Tuần 10. Đọc thêm: Lời tiễn dặn
Chia sẻ bởi Thiên hạ đệ nhất |
Ngày 09/05/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Đọc thêm: Lời tiễn dặn thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
LỜI TIỄN DẶN
Trích truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”
DÂN TỘC THÁI
- Số dân là 1.328.725 người, chiếm 1,74% dân số cả nước.
Cư trú tập trung tại các tỉnh Lai châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
PHỤ NỮ THÁI ĐEN
PHỤ NỮ THÁI TRẮNG
NHÀ Ở CỦA NGƯỜI THÁI
Khăn piêu – một vẻ đẹp độc đáo trong trang phục phụ nữ Thái
Tăng cẩu- dấu hiệu của phụ nữ đã có chồng
Múa xòe – nét văn hóa đặc sắc của người Thái
LỜI TIỄN DẶN
Trích truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Khái quát về truyện thơ dân gian
Thể loại văn vần.
Kết hợp giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình.
Phản ánh số phận người nghèo khổ và khát vọng tình yêu tự do, về hạnh phúc và công lí xã hội.
2. Truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”
(nguyên văn tiếng Thái: “Xống chụ xon xao”).
- Là một trong những truyện thơ hay nhất của dân tộc Thái và của kho tàng truyện thơ dân gian các dân tộc thiểu số ở VN.
“Hát Tiễn dặn người yêu lên, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày”
- Nội dung: phản ánh tình yêu tha thiết, thủy chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.
3. Đoạn trích “Lời tiễn dặn
- Từ đầu-> “khi goá bụa về già: Lời dặn dò của chàng trai khi anh chạy theo tiễn cô về tận nhà chồng.
- Phần còn lại: Tâm trạng của chàng trai khi chứng kiến người yêu bị nhà chồng hành hạ.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Tâm trạng của chàng trai và cô gái ở phần đầu đoạn trích.
a. Tâm trạng của cô gái:
- Hoàn cảnh của cô gái: phải về nhà chồng nhưng chưa gặp được người yêu để giã biệt.
- Hình ảnh cô gái: “vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngoái trông”, “chân bước xa lòng càng đau, nhớ”
=> tâm trạng đau khổ, mong ngóng không yên.
- Những cụm từ “tới rừng ớt”, “tới rừng cà”, “tới rừng lá ngón” kết hợp với những động từ ‘chờ”, “đợi”, “ngóng”, “trông”
=> gợi hình ảnh con đường đi xa ngái và trạng thái dùng dằng, chờ đợi của cô.
+ Hình ảnh thiên nhiên “ớt”, “cà”, “lá ngón” rât cụ thể, gần gũi với người Thái, được diễn tả theo lối tăng tiến.
=> biểu tượng cho nỗi đắng cay chất chứa trong lòng cô gái.
b. Tâm trạng, tình cảm của chàng trai khi tiễn người yêu về nhà chồng.
- Chứng kiến cảnh người yêu về nhà chồng trong nỗi đau khổ, chàng trai không muốn xa rời:
“được nhủ đôi câu anh mới đành lòng quay lại / mới chịu quay đi...”
=> chàng trai vừa ý thức được hoàn cảnh không thể thay đổi được của hai người, vừa luyến tiếc tình yêu nên không đành dứt.
- Chàng bày tỏ tình yêu tha thiết qua lời nói và cử chỉ chăm sóc ân cần, thiết tha:
“con nhỏ hãy đưa anh ẵm, bé xinh hãy đưa anh bồng... »
- Chàng hẹn ước với cô gái : Nổi bật chữ “đợi”:
+ thời gian chờ đợi được tính bằng mùa vụ: “đợi tới tháng năm lau nở,”, “đợi mùa nước đỏ cá về”, “đợi chim tăng ló hót gọi hè”.
+ thời gian chờ đợi được tính bằng cả đời người: “không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”
=> chàng trai đã ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, mọi tình huống.
“đợi” còn có nghĩa là chấp nhận thực tại không thể gần gũi, gắn bó; đợi nghĩa là chỉ còn hi vọng ở tương lai.
2. Những lời tiễn dặn ở phần cuối đoạn trích
- Hoàn cảnh: Chàng trai tiễn người yêu về tận nhà chồng, ở lại đó một thời gian, dặn dò hết lời hết lẽ để mong cô thành người dâu thảo. Nhưng anh lại phải chứng kiến cảnh người yêu bị đánh đập, hành hạ.
- Chàng trai cảm thông, săn sóc người yêu bằng những hành động chia sẻ rất mực yêu thương:
“dậy đi em”, “đầu bù anh chải cho”, “tóc rối đưa anh búi hộ”
=> ẩn chứa nỗi xót xa đau đớn còn hơn cả nỗi đau mà cô gái phải gánh chịu
- Nổi bật mong muốn cùng chết của chàng trai:
Chết ba năm hình còn treo đó
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát
Chết thành hồn, chung một mái, song song.
=> Hình ảnh cái chết được lặp lại sáu lần thể hiện khát vọng mãnh liệt được gắn bó với người yêu, thể hiện thái độ phản kháng trước hoàn cảnh.
- Những câu thơ cuối:
Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già
Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển,
Người xiểm xui, không ngoảnh không nghe.
=> Câu thơ gọn, sử dụng điệp từ, hình ảnh so sánh khẳng định khát vọng tự do yêu đương và quyết tâm trước sau như một, không gì thay đổi được của chàng trai. Khát vọng đó như được khắc sâu vào gỗ, tạc vào đá.
III. TỔNG KẾT
1. Về nội dung: Qua tâm trạng đầy đau khổ, rối bời của chàng trai và cô gái, đoạn trích đã khắc hoạ nổi bật tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.
2. Đặc sắc về nghệ thuật:
+ kết hợp tự sự và trữ tình.
+ lối diễn đạt mộc mạc, gần gũi với cách nghĩ cách cảm của người Thái, vừa rất chân tình tha thiết.
+ mượn thiên nhiên để biểu lộ tâm trạng
Trích truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”
DÂN TỘC THÁI
- Số dân là 1.328.725 người, chiếm 1,74% dân số cả nước.
Cư trú tập trung tại các tỉnh Lai châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
PHỤ NỮ THÁI ĐEN
PHỤ NỮ THÁI TRẮNG
NHÀ Ở CỦA NGƯỜI THÁI
Khăn piêu – một vẻ đẹp độc đáo trong trang phục phụ nữ Thái
Tăng cẩu- dấu hiệu của phụ nữ đã có chồng
Múa xòe – nét văn hóa đặc sắc của người Thái
LỜI TIỄN DẶN
Trích truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Khái quát về truyện thơ dân gian
Thể loại văn vần.
Kết hợp giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình.
Phản ánh số phận người nghèo khổ và khát vọng tình yêu tự do, về hạnh phúc và công lí xã hội.
2. Truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”
(nguyên văn tiếng Thái: “Xống chụ xon xao”).
- Là một trong những truyện thơ hay nhất của dân tộc Thái và của kho tàng truyện thơ dân gian các dân tộc thiểu số ở VN.
“Hát Tiễn dặn người yêu lên, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày”
- Nội dung: phản ánh tình yêu tha thiết, thủy chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.
3. Đoạn trích “Lời tiễn dặn
- Từ đầu-> “khi goá bụa về già: Lời dặn dò của chàng trai khi anh chạy theo tiễn cô về tận nhà chồng.
- Phần còn lại: Tâm trạng của chàng trai khi chứng kiến người yêu bị nhà chồng hành hạ.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Tâm trạng của chàng trai và cô gái ở phần đầu đoạn trích.
a. Tâm trạng của cô gái:
- Hoàn cảnh của cô gái: phải về nhà chồng nhưng chưa gặp được người yêu để giã biệt.
- Hình ảnh cô gái: “vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngoái trông”, “chân bước xa lòng càng đau, nhớ”
=> tâm trạng đau khổ, mong ngóng không yên.
- Những cụm từ “tới rừng ớt”, “tới rừng cà”, “tới rừng lá ngón” kết hợp với những động từ ‘chờ”, “đợi”, “ngóng”, “trông”
=> gợi hình ảnh con đường đi xa ngái và trạng thái dùng dằng, chờ đợi của cô.
+ Hình ảnh thiên nhiên “ớt”, “cà”, “lá ngón” rât cụ thể, gần gũi với người Thái, được diễn tả theo lối tăng tiến.
=> biểu tượng cho nỗi đắng cay chất chứa trong lòng cô gái.
b. Tâm trạng, tình cảm của chàng trai khi tiễn người yêu về nhà chồng.
- Chứng kiến cảnh người yêu về nhà chồng trong nỗi đau khổ, chàng trai không muốn xa rời:
“được nhủ đôi câu anh mới đành lòng quay lại / mới chịu quay đi...”
=> chàng trai vừa ý thức được hoàn cảnh không thể thay đổi được của hai người, vừa luyến tiếc tình yêu nên không đành dứt.
- Chàng bày tỏ tình yêu tha thiết qua lời nói và cử chỉ chăm sóc ân cần, thiết tha:
“con nhỏ hãy đưa anh ẵm, bé xinh hãy đưa anh bồng... »
- Chàng hẹn ước với cô gái : Nổi bật chữ “đợi”:
+ thời gian chờ đợi được tính bằng mùa vụ: “đợi tới tháng năm lau nở,”, “đợi mùa nước đỏ cá về”, “đợi chim tăng ló hót gọi hè”.
+ thời gian chờ đợi được tính bằng cả đời người: “không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”
=> chàng trai đã ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, mọi tình huống.
“đợi” còn có nghĩa là chấp nhận thực tại không thể gần gũi, gắn bó; đợi nghĩa là chỉ còn hi vọng ở tương lai.
2. Những lời tiễn dặn ở phần cuối đoạn trích
- Hoàn cảnh: Chàng trai tiễn người yêu về tận nhà chồng, ở lại đó một thời gian, dặn dò hết lời hết lẽ để mong cô thành người dâu thảo. Nhưng anh lại phải chứng kiến cảnh người yêu bị đánh đập, hành hạ.
- Chàng trai cảm thông, săn sóc người yêu bằng những hành động chia sẻ rất mực yêu thương:
“dậy đi em”, “đầu bù anh chải cho”, “tóc rối đưa anh búi hộ”
=> ẩn chứa nỗi xót xa đau đớn còn hơn cả nỗi đau mà cô gái phải gánh chịu
- Nổi bật mong muốn cùng chết của chàng trai:
Chết ba năm hình còn treo đó
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát
Chết thành hồn, chung một mái, song song.
=> Hình ảnh cái chết được lặp lại sáu lần thể hiện khát vọng mãnh liệt được gắn bó với người yêu, thể hiện thái độ phản kháng trước hoàn cảnh.
- Những câu thơ cuối:
Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già
Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển,
Người xiểm xui, không ngoảnh không nghe.
=> Câu thơ gọn, sử dụng điệp từ, hình ảnh so sánh khẳng định khát vọng tự do yêu đương và quyết tâm trước sau như một, không gì thay đổi được của chàng trai. Khát vọng đó như được khắc sâu vào gỗ, tạc vào đá.
III. TỔNG KẾT
1. Về nội dung: Qua tâm trạng đầy đau khổ, rối bời của chàng trai và cô gái, đoạn trích đã khắc hoạ nổi bật tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.
2. Đặc sắc về nghệ thuật:
+ kết hợp tự sự và trữ tình.
+ lối diễn đạt mộc mạc, gần gũi với cách nghĩ cách cảm của người Thái, vừa rất chân tình tha thiết.
+ mượn thiên nhiên để biểu lộ tâm trạng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thiên hạ đệ nhất
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)