Tuần 10. Hai đứa trẻ

Chia sẻ bởi nguyễn anh quân | Ngày 10/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Hai đứa trẻ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 34
HAI ĐỨA TRẺ
Thạch Lam


Người thực hiện: Nguyễn Anh Quân



Thạch Lam (1910 – 1942)
- Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.
- Sinh và mất ở Hà Nội, nhưng tuổi thơ gắn với quê ngoại - phố huyện Cẩm Giàng- Hải Dương.
- Là người thông minh, đôn hậu, điềm đạm và rất tinh tế.
- Là thành viên của Tự lực văn đoàn
- Có quan niệm văn chương tiến bộ
- Có biệt tài về truyện ngắn:
+ Truyện không có cốt truyện hoặc cốt truyện đơn giản.
+ Đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật.
+ Mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình.
- Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
- Tác phẩm chính: Gió đầu mùa; Nắng trong vườn; tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường,…
- In trong tập “Nắng trong vườn” xuất bản năm 1938.
- Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam
- Có sự hòa quyện giữa yếu tố trữ tình và yếu tố hiện thực.
Bố cục:
3 phần
Bức tranh phố huyện lúc chiều tà
Bức tranh phố huyện lúc vào đêm
Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya
- Thời gian: buổi chiều tàn
- Không gian: phố huyện → quen thuộc trong sáng tác của Thạch Lam; phù hợp với kiểu nhân vật phổ biến trong truyện ngắn Thạch Lam: tầng lớp người bình dân.
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không
+ Tiếng ếch nhái văng vẳng
+ Tiếng muỗi vo ve
- Hình ảnh, màu sắc:
+ “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”
+ “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”
+ “Dãy tre làng trước mặt đen lại”
* Cảnh chợ tàn:
- “Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất”
- “…chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.”
- Mùi âm ẩm của hơi nóng ban ngày và cát bụi.

- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo: nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ thứ gì còn sót lại
- Mẹ con Tí với hàng nước sơ sài, ế ẩm.
- Hai chị em Liên trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu.
- Bà cụ Thi hơi điên, nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, lảo đảo đi vào bóng tối

- “Lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
- Cảm nhận “mùi riêng của đất, của quê hương này”.
- “Động lòng thương” bọn trẻ nhà nghèo
- Xót thương cho hoàn cảnh của mẹ con chị Tí.
→ Là cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng trắc ẩn, yêu thương con người.
=> Giọng văn nhẹ nhàng, câu văn giàu hình ảnh và nhạc điệu,… thể hiện tình yêu, sự gắn bó và tấm lòng của tác giả với quê hương và những kiếp người nghèo khổ.
Nội dung
Nghệ thuật
Bức tranh
thiên nhiên
đẹp, bình dị,
gần gũi,
mang cốt
cách Việt Nam
Cuộc sống
con người
nghèo khổ,
xơ xác,
tiêu điều
Tình cảm
gắn bó với
quê hương
đất nước và
xót thương
những kiếp
người nghèo
khổ của
nhà văn
Sử dụng
những câu
văn giàu
hình ảnh,
nhạc điệu,
gợi cảm xúc
nhịp điệu
chậm rãi
Lựa chọn
thời gian và
không gian
nghệ thuật
đặc sắc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn anh quân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)