Tuần 10. Hai đứa trẻ
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Sâm |
Ngày 10/05/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Hai đứa trẻ thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN THĂM LỚP 11b2
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Sâm
Tiết: 35 ĐỌC VĂN
HAI ĐỨA TRẺ
(Thạch Lam)
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện lúc chiều muộn.
2. Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện khi đêm về.
3. Tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tàu lúc đêm khuya
III.Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
I.TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
Thạch Lam (1910-1942)
- Tên khai sinh Nguyễn Tường Vinh
- Em ruột của nhà văn Nhất Linh,Hoàng Đạo
thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn
- Xuất thân trong một gia đình công chức
- Sinh ra ở Hà Nội sống ở quê ngoại phố huyện Cẩm Giàng
không gian nghệ thuật trong sáng tác của ông
- Con người hiền hậu điềm đạm,tinh tế
Có biệt tài về truyện ngắn
+Truyện không có cốt truyện
+ Mỗi tác phẩm như một bài thơ trữ tình
+ Khai thác thế giới nội tâm
- Tác phẩm chính: Gió đầu mùa; Nắng trong vườn; tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường,…
`Quan điểm văn chương tiến bộ
Thạch Lam (1910-1942)
“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi 1 cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
- Xuất thân trong một gia đình công chức gốc quan lại, có truyền thống cả về văn hóa và chính trị
- Quê ngoại có ảnh hưởng lớn đến tâm hồn, khao khát sáng tạo và đường văn Thạch Lam
- Những tác phẩm chính : ( truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận, tùy bút )
2.Tác phẩm
- Xuất xứ: “Hai đứa trẻ” :Rút từ tập truyện ngắn “Nắng trong vườn” (1938)
Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam
II.ĐỌC HIỂU- VĂN BẢN
1. ĐỌC
2. Bố cục :3 phần
+ Phần 1 : “Tiếng trống thu không…nhỏ dần về phía làng.”
Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện lúc chiều muộn.
+ Phần 2 : “Trời đã bắt đầu… hằng ngày của họ.”
Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện khi đêm về.
+ Phần 3 : “An và Liên ….đầy bóng tối.”
Tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tàu lúc đêm khuya.
3/ Tìm hiểu văn bản
3.1. Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện lúc chiều tàn.
THẢO LUẬN NHÓM
NHÓM 1
Bức tranh thiên nhiên ở phố huyện lúc chiều tàn được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Nhận xét ngòi bút miêu tả cảnh thiên nhiên của Thạch Lam
NHÓM 3
Những kiếp người tàn hiện lên như thế nào ?
Nhận xét nghệ thuật khắc họa hình ảnh con người của tg?
NHÓM 2
Cảnh chợ tàn được gợi qua chi tiết nào? Nhận xét nghệ thuật miêu tả cảnh chợ tàn của tác giả?
NHÓM 4
Vậy tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện lúc chiều tàn? Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của Liên?
3/ Tìm hiểu văn bản
3.1. Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện lúc chiều tàn.
a/ Cảnh chiều tàn
Chiều, chiều rồi.
Một chiều êm ả như ru,
văng vẳng tiếng ếch nhái...
theo gió nhẹ đưa vào.
Tiếng trống thu không...
từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.
Phương tây đỏ rực như lửa cháy
mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
Dãy tre làng trước mắt đen lại
cắt hình trên nền trời.
– Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không… từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều : câu văn chậm rãi-> điểm nhịp thời gian.
+ Tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi vo ve – những âm thanh đặc trưng của làng quê-> lấy động tả tĩnh -> không khí vắng vẻ, đìu hiu, hoang vắng.
-> Miêu tả từ xa đến gần, nhỏ dần, tất cả như cộng hưởng tạo nên một bản nhạc đồng quê êm đềm
– Màu sắc: Phương tây:
+ Đỏ rực như lửa cháy
+ Đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
->Tính từ, so sánh : màu sắc rực rỡ bùng cháy trước khi tàn lụi, cảnh hoàng hôn sống động, báo hiệu một ngày đã qua.
– Đường nét: Dãy tre làng đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời (ánh hồng)-> Nghệ thuật tương phản giàu chất hội họa
=> Bằng cảm hứng lãng mạn tinh tế, câu văn giàu chất thơ gợi lên một “bức hoạ đồng quê”: yên tĩnh, bình dị, thơ mộng nhưng đượm buồn mang hồn quê Việt Nam.
b/ Cảnh chợ tàn:
Chợ họp giữa phố văn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này…
=>Bằng ngòi bút tả thực, những chi tiết giàu sức gợi, cảm nhận bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, đã gợi lên bức tranh sinh hoạt của phố huyện nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều.
C. Những kiếp người tàn tạ
- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại,
- Ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch. Để bán cho ai? Mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng có mấy chú lính lệ[2] trong huyện hay người nhà thầy thừa[3] đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào. Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm.
- Nghe câu nói tiếp theo một tiếng cười khanh khách, chị em Liên không cần ngoảnh mặt ra cũng biết là ai đã vào hàng. Đó là cụ Thi, một bà già hơi điên, vẫn mua rượu ở hàng Liên
CỦNG CỐ
1/ Phong cách viết truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam ?
2/ Tình cảm của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên và con người phố huyện?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Nắm vững kiến thức đã học
Nhóm 1: Ý nghĩa biểu tượng của chuyến tàu đêm?
Nhóm 2: Tâm trạng của Liên khi tàu đến và đi qua?
Nhóm 3: Tấm lòng của nhà văn Thạch Lam?
ĐẾN THĂM LỚP 11b2
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Sâm
Tiết: 35 ĐỌC VĂN
HAI ĐỨA TRẺ
(Thạch Lam)
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện lúc chiều muộn.
2. Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện khi đêm về.
3. Tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tàu lúc đêm khuya
III.Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
I.TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
Thạch Lam (1910-1942)
- Tên khai sinh Nguyễn Tường Vinh
- Em ruột của nhà văn Nhất Linh,Hoàng Đạo
thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn
- Xuất thân trong một gia đình công chức
- Sinh ra ở Hà Nội sống ở quê ngoại phố huyện Cẩm Giàng
không gian nghệ thuật trong sáng tác của ông
- Con người hiền hậu điềm đạm,tinh tế
Có biệt tài về truyện ngắn
+Truyện không có cốt truyện
+ Mỗi tác phẩm như một bài thơ trữ tình
+ Khai thác thế giới nội tâm
- Tác phẩm chính: Gió đầu mùa; Nắng trong vườn; tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường,…
`Quan điểm văn chương tiến bộ
Thạch Lam (1910-1942)
“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi 1 cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
- Xuất thân trong một gia đình công chức gốc quan lại, có truyền thống cả về văn hóa và chính trị
- Quê ngoại có ảnh hưởng lớn đến tâm hồn, khao khát sáng tạo và đường văn Thạch Lam
- Những tác phẩm chính : ( truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận, tùy bút )
2.Tác phẩm
- Xuất xứ: “Hai đứa trẻ” :Rút từ tập truyện ngắn “Nắng trong vườn” (1938)
Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam
II.ĐỌC HIỂU- VĂN BẢN
1. ĐỌC
2. Bố cục :3 phần
+ Phần 1 : “Tiếng trống thu không…nhỏ dần về phía làng.”
Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện lúc chiều muộn.
+ Phần 2 : “Trời đã bắt đầu… hằng ngày của họ.”
Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện khi đêm về.
+ Phần 3 : “An và Liên ….đầy bóng tối.”
Tâm trạng của Liên trong cảnh đợi tàu lúc đêm khuya.
3/ Tìm hiểu văn bản
3.1. Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện lúc chiều tàn.
THẢO LUẬN NHÓM
NHÓM 1
Bức tranh thiên nhiên ở phố huyện lúc chiều tàn được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Nhận xét ngòi bút miêu tả cảnh thiên nhiên của Thạch Lam
NHÓM 3
Những kiếp người tàn hiện lên như thế nào ?
Nhận xét nghệ thuật khắc họa hình ảnh con người của tg?
NHÓM 2
Cảnh chợ tàn được gợi qua chi tiết nào? Nhận xét nghệ thuật miêu tả cảnh chợ tàn của tác giả?
NHÓM 4
Vậy tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện lúc chiều tàn? Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của Liên?
3/ Tìm hiểu văn bản
3.1. Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện lúc chiều tàn.
a/ Cảnh chiều tàn
Chiều, chiều rồi.
Một chiều êm ả như ru,
văng vẳng tiếng ếch nhái...
theo gió nhẹ đưa vào.
Tiếng trống thu không...
từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.
Phương tây đỏ rực như lửa cháy
mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
Dãy tre làng trước mắt đen lại
cắt hình trên nền trời.
– Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không… từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều : câu văn chậm rãi-> điểm nhịp thời gian.
+ Tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi vo ve – những âm thanh đặc trưng của làng quê-> lấy động tả tĩnh -> không khí vắng vẻ, đìu hiu, hoang vắng.
-> Miêu tả từ xa đến gần, nhỏ dần, tất cả như cộng hưởng tạo nên một bản nhạc đồng quê êm đềm
– Màu sắc: Phương tây:
+ Đỏ rực như lửa cháy
+ Đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
->Tính từ, so sánh : màu sắc rực rỡ bùng cháy trước khi tàn lụi, cảnh hoàng hôn sống động, báo hiệu một ngày đã qua.
– Đường nét: Dãy tre làng đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời (ánh hồng)-> Nghệ thuật tương phản giàu chất hội họa
=> Bằng cảm hứng lãng mạn tinh tế, câu văn giàu chất thơ gợi lên một “bức hoạ đồng quê”: yên tĩnh, bình dị, thơ mộng nhưng đượm buồn mang hồn quê Việt Nam.
b/ Cảnh chợ tàn:
Chợ họp giữa phố văn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này…
=>Bằng ngòi bút tả thực, những chi tiết giàu sức gợi, cảm nhận bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, đã gợi lên bức tranh sinh hoạt của phố huyện nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều.
C. Những kiếp người tàn tạ
- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại,
- Ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch. Để bán cho ai? Mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng có mấy chú lính lệ[2] trong huyện hay người nhà thầy thừa[3] đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào. Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm.
- Nghe câu nói tiếp theo một tiếng cười khanh khách, chị em Liên không cần ngoảnh mặt ra cũng biết là ai đã vào hàng. Đó là cụ Thi, một bà già hơi điên, vẫn mua rượu ở hàng Liên
CỦNG CỐ
1/ Phong cách viết truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam ?
2/ Tình cảm của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên và con người phố huyện?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Nắm vững kiến thức đã học
Nhóm 1: Ý nghĩa biểu tượng của chuyến tàu đêm?
Nhóm 2: Tâm trạng của Liên khi tàu đến và đi qua?
Nhóm 3: Tấm lòng của nhà văn Thạch Lam?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Sâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)