấm lửa nhỏ của chiếc đèn xanh
- Liên lặng theo mơ tưởng: Hà Nội xa xăm, sáng rực, vui vẻ,...
- Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chiếu sáng một vùng đất nhỏ.
II. Đọc hiểu văn bản
2. Phố huyện về đêm và khi đoàn tàu đi qua
a. Phố huyện về đêm
b. Phố huyện khi đoàn tàu đi qua
c. Tâm trạng Liên
 Tiếc nuối quá khứ tươi đẹp; Buồn thấm sâu lắng về cuộc sống hiện tại không thể thay đổi.
 Liên tiêu biểu cho những con người tuy phải đối mặt với khó khăn những rất nhân hậu, luôn khao khát về ngày mai tươi sáng.
 Tấm lòng của nhà văn: Qua tâm trạng nv Liên ta thấy được niềm cảm thông, thương yêu của nhà văn với mỗi cuộc đời tăm tối trong xã hội cũ  giá trị nhân đạo.
Nhà thơ Thế Lữ có nhận xét:

“Sự thực của tâm hồn mà Thạch Lam diễn trong lời văn thì nhiều hình, nhiều vẻ nhưng bao giờ cũng đằm thắm, cũng nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương. Nếu Thạch Lam theo một chủ ý nào trong công việc viết văn của anh thì chủ ý ấy là diễn ra, gợi lên sự thương xót”
 Tóm lại: Phố huyện về đêm và khi đoàn tàu đi qua càng rõ hơn cảnh sống đơn điệu, tối tăm, tù túng nơi phố huyện nghèo. Đó cũng là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Việt Nam những năm trước cách mang.
III. Tổng kết
Nghệ thuật:
_ Không có cốt truyện
_ Đan cài giữa yếu tố hiện thực, lãng mạn
_ Miêu tả tinh tế nội tâm ngoại cảnh
_ Giọng thủ thỉ tâm tình
_ Bút pháp tương phản, đối lập
2. Nội dung:
a. Giá trị hiện thực:
+ Bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng nhưng đượm buồn
+ Bức tranh cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt, tù túng của con ngừơi
b Giá trị nhân đạo:
+ Lên án tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy con người vào cảnh sống tối tăm bế tắc.
+ Niềm cảm thông, xót thương của tác giả với những kiếp người nghèo khổ, quẩn quanh, tăm tối... trước cách mạng.
+ Khẳng định và trân trọng ước mơ vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn của con người
Kết cấu truyện
Theo sự vận động của thời gian
Lúc chiều tối
Khi đêm xuống
Khi tàu đi qua
Buồn man mác trước cảnh ngày tàn
Buồn khắc khoải trong cảnh đợi chờ
Buồn thấm thía lắng sâu về kiếp người tăm tối
Sự vận động của tâm trạng Liên
Kết cấu truyện
Bức tranh phố huyện nghèo – theo không gian
Bức tranh thiên nhiên
Bức tranh c/s con người
Khung cảnh quen thuộc của làng quê Việt
Những kiếp người nghèo khổ, tàn tạ, cuộc sống bế tắc, vô vị
Giá trị nhân đạo
Niềm cảm thông sâu sắc với người lao động nghèo khổ
Phát hiện, khẳng định và đặt niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp ở người lao động
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Phong cách Thạch Lam nghiêng về
Hiện thực nghiêm ngặt
Trào phúng
Không có cốt truyện, phảng phất như một bài thơ đượm buồn
Câu 2: “Hai đứa trẻ” là bức tranh tâm trạng chủ yếu của
Liên
An
Cả hai chị em Liên và An
Câu 3: Sự xuất hiện của các nhân vật biểu hiện cho kiếp người tàn tạ trong “Hai đứa trẻ” theo thứ tự:
(1) Liên và An  (2) mấy đứa trẻ con nhà nghèo (3) mấy người bán hàng muộn  (4) mẹ con chị Tí  (5) bà cụ Thi hơi điên  (6) bác Siêu bán phở  (7) gia đình bác Xẩm.
(1) (3) (2) (4) (5)  (6)  (7)
(1) (4)  (6)  (2)  (3)  (5)  (7)
Bài tập trắc nghiệm
Câu 4: Mặc dầu chỉ là một đứa trẻ nhưng nhân vật Liên được người kể chuyện (tác giả) gọi là “chị” vì:
Câu chuyện có tính tự thuật bởi nhắc tới kỉ niệm thời thơ ấu ở phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương
Để miêu tả tâm lí vừa trẻ con vừa ngây thơ vừa chín chắn như người lớn của nhân vật Liên.
Cả a và b
Bài tập tự luận
Bài 1:
Nhân vật nào trong truyện “Hai đứa trẻ ” để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Tại sao?
Bài 3:
Qua việc đợi tàu của chị em Liên và những người dân phố huyện, nhà văn muốn nói với chúng ta điều gì về cách sống?
Bài 2:
Từ truyện “Hai đứa trẻ” em học tập được điều gì trong cách sống khi không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thi Chau Duong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)