Tuần 10. Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Chia sẻ bởi Nguyễn Bửu Em | Ngày 09/05/2019 | 122

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP
06-07
Bây giờ gió gọi anh đi/ Mặt trời đánh nhịp về tám hướng/ Từ giã cà- vạt, giày đen, lời trịnh trọng/ Anh là một với cánh đồng, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ/ Hò hát một mình, đọc những gì yêu thích, ghi chép những gì cần ghi chép/ Thế giới thật rộng, những ngả đường độ lượng/ Cho anh làm mới cuộc đời mình...
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
-Không gian mở rộng với núi rừng, biển cả.
ĐẤT NƯỚC( Nguyễn Khoa Điềm)
A-Câu hỏi:
1-Thuộc bài thơ.
2-Hòan cảnh sáng tác và chủ đề.
B-TLV:
ĐỀ 1:
Phân tích đoạn thơ :
"Em ơi em
.Nhưng họ đã làm nên Đất Nước" .
1-Nội dung đoạn thơ:
Tư tưởng Đất Nước là của nhân dân .
2-Những ý cụ thể :
-Sáu câu đầu : Truyền thống lao động xây dựng đất nước .
-Năm câu tiếp theo : Tinh thần chiến đấu bảo vệ đất nước .
-Bảy câu cuối : Sự đóng góp âm thầm của mọi người cho đất nước .
3-Nghệ thuật biểu đạt:
-Ý 1 :
+Em ơi em -> tiếng gọi tha thiết thân thương +Hình ảnh " người người lớp lớp" " cần cù lao động" -> truyền thống lao động xây dựng đất nước +Giọng thơ êm đềm như lời nhắn nhủ , cách nói khéo léo .
-Ý 2 :
+Hình ảnh " Con trai ra trận, con gái nuôi cái cùng con" -> mọi người đều góp phần đánh giặc giữ nước .
+Câu nói dân gian " đàn bà cũng đánh" -> giữ nước là trách nhiệm chung không của riêng ai .
-ý 3 :
+Số từ "biết bao" , "bốn nghìn" chỉ số đông .
+Con trai con gái -> tuổi trẻ .
+Cặp từ ngữ "sống chết , giản dị bình tâm"
=> Tinh thần cống hiến làm nên đất nước

D?2
-Phân tích đoạn thơ :
"Trong anh và em hôm nay
.Làm nên đất nước muôn đời".
(Đất nước-Nguyễn khoa Điềm)
1-N?i dung đ?an tho:
Sự hài hòa, gắn bó giữa con người và đất nước.
2-Phân tích cụ thể:
-Sự hài hòa gắn bó giữa cái chung và cái riêng trong cách cảm nhận về đất nước( 6 câu đầu)
-Niềm tin tưởng vào tương lai đẹp đẽ đất nước (3 câu)
-Mỗi con người đều phải có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng đất nước( 4 câu cuối)
3-Nghệ thuật biểu đạt:
-Từ "Đất Nước" viết hoa và lặp lại nhấn mạnh chủ đề.
-Thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn diễn đạt mạch cảm xúc dàn trãi.


-Từ hô gọi "em ơi em" bộc lộ tình cảm tha thiết.
-Kết hợp bút pháp chính luận và trữ tình
-A�n dụ "tháng ngày mơ mộng", "máu xương".
-Hình ảnh "vẹn tròn", to lớn"-> đất nước mênh mông, giàu đẹp.
-Hình ảnh "hai đúa cầm tay, cầm tay mọi người"-> đoàn kết, gắn bó.
-Giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, nhiều cảm xúc, suy tư.

Đề 3 : Trong bài thơ " Đất Nước" , Nguyễn khoa Điềm viết : " Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại" . Em hãy chứng minh điều đó qua nghệ thuật sử dụng văn học dân gian của tác giả trong bài thơ .
1-Nội dung đề:
-Tư tưởng đất nước là của nhân dân, là của ca dao thần thọai
-Nghệ thuật sử dụng VHDG.
2-Phân tích cụ thể:
a-Đất nước là của nhân dân:
-Cần cù làm lụng làm ra đất nước:
+Đất nước hình thành từ trong lao động.
"Cái kèo..dần sàng"
+Đất nước trường tồn và phát triển.
"Họ giữ.trồng cây hái trái"
+Ca dao khẳng định công sức lao động.
"Cầm vàng .."
-Chiến đấu bảo vệ đất nước:
+Tinh thần chống ngọai xâm:
"khi có giặc."
+Truyền thống đánh giặc:
"Đất nước lớn lên."
+Trường kì kháng chiến:
"Biết trồng tre..không sợ dài lâu"
b-Đất nước là của ca dao thần thọai:
-Nguồn gốc đất nước-> huyền thọai LLQ và A�u Cơ.
-Ca dao thần thọai -> VHDG-> do nhân dân sáng tác, phản ánh tâm hồn, trí tuệ người dân:
+Chung thủy
+Tình yêu trong sáng.
+Lối sống cao thượng, đẹp đẽ.
3-Nghệ thuật biểu đạt:
Vận dụng linh họat tài hoa văn học dân gian.
-Ca dao.
-Tục ngữ.
-Thành ngữ.
-Thần thọai.
-Huyền thọai.
Đề 4:
Phân tích cảm nhận của tác giả về đất nước.
1-Nội dung đề:
Những cảm nhận của tác giả về đất nước.
2-Phân tích cụ thể:
a-Cảm nhận chung:
Đất nước là những gì rất bình dị ,gần gũi, thân thiết và cần thiết trong cuộc sống mỗi người.
b-Cảm nhận theo các bình diện:
-Về mặt chiều dài lịch sử:
+Huyền thọai LLQ ->truyền thuyết vua Hùng
+Những di tích lịch sử.
+Bao con người cống hiến máu xương, chiến đấu bảo vệ đất nước.
-Về mặt địa lí:
+Những rừng biển rộng dài.
+Những danh lam thắng cảnh.
+Mỗi địa danh bình dị gắn cuộc đời của mỗi người dân.
-Về mặt văn hóa phong tục:
+Những phong tục tập quán ngàn đời (ăn trầu, bới tóc, miếng trầu.
+Đất nước hiện lên từ ca dao, cổ tích, thần thọai.
+Tâm hồn trí tuệ của người dân.

3-Nghệ thuật biểu đạt:
-Sử dụng tinh tế nhiều thi liệu của VHDG.
-Nhà thơ khai thác mặt trữ tình của văn học dân gian, từng hình ảnh là sự bay bổng của trí tưởng tượng , khơi gợi những tình cảm yêu thương, kính phục ...đối với đất nước.
SÓNG (Xuân Quỳnh)
A-Câu hỏi:
1-Viết thuộc lòng bài thơ.
2-Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề?
3-Tâm hồn người phụ nữ đang yêu được biểu hiện như thế nào trong bài thơ?
4-Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ ?
Đề 1:
Phân tích đọan thơ:
"Trước muôn trùng sóng bể..
.Hướng về anh một phương"
Đề 2:
Cảm nhận của anh chị về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng (Sóng-Xuân Quỳnh).

1-Nội dung đề:
-Hình tượng Sóng.
-Cảm nhận tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
2-Phân tích cụ thể:
a-Hình tượng sóng:
-Hình tượng ẩn dụ chỉ tình yêu.
-Sóng và em, tuy hai mà một, đan xen, song song tồn tại, diễn tả sâu sắc khát vọng tình yêu.
-Sóng là tình yêu được nói lên từ người phụ nữ mở ra sự liên tưởng phong phú và đa dạng.
b-Cảm nhận về tâm hồn người phự nữ trong tình yêu: (xem đề cương)
3-Nghệ thuật đặc sắc:( xem đề cương).

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bửu Em
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)