Tuần 10. Hai đứa trẻ

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Mỹ Quỳnh | Ngày 10/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Hai đứa trẻ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn đến với bài thuyết trình của tổ 1
Thành viên
Nguyễn Thanh Phong
Bùi Mạnh Hùng
Trần Phạm Thúy Hiền
Đặng Trần Hoàn Mỹ
Trần Ngọc Mỹ Quỳnh
Trần Nguyễn Yến Linh
Phan Kim Yến
Lư Thành Vi
Nguyễn Trung Kiên
Hoàng Mạnh Đạt
Đặng Anh Tuấn
Lê Thành Nhân
Hai Đứa Trẻ
- Thạch Lam -
Vài nét về tác giả

- Thạch Lam (1910 -1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh.
- Bút danh: Thạch Lam, Việt Sinh, Thiện Sĩ
- Sinh ở Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại.
- Thuở nhỏ sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng (HD).
- Sau khi đỗ tú tài phần I, ông ra làm báo, viết văn, ông là một trong những cây bút chính của nhóm Tự Lực Văn Đoàn
- Là người đôn hậu và rất tinh tế, rất thành công ở truyện ngắn.
- Phong cách truyện ngắn
Hai đứa trẻ là câu truyện về hai đứa trẻ Liên và An . Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội. Do gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi phố huyện - một cuộc sống nghèo khổ, đơn diệu. Liên cảm thấy nơi đây buồn tẻ trong một buổi chiều tà nhìn thấy những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa. Chung quanh chúng là cuộc sống tàn lụi của Chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm.... Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy vẫn được thể hiện qua thao tác chờ chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện.
Tóm tắt nội dung
Màu sắc
Mặt trời “phương Tây “
Đám mây ánh hồng
Dãy tre làng đen lại
Đỏ rực như lửa cháy
Như hòn than sắp tàn
Cắt hình rõ rệt trên nền trời
Tất cả những thứ màu sắc ấy như báo hiệu một ngày đã hết, thời gian mà con người sống thực với bản thân mình đã đến.
Âm thanh
tiếng trống trung thu không
tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng
tiếng muỗi vo ve
nhẹ nhàng, chậm chạp nặng nề buồn tê cả lòng người.
Âm thanh quen thuộc mà vùng quê nào cũng có .Khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này
Đường nét

Dãy tre làng cắt hình đỏ rực trên nền trời
Tất cả hòa quyện tạo nên một vùng quê êm đềm nhẹ nhàng.
Cảnh chợ tàn

+Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi ẩm mốc bốc lên…”
Cảnh hoang tàn, sơ xác
+ “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ... Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại”
Bức trang chợ tàn tiêu điều, tội nghiệp
Cuộc sống nghèo nàn còn nhiều thiếu thốn của người dân nơi đây, những mảnh đời đầy bất hạnh của thời gian
Cuộc sống con người
+Chị Tí: “ngày chị đi mò cua bắt tép”, “tối đến chị mới dọn cái hàng nước này” kiếm sống cũng chẳng được bao nhiêu nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng từ chấp tối cho đến hết đêm.
+Gian hàng tạp hóa nhỏ xíu của chị em Liên- An mới dọn từ khi thầy Liên mất việc, nói chung là ế ẩm
+Bà cụ Thi điên nghiện rượu “đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần”

Họ lặng lẽ như những cái bóng, ít nói năng, hành động thỉnh thoảng có những câu đối thoại cộc lốc. Cảnh và người như chìm vào bóng tối
Tâm trạng của Liên
- “Động lòng thương” bọn trẻ nhà nghèo

-Xót thương cho hoàn cảnh của mẹ con chị Tí.

-Dù niềm tiếc nuối lúc ở Hà Nội nhiều đêm được uống những cốc nước lạnh và ăn phở của bác Siêu giờ đây là những điều xa xỉ mà giờ đây hai chị em không thể nào mua được.→ gia cảnh và mức sống eo hẹp của gia đình Liên
Là cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng trắc ẩn, yêu thương con người.
Nghệ thuật
Giọng văn nhẹ nhàng, câu văn giàu hình ảnh và nhạc điệu,… thể hiện tình yêu, sự gắn bó và tấm lòng của tác giả với quê hương và những kiếp người nghèo khổ.
Mỗi câu văn như một nét vẽ đơn sơ nhưng lại gợi được cái hồn của cảnh vật. Lần lượt mỗi câu văn mở ra một cảnh, cảnh trong câu trước như gợi dậy cảnh ở câu sau.
PHỐ HUYỆN VỀ ĐÊM
Bóng tối
-Ngập chìm trong bóng tối mênh mông
+ Bóng tối đen kịt bao trùm lên đường phố và các ngõ vào làng, ra sông, qua chợ, về nhà.
+ Bóng tối đậm đặc cả bầu không khí, tiếng trống cầm canh cũng không xuyên qua được bóng tối dày đặc “tung lên một tiếng ngắn khô khan không vang động ra xa rồi chìm ngay vào bóng tối”
+ Trở thành số phận, tương lai của người dân phố huyện.
=> Thể hiện nỗi day dứt thấm thía nỗi buồn thân phận và niềm cảm thông của tác giả
Ánh sáng
- Ánh sáng yếu ớt nhỏ bé
+Khe sáng lọt ra từ những cánh cửa khép hờ trong phố.
+Ánh sáng của sao và vệt sáng của đom đóm.
+Quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn của chị Tí
+Chấm lửa nhỏ ở bếp lửa của Bác Siêu
+Ngọn đèn của Liên thưa thớt từng hột sáng loạt qua phiên nứa
=>Tác giả trở đi trở lại nhiều lần hình ảnh ngọn đèn con của hàng nước chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ: hình ảnh biểu tượng cho người dân phố huyện..

Giọng văn đều đều, chậm buồn tha thiết thể hiện niềm xót thương da diết của Thạch Lam

=> Biểu tượng cho những kiếp người nhỏ bé vô danh sống leo lét trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ:


+ Ánh sáng khiến bóng tối thêm dày đặc
+ Bóng tối khiến ánh sáng thêm leo lét
+ Bóng tố bao trùm, đậm đặc mênh mông

=> Tương quan giữa bóng tối- ánh sáng, bóng tối bao trùm dày đặc >< ánh sáng nhỏ nhoi mong manh đến tội nghiệp

+Vẫn những động tác quen thuộc: chị Tí dọn hàng, Bác phở Siêu thổi lửa,…
+Vẫn những suy nghĩ và mong đợi như mọi ngày. Người nhà cụ Thừa, cụ Tục đi gọi người đánh tổ tôm
+Vẫn tiếng đàn bầu của bác xẩm bậc lên trong yên lặng
+ “Đêm nào Liên và An…quan cảnh phố chung quanh”
Nhịp sống lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, buồn tẻ, quẩn quanh, tăm tối, lầm lũi, nhẫn nhục
Những con người này hoạt động theo nếp sinh hoạt quen thuộc có phần máy móc
Ước mơ
+ Ước mơ mong đợi trong bóng tối: “chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”
+ Ước mơ rất mơ hồ: càng cho thấy tình cảnh tội nghiệp của những người sống mà không biết số phận mình rồi sẽ ra sao.
+ Dù vậy họ vẫn không mất hết hi vọng và niềm tin vào cuộc sống: trong hoàn cảnh nào con người vẫn không thôi ước mơ những điều tốt đẹp.

Sống là phải biết ước mơ và hy vọng
Nghệ thuật

+ Giọng văn đều đều, chậm, buồn tha thiết
+ Nỗi bật tâm trạng Liên: buồn bã, nuối tiếc xa xăm
=>Thể hiện niềm xót thương và sự đồng cảm da diết của Thạch Lam với những người dân nghèo phố huyện
ĐOÀN TÀU LÚC ĐÊM KHUYA

Hình ảnh đoàn tàu qua cái nhìn và tâm trạng của hai đứa trẻ rất đặc biệt, chuyến tàu đến trong sự chờ đợi, háo hức.

Tập trung bút pháp miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ mong của Liên và An cùng với người dân phố huyện nghèo: - Hình ảnh đoàn tàu lặp 10 lần trong tác phẩm.
-> Ngọn lửa xanh biết
-> Tiếng còi xe lửa từ đâu vang lại (Liên đánh thức em)
-> Tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi
-> Làn khói bừng trắng từ xa
-> Tiếng hành khách ồn ào, tàu rầm rộ đi tới
-> Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường,.. Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, các cửa kính sáng. Chuyến tàu qua trong sự tiếc nuối của hai đứa trẻ.
Sự xuất hiện của chiếc tàu xe
Đoàn tàu lúc đêm khuya
Tâm trạng của Liên
=> Đối với chị em Liên, chuyến tàu đêm còn gợi nhớ về những kỉ niệm của ngày xưa sung sướng, của Hà Nội xa xăm,Hà Nội rực sáng và huyên náo
Ý nghĩa của chuyến tàu đêm

- Là biểu tượng của một thời gian thật đáng sống.
- Chuyến tàu đêm “ như đã đem một thế giới khác đi qua” đoàn tàu đến và đi như một lịch trình nhưng hình ảnh đoàn tàu sáng trưng cũng tạo một thoáng vui.
=> Hiện thực cảnh đời buồn tẻ ở một phố huyện nhỏ có một ý nghĩa khái quát: nó tái hiện tính trì trệ từ lâu của XHVN thời Pháp thuộc
- Tâm tư sầu kín của hai đứa trẻ và thông điệp tư tưởng của nhà văn
Thạch Lam trân trọng nâng niu khát vọng vươn ra ánh sáng, vượt thoát ra khỏi cuộc sống tù túng
- Những con người đang phải sống một cuộc sống tối tăm, mòm mỏi, tù túng hãy cố vương ra ánh sáng hướng tới một cuộc sống tươi đẹp
Nghệ thuật

- Cốt truyện đơn giản.
- Bút pháp tương phản, đối lập.
- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng của nhân vật.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.
Ý nghĩa

Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước Cách mạng và sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ
Tổng Kết
Bằng một truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với nhứng kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tắm tối ở phố huyện nghèo trước cách mạng. Đồng thời, ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ
Ghi nhớ:
Củng Cố Kiến thức
Câu 1) Thạch Lam tên thật là:

a. Nguyễn Tường Tam.

b. Nhất Linh.

c. Hoàng Đạo.

d. Nguyễn Tường Vinh.
Câu 2) Ông là cây bút chủ chốt của báo:

a. Phong Hóa.

b. Ngày Nay.

c. Tự lực văn đoàn.

d. Tiếng Chuông.

Câu 3) Thạch Lam xuất sắc trong lĩnh vực:

a. Tiểu thuyết.

b. Truyện ngắn hiện thực.

c. Truyện ngắn lãng mạn.

d. Truyện ngắn kết hợp hai yếu tố hiện thực và lãng mạn.
Câu 4) Chọn đáp án không đúng.Những tác phẩm của Thạch Lam.
a. Gió lạnh đầu mùa.

b. Nắng trong vườn.

c. Ngày mới.

d. Nửa chừng xuân.

e. Sợi tóc.

f. Hà Nội băm sáu phố phường.





Câu 5) Phong cách Thạch Lam nghiêng về

a. Hiện thực nghiêm ngặt.

b. Trào phúng.

c. Không có cốt truyện đặc biệt. Phảng phất như bài thơ đượm buồn.

d. Cốt truyện có những tình huống độc đáo.




Câu 6) Hai đứa trẻ trong tác phẩm là:

a. Liên, An.

b. Thằng con chị Tí.

c. Thằng bé con bác xẩm.
Câu 7) "Hai đứa trẻ" là bức tranh tâm trạng chủ yếu của

a. Liên.

b. An.

c. Cả hai.

Câu 8) Kết cấu thời gian của câu chuyện:

a. Chiều trời nhá nhem bắt đầu đêm.

b. Chiều đêm.
Câu 9) Sự xuất hiện của các nhân vật biểu hiện cho những kiếp đời tàn trong "Hai đứa trẻ" theo thứ tự

a. (1) Liên và An; (2) Mấy đứa trẻ trên bãi chợ tàn (3) Mấy người bán hàng muộn; (4) Mẹ con chị Tí; (5) Bà cụ Thi hơi điên; (6) Bác phở Siêu; (7) Gia đình xẩm.

b. (1) -> (3) -> (2) -> (4) -> (5) -> (6) -> (7)

c. (1) -> (4) -> (6) ->(2) -> (3) -> (5) -> (7)
Câu 10) Ngọn đèn chị Tí xuất hiện trong tác phẩm:

a. 6 lần

b. 7 lần

c. 4 lần
Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi bài thuyết trình của Tổ 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Mỹ Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)