Tuần 10. Hai đứa trẻ

Chia sẻ bởi Nguyễn Vương Minh Anh | Ngày 10/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Hai đứa trẻ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

*Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua:
Liên thức để được nhìn thấy chuyến tàu đêm đi qua sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.
Không gian yên tĩnh, tiếng trống cầm canh vang lên rồi lại tan vào khoảng không vô tận, chìm vào bóng tối.
Người trên phố đã vắng, chỉ còn hai, ba bác phu; hai, ba người cầm đèn lồng; và mấy người làm công.

Bác Siêu lên tiếng vì nhìn thấy đèn ghi.
Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc quen thuộc, nhận ra tàu sắp đến và đánh thức em dậy.
Tiếng còi xe lửa kéo dài trong đêm  không gian lúc đấy không còn tĩnh lặng.
*Hình ảnh chuyến tàu:
 Hình ảnh chuyến tàu lặp lại rất lần trong tác phẩm.
Chuyến tàu đêm là niềm vui của chị em.
+ Mang đến một thế giới khác: ánh sáng xa lạ, âm thanh nao nức, tiếng ồn ào của khách…
+ Chuyến tàu ở Hà Nội về: trở đầy ký ức tuổi thơ của hai chị em Liên, mang theo một thứ ánh sáng duy nhất, như con thoi xuyên thủng màn đêm, dù chỉ trong chốc lát cũng đủ xua tan cái ánh sáng mờ ảo nơi phố huyện buồn tẻ.
- Việc chờ tàu là việc làm hàng ngày của chị em Liên.
- Liên cố gắng thức chờ tàu vì:
+ Muốn thấy những thứ khác với cuộc sống hiện tại của hai chị em.
+ Con tàu mang đến một kỷ niệm, đánh thức hồi ức về kỷ niệm mà chị em cô đã từng được sống.
+ Giúp Liên nhìn thầy rõ hơn cuộc sống phủ đầy bóng tối hèn mọn, nghèo nàn của cuộc đời mình.
Khi tàu đi qua, sao trên trời vẫn lấp lánh, nhưng phố huyện hết náo động, chỉ còn màn đêm u tối, tiếng trống cầm canh, tiếng chó.
Mọi thứ trở lại nhịp điệu như lúc trước khi tàu đến.
* Ý nghĩa biểu tượng của chuyến tàu đêm:
Là biểu tượng của một thế giới thật, đáng sống với sự giàu sang và sự rực rỡ ánh sángĐối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm của người dân phố huyện.
Qua tâm trạng của Liên tác giả muốn lay tỉnh những người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn.
Đó là biểu tượng cho một cuộc sống nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại. Dù chỉ trong giây lát nhưng nó cũng đưa cả phố huyện thoát ra khỏi cuộc sống buồn chán, bế tắc.
*Tổng kết:
Nghệ thuật:.
– Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh, mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
– Bút pháp tương phản đối lập.
– Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng của con người.
– Ngôn ngữ giàu hình ảnh, tượng trưng.
– Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất trữ tình sâu sắc.

Ý nghĩa văn bản:
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mòn mỏi, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước cách mạng và sự trân trọng với những mong ước nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của họ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Vương Minh Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)