Tuần 10. Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Chia sẻ bởi Kim Loan | Ngày 09/05/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

NGUYỄN KHOA ĐIỀM
I/ Tác giả :
- Sinh 1943 , tại tỉnh Thừa Thiên Huế., trong gia đình trí thức CM
- NKĐ là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì k/c chống Mỹ .
- Từng giữ chức Tổng thư kí hội nhà văn VN , bộ trưởng bộ VHTT.
- Hiện nay là truởng ban Tư tưởng –VH TW
- Thơ NKĐ giàu chất suy tư , xúc cảm dồn nén , thể hiện ý thức của tuổi trẻ về vai trò , trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đáu và nhậ thức sâu sắc về đất nước , nhân dân qua những trải nghiệm của mình.
TP tiêu biểu: Tập thơ “ Đất ngoại ô ” , trường ca “mặt đường khát vọng” …

Nỗi buồn thăm thẳm, chỉ có anh biết được

Chỉ có anh đếm được bằng tay

những đốt sống

Và xương sườn của mình

Trước kết cục bụi bặm


Chén rượu đánh lừa cơn mỏi,

cơn đau

Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu

Đánh lừa thuồng luồng, xăm mình,

xăm mặt

Đánh lừa thằng giặc là truyện

trạng Quỳnh

Nhưng lạ lùng sao nhân dân ta

thông minh

Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích

Ta lớn lên với niềm tin chân thật…
Chúng ta, kẻ không may mắn

Rồi cũng nhập vào dòng chảy của

điều tốt đẹp

Dòng nước sẽ rửa sạch sự đớn hèn

Dẫu có khi đã nhường lời cho bọn

khoác lác…

Tôi bỗng hiểu. Cuộc đời thật khó!

Thèm một bàn tay đặt lên vầng trán

- Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ thì nằm trên lưng

- Phía em phía của quê nhà

Nắng là tóc mẹ, xanh là áo em…

Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng,
Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành.
Nỗi buồn đánh thức hi vọng
Giữa thế giới không nhiều may mắn,
Ta học cách vừa lòng với mình,
Chia sẻ sự bình tâm của cỏ.
Có khi giữa đêm chợt thức
Bồng bềnh ý nghĩ xót xa.
Mình còn có thể, không thể?
Thăm thẳm ngày xưa bình an,
Vời vợi ngày mai chói nắng.

II/ Đoạn trích “ Đất nước”
1/ Xuất xứ :
- Trích phần đầu của chương V trong trường ca “ mặt đường khát vọng ”
- Tác giả viết nhằm thức tỉnh tuổi trẻ thành thị miền Nam vùng địch tạm chiếm nhận rõ bộ mặt xâm lược của Mỹ , hướng về nhân dân ,TQ , cội nguồn , để ý thức về sứ mệnh của mình .
2/ Chủ đề :
Qua sự cảm nhận đất nước về nhiều phương diện , tác giả kêu gọi ý thức , trách nhiệm của mọi người đối với đất nước.


III/ Đọc - hiểu :
1/ Quá trình hình thành và trưởng thành của đất nước, kêu gọi ý thức trách nhiệm đối với ĐN.
(Từ khi ta lớn lên …làm ảnh ĐN qua sự cảm nhận của nhà thơ .
- Cảm nên ĐN muôn đời )
Hình nhận từ phương diện VHDG và Văn Hoá DG.
ĐN bắt đầu từ những gì gần gũi , thân thuộc , bình dị nhất trong đsống VC , tâm hồn của con người… ĐN ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình chúng ta : chuyện ngày xưa mẹ kể
 Gợi phương diện VHDG .

- Cảm nhận ĐN ở phương diện KG , TG , địa lí và LS :
+ TG đằng đẵng .
+ KG mênh mông .
+ Chiều dài , chiều sâu của LS : Từ huyền thoại LLQ và Âu Cơ , truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ
+ Từ KG rộng lớn đến KG gần gũi với đời sống con người :rừng –biển-núi –sông –tình yêu đôi lứa …
+ KG sinh tồn của cộng đồng dt qua bao thế hệ ( nơi dân mình đoàn tụ - ai đã khuất – ai bây giờ - dặn dò con cháu chuyện mai sau).
_ Cảm nhận trong sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng , cá nhân và dân tộc , thế hệ này với thế hệ khác .ĐN không ở đâu xa xôi mà kết tinh , hoá thân ngay trong cs con người  Mỗi người phải có trách nhiệm gìn giữ ĐN và truỳên lại cho thế hệ sau.


- Từ những phong tục tập quán , đạo lí của dt
+ Míếng trầu bà ăn  gợi chuyện cổ tích .
+ Dân mình trồng tre đánh giặc  gợi chuyện Thánh Gióng , nhớ quá trình đấu tranh , bảo vệ đất nước .
+ Tóc mẹ bới sau đầu
+ Tình nghĩa thuỷ chung gắn bó của cha mẹ : gừng cay , muối mặn .
+ Từ cuộc sống lao động lam lũ và xây dựng của con người : hạt gạo ăn hằng ngày đến cái kèo , cài cột …


2/ Đất nước của nhân dân :
( Những người vợ nhớ chồng …trăm dáng sông xuôi).
- ĐN của nhân dân , đây là đóng góp sâu sắc thêm ý niệm về ĐN thời kì k/c chống Mỹ cứu nước .
- Cảm nhận ĐN ở phương diện chiều sâu và là 1 phát hiện mới mẻ :
+Cảnh vật TN kì thú gắn liền với đời sống dân tộc, được nhiều thế hệ , lớp người đi trướ`c cảm thụ qua tâm hồn , LS của DT : núi Vọng Phu , hòn Trống Mái, núi Con Cóc , núi Con Gà…
Tác giả đi đến khái quát sâu sắc : đâu trên ĐN ta cũng bắt gặp bóng hình , niềm ao uớc , lối sống của cha ông …họ đã hi sinh cả cuộc đời để làm nên ĐN.
- Khi nghĩ về 4000 năm của ĐN tg nhấn mạnh những con nguời vô danh , bình dị .
Họ gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị Văn Hoá.
Tư tưởng cốt lõi và cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình là : ĐN này là của nhân dân .
- TG nên định nghĩa về ĐN thật giản dị ,độc đáo: ĐN của ca dao thần thoại …
- Chọn 3 dẫn chứng trong ca dao để dẫn chứng :
+ Say đắm trong TY : yêu em từ thuở trong nôi .
+ Quý trọng tình nghĩa :quý công cầm vàng những ngày lặn lội …
+ Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu : biết trồng tre đợi ngày thành gậy …


Qua đoạn trích NKĐ góp thêm thành công trong dòng thơ về ĐN thời k/c chống Mỹ , nhận thức sâu sắc và thấm thía hơn vai trò của nhân dân trong cuộc chiến lâu dài và ác liệt .
3/ Nghệ thuật :
- ĐN viết hoa: thể hiện thái độ trân trọng
- Tách 2 thành tố Đất và Nước như soi chiếu trong nhiều quan hệ để cảm nhận ĐN sâu hơn.
- Xưng hô gần gũi , thân thương( anh –em –ta).
- Vận dụng CD-DC 1 cách sáng tạo , không lặp lại mà chỉ gợi nhớ đến câu ca dao.
- Thể thơ tự do , phù hợp với tình cảm và mạch suy nghĩ , không gò bó bởi vần nhịp .
- Đoạn thơ kết hợp nhuần nhị giữa cảm xúc và suy nghĩ , trữ tình và chính luận.


IV / Tổng kết :
Thơ trữ tình mang màu sắc sử thi , đưa người đọc vào TG bay bổng của VHDG nhưng lại mới mẻ và hiện đại .Bằng nhiều hình ảnh gợi cảm , biểu tượng độc đáo có sức gợi liên tưởng NKĐ đã khơi gợi những truyền thống tốt đẹp của dt : chịu thuơng , chịu khó , ân tình , thuỷ chung , dũng cảm , kiên cường …
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kim Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)