Tuần 10. Hai đứa trẻ
Chia sẻ bởi dương công hưng |
Ngày 10/05/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Hai đứa trẻ thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô về dự giờ thăm lớp 11B12
Tiết 35:
HAI ĐỨA TRẺ
-Thạch Lam-
I. ĐỌC - HIỂU CHUNG:
THẠCH LAM
(1910 – 1942)
1. TÁC GIẢ:
Cuộc đời
Tên thật là Nguyễn Tường Vinh sau đổi là Nguyễn Tường Lân
- Bút danh: Thạch Lam, Việt Sinh, Thiện Sĩ
Quê cha ở Quảng Nam nhưng tuổi thơ gắn với phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương
Phố huyện Cẩm Giàng khi xưa
Phố huyện Cẩm Giàng ngày nay
Cuộc đời
- Gia đình:
+ Công chức gốc quan lại
+ Là em ruột của Nhất Linh, Hoàng Đạo
Nhóm tự lực văn đoàn
Cuộc đời
Bản thân:
+ Làm báo, viết văn
+ Là người thông minh, đôn hậu, điềm đạm, tinh tế.
b. Sự nghiệp
- Quan điểm sáng tác lành mạnh, tiến bộ
Sở trường sáng tác truyện ngắn với đặc điểm
+ Cốt truyện đơn giản thường là “Truyện không có cốt truyện
+ Đề tài: Cuộc sống lầm than của dân nghèo
+ Nhân vật: Những kiếp người nhỏ bé
+ Lối viết: nhẹ nhàng, tinh tế, thâm trầm, kín đáo, xen giữa hiện thực và lãng mạn.
Tác phẩm chính (SGK)
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: In trong tập “Nắng trong vườn” (1938)
13
2. Tác phẩm
Xuất xứ: In trong tập “Nắng trong vườn” (1938)
b. Chủ đề
Niềm xót thương đối với những con người sống nghèo đói quẩn quanh và sự cảm thông trân trọng trươc mong ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn
c. Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu -> dần về phía làng: Tâm trạng hai đứa trẻ lúc chiều tàn
+ Phần 2: Tiếp theo -> mơ hồ không hiểu: Tâm trạng hai đứa trẻ lúc đêm về
+ Phần 3: Còn lại: Tâm trạng hai đứa trẻ lúc đoàn tàu đêm đi qua
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Tâm trạng hai đứa trẻ lúc chiều tàn
a. Bức tranh thiên nhiên cảnh vật
Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không
+ Tiếng ếch nhái kêu ran
+ Tiếng muỗi vo ve
-> gần gũi, quen thuộc gợi buồn tĩnh lặng
- Hình ảnh, màu sắc, đường nét:
+ Phương Tây đỏ
+ Mây ánh hồng
+ Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời
-> ảm đạm, lụi tàn
Bằng những câu văn êm dịu, giàu hình ảnh, nhạc điệu Thạch Lam đã miêu tả cảnh chân thực, sinh động gợi vẻ đẹp bình dị, nên thơ như một “bức họa đồng quê”, thấm đượm một nỗi buồn man mác.
b. Bức tranh sinh hoạt và cuộc sống con người nơi phố huyện
Dãy phố: Các nhà đã lên đèn cả rồi nhưng không đủ làm sáng lên phố huyện tối tăm
Cảnh chợ tàn: người đã về hết, tiếng ồn ào cũng mất, trên đất chỉ còn lại rác rưởi với những mùi vị đặc trưng của quê hương nghèo khó
Những kiếp người tàn:
+ Mấy đứa trẻ nghèo nơi xóm chợ nhặt nhạnh rác rưởi vương vãi đáng thương, tội nghiệp.
+ Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng nước ế ẩm lại là một số phận lam lũ
+ Cụ Thi điên nghiện rượu tiêu biểu cho kiếp người tàn tạ về tâm hồn
+ Chị em Liên không có tuổi thơ
Những đồ vật tàn tạ:
+ Cái chõng hàng nước của chị Tí: nghèo nàn đơn sơ như cuộc đời của chị, với nồi nước chè, thuốc lào... toàn những thứ rẻ tiền.
+ Ngọn đèn dầu tù mù trên chõng hàng của chị, leo lét, tăm tối.
+ Gian hàng của chị em Liên: dán báo, che liếp, phên nứa, chõng gãy, nhà tối, đầy muỗi, với mấy bánh xà phòng, vài bao diêm...vừa ít, vừa ế ẩm, nghèo nàn, xơ xác.
=> Cuộc sống nghèo khổ quẩn quanh bế tắc
c. Tâm trạng của Liên
- Buồn man mác trước giờ khắc hoàng hôn...
Cảm nhận được cả mùi riêng của đất quê hương này
Động lòng xót thương bọn trẻ con nhà nghèo
Cảm thương mẹ con chị Tí, cụ Thi
=> Liên có tâm hồn nhạy cảm tinh tế trước sự biến chuyển của thiên nhiên. Đồng thời cô còn là người sống nhân hậu giàu lòng trắc ẩn yêu thương con người
* Tấm lòng của nhà văn
Thể hiện tình cảm yêu mến gắn bó với thiên nhiên, quê hương đất nước
Niềm xót thương với những kiếp người nghèo khổ
TÓM LẠI:
Trong mắt của Liên: cảnh vật và con người đều tàn tạ, đìu hiu, buồn tẻ. Liên buồn cho cảnh, cho người và cho chính mình.
Tác giả hóa thân vào nhân vật để khám phá những xao động tâm hồn ngây thơ, để day dứt về những kiếp sống lụi tàn.
Tâm trạng chủ yếu của Liên trước cảnh phố huyện lúc chiều tàn: BUỒN THƯƠNG MAN MÁC.
Những câu văn sau đọc với giọng điệu như thế nào?
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài ruộng theo gió nhẹ đưa vào.(...)Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát.
A. Giọng điệu biến hóa linh hoạt
B Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng.
C. Giọng điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển.
D. Giọng điệu khẩn trương, dồn dập.
C
CỦNG CỐ
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
- Học bài
- Soạn bài tiếp tiết sau học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: dương công hưng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)