Tuần 10. Hai đứa trẻ

Chia sẻ bởi dương công hưng | Ngày 10/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Hai đứa trẻ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:


Tiết 35: Văn học

HAI ĐỨA TRẺ
-Thạch Lam-



HAI ĐỨA TRẺ
I. TÌM HIỂU CHUNG:
THẠCH LAM
(1910 – 1942)
1. TÁC GIẢ:
Cuộc đời
Tên thật là Nguyễn Tường Vinh sau đổi là Nguyễn Tường Lân.
Sinh và mất ở Hà Nội, nhưng tuổi thơ gắn với phố huyện Cẩm Giàng- Hải Dương.
Là người thông minh, đôn hậu, điềm đạm và rất tinh tế. Là cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn.
b. Phong cách sáng tác:
Có quan điểm sáng tác tiến bộ:
Viết chủ yếu về những kiếp người nghèo khổ, sống quẩn quanh, bế tắc, mòn mỏi trong xã hội cũ, với một tấm lòng cảm thương sâu sắc và nỗi buồn mênh mông.
Sở trường: sáng tác truyện ngắn. Truyện ngắn của ông là “Truyện không có cốt truyện, mỗi truyện ngắn như một bài thơ trữ tình”. Đặc biệt đi sâu vào khai thác diễn biến nội tâm nhân vật.
Lối viết: nhẹ nhàng, tinh tế, thâm trầm, kín đáo, xen giữa hiện thực và lãng mạn.
Tác phẩm chính (SGK)
2. Tác phẩm
Xuất xứ: In trong tập “Nắng trong vườn” xuất bản năm 1938.
Tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam.
Bố cục:
+ Phần 1: Từ đầu -> dần về phía làng: Bức tranh phố huyện lúc chiều muộn.
+ Phần 2: Tiếp theo -> mơ hồ không hiểu: Bức tranh phố huyện lúc đêm về.
+ Phần 3: Còn lại: Bức tranh phố huyện lúc đoàn tàu đêm đi qua.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tà.
a. Bức tranh thiên nhiên cảnh vật

Âm thanh:
+ “Tiếng trống thu không...”: âm thanh rời rạc, buồn bã từng tiếng một báo hiệu ngày tàn.
+ “Văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng...”, “Tiếng muỗi vo ve...”: Âm thanh gần gũi, quen thuộc, gợi buồn.
- Hình ảnh, màu sắc, đường nét:
+ Phương Tây đỏ rực, đám mây ánh hồng: Hình ảnh gợi nên vẻ đẹp đồng thời gợi nên sự lụi tàn sắp tắt.
+ Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời: Bóng tối bắt đầu ngự trị, quan sát tinh vi.

Bức tranh thiên nhiên ở phố huyện lúc chiều tàn được nhà văn khắc họa qua những chi tiết nào (âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét)?
Miêu tả cảnh chân thực và sinh động gợi vẻ đẹp bình dị, nên thơ như một “bức họa đồng quê”, thấm đượm một nỗi buồn man mác.
b. Bức tranh sinh hoạt và cuộc sống con người nơi phố huyện
Dãy phố: được miêu tả trong sự đối lập giữa bóng tối của thiên nhiên và ánh sáng của những ngọn đèn: “Các nhà đã lên đèn cả rồi...” => Đèn được thắp lên hàng loạt không đủ làm sáng lên phố huyện, ngược lại làm phố huyện tối tăm hơn.
Cảnh chợ tàn: “Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu...”: Cảnh buồn vì người đã về hết, tiếng ồn ào đã mất. => Phơi bày sự nghéo nàn, xơ xác, đìu hiu, tàn tạ của phố huyện vì trên đất chỉ còn lại rác rưởi.

Sau bức tranh thiên nhiên bình dị và thơ mộng, cuộc sống con người hiện lên như thế nào? (hình ảnh dãy phố, cảnh chợ tàn, những kiếp người tàn, những đồ vật tàn?)
Những kiếp người tàn:
+ Những đứa trẻ nghèo nơi xóm chợ vật vờ trong buổi chợ tan vương vãi rác => hình ảnh đáng thương tội nghiệp.
+ Hai mẹ con chị Tí với gánh hàng nước ế ẩm: Lại là một số phận lam lũ đáng thương.
+ Bà cụ Thi điên với tiếng cười man rợ và ghê rợn, bóng dáng lảo đảo đi lần vào đêm tối: méo mó cả nhân hình và nhân tính => Một kiếp người tàn tạ bị vùi trong bóng tối.
+ Hai chị em Liên: một kiếp người tàn tạ nơi phố huyện, không có tuổi thơ
14
Những đồ vật tàn tạ:
+ Cái chõng hàng nước của chị Tí: nghèo nàn đơn sơ như cuộc đời của chị, với nồi nước chè, thuốc lào... Toàn những thứ rẻ tiền.
+ Ngọn đèn dầu tù mù trên chõng hàng của chị, leo lét, tù mù, tăm tối.
+ Gian hàng của chị em Liên: nửa gian dán báo che liếp, phên nứa, chõng gãy, nhà tối, đầy muỗi, đồ hàng là vài bánh xà phòng, bao diêm...vừa ít, vừa ế ẩm, nghèo nàn, xơ xác.
=> Bức tranh phố huyện nghèo buổi chiều tàn được tô đậm bởi hình ảnh của chợ tàn, của những kiếp người tàn tạ, của những đồ vật tàn tạ, làm nổi bật cuộc sống nghèo nàn, hiu hắt, úa tàn.
c. Diễn biến tâm trạng Liên
Liên là một cô bé mới lớn, đang ở lứa tuổi nhạy cảm, dễ xúc động với thiên nhiên, cảnh vật và con người, có một tâm hồn nhân ái, giàu lòng yêu thương.
+ Nhạy cảm với cảnh vật:
Cảm nhận được bầu không khí tàn úa của phố huyện về chiều, tâm hồn cô bé biết buồn man mác trước thời khắc hoàng hôn...
Cảm nhận được cả mùi riêng của đất quê hương này...

+ Nhạy cảm với con người:
Động lòng thương với những đứa trẻ nhà nghèo nơi xóm chợ, cảm thấy ái ngại vì không thể giúp gì cho chúng.
Thấu hiểu cảnh đời cơ cực, lam lũ, vất vả của mẹ con chị Tí.
Ánh mắt ái ngại nhìn theo, sững người và sợ sệt trước bóng dáng liêu xiêu của bà cụ Thi điên.
Cảm nhận được cái nhịp sống uể oải nơi phố huyện.
=> Sự rung động của một tâm hồn đôn hậu giàu yêu thương. Tâm hồn cô bé không hề dửng dưng trước những kiếp người tàn tạ
TÓM LẠI:
Trong mắt của Liên: cảnh vật và con người đều tàn tạ, đìu hiu, buồn tẻ. Liên buồn cho cảnh, cho người và cho chính mình.
Tác giả hóa thân vào nhân vật để khám phá những xao động tâm hồn ngây thơ, để day dứt về những kiếp sống lụi tàn.
Tâm trạng chủ yếu của Liên trước cảnh phố huyện lúc chiều tàn: BUỒN THƯƠNG MAN MÁC.

Tiết 36:
HAI ĐỨA TRẺ
-Thạch Lam-



KIỂM TRA BÀI CŨ:
Câu hỏi:
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, cảnh thiên nhiên phố huyện lúc chiều muộn được tác giả miêu tả như thế nào?
*Thiên nhiên:
“... Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây...”

* Bóng tối nơi phố huyện:
«...Đường phố và các con ngõ dần dần chứa đầy bóng tối. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa...»
Tìm những chi tiết miêu tả bóng tối ở phố huyện ?
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN.
1. Cảnh phố huyện lúc chiều muộn.
2. Cảnh phố huyện khi đêm về.
a. Bức tranh thiên nhiên.
*Ánh sáng:
“...Ánh sáng của ngàn vì sao, ánh sáng của đom đóm dưới mặt đất, cửa chỉ để hé một khe ánh sáng, quầng sáng lay động chung quanh ngọn đèn con của chị Tí, một chấm lửa nhỏ, cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng cát, ngọn đèn của Liên hắt từng hột sáng qua phên nứa...”

Ánh sáng được nhà văn miêu tả qua những hình ảnh nào?
=> Nghệ thuật tương phản
Bóng tối:
Ngõ con chứa đầy bóng tối. Tối hết cả, con đường ra sông. Ngõ vào sẫm đen hơn.
Ánh sáng:
Khe ánh sáng, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột sáng.
Miêu tả cảnh phố huyện khi đêm về tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu quả của biện pháp ấy?
24
Ánh sáng làm phố huyện thêm tăm tối, đìu hiu, buồn tẻ
Trong đêm tối, ngọn đèn con như biểu tượng cho những kiếp người nhỏ bé vô danh, vô nghĩa, sống lay lắt trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
b. Nhịp sống của con người
Đơn điệu, uể oải, lặp lại một cách tẻ nhạt:
Chị Tí: thắp đèn, têm trầu đợi khách trong ế ẩm, phe phẩy quạt, chép miệng thở dài
Bác Siêu: gánh phở ra bán -> Thức quà xa xỉ nơi phố huyện => nhấn mạnh sự nghèo nàn xơ xác của phố huyện.
Vợ chồng bác Xẩm với đứa con bò lê, tiếng đàn bầu bật lên trong yên lặng buồn thảm.
Chị em Liên: hôm nào cũng ngồi trên cái chõng gãy giữa cái tối của quang cảnh xung quanh.
=> Những kiếp sống lay lắt, nghèo khổ, lặng lẽ chìm khuất vào bóng tối.
=> Nhịp sống nơi phố huyện thật tẻ nhạt, những âm thanh vang lên trong đêm càng làm bầu không gian thêm vắng vẻ, tịch mịch.
=> Không phải họ đang sống mà họ đang cầm cự trong vô vọng. Bóng đêm là nơi đi tới, đi về của những thân phận “bị bỏ quên” nơi ga xép phố huyện. Cuộc sống như một cái ao tù, ao đời phẳng lặng, nhạt nhẽo.
c. Tâm trạng của Liên
- Buồn mơ hồ, chán ngán: với Liên, bóng tối đã trở nên quá quen thuộc.
Nhớ về Hà Nội xa xăm:
+ Nguyên cớ của nỗi nhớ: Mùi vị của Phở đã đánh thức những kí ức xa xăm.
+ Trong kí ức ấy: Hà Nội là một vùng sáng rực lấp lánh, đối lập với phố huyện.
Chán ngán buồn thương về hiện tại, nhớ về quá khứ như để tìm lại hạnh phúc đã mất.

Tiết 37: Văn học

HAI ĐỨA TRẺ
-Thạch Lam-



KIỂM TRA BÀI CŨ:
Câu hỏi:
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, cảnh thiên nhiên phố huyện lúc đêm về được tác giả miêu tả như thế nào?
a. Hai đứa trẻ cố thức đợi tàu
Nguyên nhân: ngắm tàu như một niềm hạnh phúc, một ước mơ -> trở thành một thói quen hàng ngày.
Tâm trạng của Liên: quan sát đoàn tàu từ xa đến gần cho tới lúc mất hút.
+ Lúc đợi tàu: ngắm nhìn cảnh vật về khuya, tâm hồn yên tĩnh, ngóng nhìn tàu khi còn ở xa.
+ Tàu đến: trở lại là một đứa trẻ ngây thơ, đầy háo hức với ánh sáng và sự ồn ào.
+ Tàu đi: nhìn theo đoàn tàu đầy tiếc nuối, thèm thuồng, khao khát được nhìn, ngắm ..., mơ tưởng về Hà Nôi xa xăm.
Khi đoàn tàu tới phố huyện có gì biến đổi?
3. Cảnh đợi tàu.
Hình ảnh đoàn tàu miêu tả theo trình tự thời gian.
Tàu từ xa
- Người gác ghi.


- Còi vang lại, xe rít mạnh, hành khách ồn ào khe khẽ
Ngọn lửa xanh biếc, làn khói bừng sáng.

Tàu đến
- Lố nhố người, cửa kính sang trọng.
- Còi rít lên, tàu rầm rộ đi tới.

Đèn sáng trưng, sang trọng, đồng và kền lấp lánh.

Tàu đi qua- - Xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre



Để lại những đốm than đỏ, chiếc đèn xanh treo.
Ánh sáng
Hình ảnh
Âm thanh
Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được Thạch Lam miêu tả như thế nào?
Đoàn tàu:
ánh sáng,
sôi động,
giàu sang.
Phố huyện:
bóng tối,
tịch mịch,
nghèo khổ.
?Ngh? thu?t tuong ph?n
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả hình ảnh đoàn tàu và phố huyện?
Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu:
Con tàu đem đến phố huyện âm thanh, đưa lại sự huyên náo, sôi động trong chốc lát -> Đợi tàu để được sống với một thế giới âm thanh đầy sôi động.
Đoàn tàu đem đến ánh sáng, thứ ánh sáng khác hẳn với phố huyện: rực rỡ -> đợi tàu để sống với một thế giới đầy ánh sáng.
Quan trọng: đoàn tàu đến từ Hà Nội, chạy đến từ quá khứ, dĩ vãng, từ tuổi thơ đã mất -> Đợi tàu là để sống với một thế giới khác, thế giới mơ ước.
Hình ảnh hai đứa trẻ đợi tàu: thể hiện niềm thiết tha mãnh liệt hướng về cuộc sống đầy ánh sáng, thoát khỏi cuộc sống tù túng, quẩn quanh, tăm tối không lối thoát của những kiếp người tội nghiệp.
Hình ảnh Hà Nội: là quá khứ vàng son, thế giới đầy ánh sáng, âm thanh, tràn ngập sự sống.
Hình ảnh phố hyện: là hiện tại tàn úa, thế giới tịch mịch đầy bóng tối, thiếu sự sống.
Đoàn tàu: là hình ảnh của tương lai, thế giới đầy ánh sáng, sôi động, đầy sự sống.
Tâm trạng Liên: hoài niệm về quá khứ, ngao ngán buồn thương trước thực tại, mơ tưởng về tương lai. Từ đó cháy lên khao khát được đổi đời.
b. Phố huyện về khuya
Hoàn toàn trở nên yên tĩnh, hết náo động, trở về đúng với bộ mặt thật của nó: Tịch mịch và đầy bóng tối.
Những hoạt động cuối cùng khép lại.
Chỉ còn lại tiếng trống cầm canh, tiếng chó cắn...=> không gian hoang vắng đến dễ sợ.
Những xao động trong tâm hồn Liên do đoàn tàu đưa lại: cảm nhận được cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt, nhàm chán của mình và những con người khác.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật

Miêu tả tinh tế sâu sắc thế giới nội tâm nhân vật
Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan.
Ngôn ngữ bình dị. Những câu văn đầy chất thơ.
Cốt truyện đơn giản.



Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam?
2. Nội dung
Giá trị hiện thực
+ Bức tranh thiên nhiên đẹp, buồn.
+ Bức tranh cuộc sống nghèo, đơn điệu.
Giá trị nhân đạo
+ Cảm thông, xót thương.
+ Đánh thức những ước mơ, khao khát.
+ Trân trọng ước mơ.
+ Lên án tố cáo xã hội.


Giá trị hiện thực của truyện ngắn này là gì?
Câu 1: Biện pháp nghệ thuật nào được nhà văn sử dụng nhiều nhất trong tác phẩm?
A. Tương phản.
B. So sánh.
C. Nhân hóa.
D. Hoán dụ.
A
CỦNG CỐ

Câu 2: Những câu văn sau đọc với giọng điệu như thế nào?
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài ruộng theo gió nhẹ đưa vào.(...)Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát.
A. Giọng điệu biến hóa linh hoạt
B Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng.
C. Giọng điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển.
D. Giọng điệu khẩn trương, dồn dập.
C
CỦNG CỐ
CỦNG CỐ
Câu 3:
Tác giả không miêu tả đoàn tàu theo cách nào?
A. Miêu tả một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng.
B. Miêu tả theo trình tự thời gian.
C. Miêu tả qua sự mong đợi và quan sát của Liên.
D. Miêu tả qua sự mong đợi của mẹ con chị Tí.
D
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

- Học bài
- Phân tích bức tranh thiên nhiên khi đêm xuống cảnh đợi tàu.
- Soạn: Chữ người tử tù
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: dương công hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)